moitruongplus Nhiều năm qua, kênh Rạch Dược, huyện Đông Hải bị ô nhiễm nghiêm trọng.
Ô nhiễm vì rác và nước thải sinh hoạt
Kênh Rạch Dược, dài khoảng 800m, là con kênh thoát nước cho khu vực chợ Gành Hào, huyện Đông Hải, tỉnh Bạc Liêu. Thực tế, nhiều năm qua, tình trạng các hộ dân xây dựng lấn kênh rất nhiều, làm hạn chế dòng chảy. Song song đó, tình trạng xả rác xuống kênh cũng gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.
Người dân cho biết, sau khi lấp mất đầu nguồn, con rạch được coi là "Thị Nghè" của Gành Hào đang dần bị bức tử. Các hộ dân thì có nhiều ý kiến trái chiều, người muốn lấp, người muốn khơi dòng.... vì tình trạng nặng mùi kéo dài suốt nhiều năm qua.
Dòng kênh bị nghẽn bởi rác và công trình xây dựng lấn kênh.
Ông Huỳnh Văn Hẳng, ngụ ấp 2, thị trấn Gành Hào cho biết: "Hai chục năm trước, con kênh Rạch Dược rất rộng, là nơi thoát nước cho toàn khu vực này. Tuy nhiên, dân mỗi ngày một đông nên mỗi người lấn một chút ra kênh, riết rồi con kênh còn có chút xíu". Ghi nhận thực tế, nơi đầu nguồn của con kênh này rất khó nhận ra. Cứ sau mỗi trận mưa, đường sá nơi đây bị ngập cục bộ, nước không thể thoát kịp. Còn con kênh thì bị nghẽn lại bởi rác và bốc mùi nồng nặc.
Theo quan sát, đoạn đầu nguồn đã bị lấp khoảng 100m, nhà mọc lên san sát. Chú Bình, ngụ ấp 2, thị trấn Gành Hào, cho biết, do nhu cầu thực tế của các hộ dân, mạnh ai nấy xây dựng, bất chấp sự can thiệp của chính quyền và ngành chức năng. Rác thải tồn đọng dày đặc hai bên bờ kênh, kèm theo đó là mùi hôi thối nồng nặc bốc lên bởi rác và nước thải sinh hoạt. Người dân sinh sống quanh khu vực luôn phải chịu đựng cảnh tượng này trong suốt khoảng thời gian dài, tình trạng sức khỏe bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Đầu nguồn kênh Rạch Dược đã bị lấp, nhà cửa mọc lên san sát.
Gia đình chú Bình bức xúc trước tình trạng con kênh Rạch Dược đang bị ô nhiễm nặng.
Phương án nào cho kênh Rạch Dược?
Trao đổi với Môi trường và Đô thị điện tử, ông Hà Triều Dương - Bí thư thị trấn Gành Hào cho biết, chính quyền có lắng nghe ý kiến từ người dân về tình trạng ô nhiễm tại kênh Rạch Dược. "Quan điểm của địa phương là dùng phương án lấp con kênh này và làm cống. Sau khi lấp sẽ làm con lộ rộng 7m, tạo điều kiện cho người dân làm ăn sinh kế cũng như thuận tiện cho việc thông thương, phòng cháy chữa cháy. Vì ghi nhận thực tế, địa phương thường xuyên nạo vét nhưng chỉ được vài tháng lại trở về tình trạng cũ vì vấn nạn xả rác”, ông Dương chia sẻ.
Còn ông Huỳnh Tấn Khanh, Trưởng phòng Tài nguyên Môi trường huyện Đông Hải, cho biết: "Phía huyện đã có phương án để xử lý tình trạng của con kênh này, sắp tới sẽ tiến hành nạo vét và làm đường kết hợp bờ kè cho hai bên bờ kênh. Riêng với việc xây dựng lấn chiếm kênh thì giao cho địa phương quản lý, đồng thời tăng cường tuyên truyền nâng cao ý thức người dân về bảo vệ môi trường, không để tiếp diễn tình trạng mạnh ai nấy xả rác xuống kênh Rạch Dược”.
Điểm cuối dòng kênh Rạch Dược đổ ra cửa sông Gành Hào giờ chỉ là dòng nước nhỏ.
Cống Rạch Dược đã hoàn thành để kiểm soát thủy triều.
Với thực tế của kênh Rạch Dược như vậy, để giải bài toán môi trường thật không dễ. Nước, rác thải cùng tình trạng san lấp trái phép khiến dòng kênh bị bức tử. Cần sớm cải thiện tình trạng này để Gành Hào có một bộ mặt hiện đại, văn minh. Muốn vậy, phải có chế tài xử phạt đủ sức răn đe. Ngoài ra, phải giám sát việc thực thi pháp luật về bảo vệ môi trường. Không chỉ phạt tiền, cần thay đổi nhận thức của người dân.
Bên cạnh đó, quy hoạch, sắp xếp lại không gian quanh các con kênh và điều chỉnh hoạt động của người dân xung quanh các dòng kênh. Đây cũng là một trong những phần việc quan trọng để sớm đưa Gành Hào đạt chuẩn đô thị loại IV.
Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Hà Nội, ông Lê Hồng Sơn, vừa ký Công văn số 3061/UBND-NC yêu cầu khắc phục 30 công trình đã đưa vào hoạt động nhưng chưa được nghiệm thu phòng cháy, chữa cháy.
Sau loạt bài phản ảnh của Môi trường và Đô thị Việt Nam về tình trạng ô nhiễm môi trường tại cơ sở tái chế phế liệu nhựa tại 2/47/11 Phan Văn Bảy, Ấp 1, xã Hiệp Phước, huyện Nhà Bè gây ra, Chủ tịch UBND huyện Nhà Bè đã chỉ đạo buộc di dời.
Hiện nay, tại xã Thanh Hải, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương đang tồn tại rất nhiều bất cập trong việc mua và sử dụng thùng đựng rác 3 ngăn để phục vụ cho việc phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn.
Theo thống kê mới nhất cập nhật tình hình thiệt hại sau bão số 3, Quảng Ninh (23.770 tỉ đồng) và Hải Phòng (11.000 tỉ đồng) tổng thiệt hại 34.770 tỉ đồng.
Ngày 16/9, Bộ Y tế Sudan cho biết nước này đã ghi nhận hơn 9.500 ca mắc bệnh tả, trong đó có 315 ca tử vong.
Công tác khắc phục thiệt hại do bão số 3 gây ra đang được tỉnh Quảng Ninh thực hiện quyết liệt, tích cực, kịp thời, từng bước khôi phục lại sản xuất và đời sống nhân dân.