moitruongplus Do bị công ty nợ lương 4 tháng liên tục, nhiều tài xế, nhân viên xe buýt Quảng An ở TP Đà Nẵng đã tiếp tục lãn công, đòi quyền lợi. Trước đó, đã rất nhiều lần nhân viên ở đây lãn công vì lý do này.

Ngày 8/6, hàng chục tài xế, phụ xe, nhân viên bán vé các tuyến xe buýt trợ giá Đà Nẵng do Công ty Công ty CP Công nghiệp Quảng An 1 tại Đà Nẵng vận hành, đã tổ chức lãn công, đòi quyền lợi. Tất cả tập trung tại Trạm xe buýt Xuân Diệu (quận Hải Châu) chờ để được giải quyết tiền lương và chế độ bảo hiểm mà công ty này đã nợ kéo dài 4 tháng nay. Hàng chục chiếc xe buýt cũng nằm im lìm trong bãi đậu xe.

Theo ông Nguyễn Văn Dũng (SN 1968, trú quận Hải Châu, Đà Nẵng), ông làm tài xế cho công ty từ những ngày đầu mới thành lập, mức lương của anh tầm khoảng 8 triệu đồng/tháng. Tuy nhiên, từ đầu năm đến nay, công ty Quảng An chỉ mới trả được lương tháng 1. Còn các tháng 2,3,4,5 vẫn còn đang nợ.


Rất đông tài xế, nhân viên xe buýt Quảng An 1 tập trung trước Trạm xe buýt Xuân Diệu (Đà Nẵng) để lãn công, đòi quyền lợi. Ảnh: Nguyễn Thúy

"Chúng tôi làm lái xe, nguồn sống chủ yếu nhờ vào đồng lương nhưng đến nay 4 tháng rồi mà công ty chưa trả đồng nào. Cuộc sống cả gia đình bây giờ quá khó khăn. Bức xúc lắm, không thể gắng được nữa nên chúng tôi mới lãn công thế này", ông Dũng thở dài nói.

Tương tự, chị Nguyễn Thị Kim Dung (SN 1973, trú Cẩm Lệ, Đà Nẵng) buồn rầu cho biết, chị làm nhân viên thu vé cho xe buýt Quảng An 1 từ năm 2019, lương 5 triệu đồng/tháng. Hiện tôi cũng bị nợ 4 tháng lương rồi.

"Tôi đi làm từ 5 giờ sáng đến 20 giờ tối mới về, nhưng không hề nhận được đồng lương nào cả. Công ty cứ nợ lương rồi hẹn ngày trả nhưng vẫn không chịu trả khiến mọi chi phí sinh hoạt của gia đình tôi bị đảo lộn, khó khăn chồng khó khăn. Bây giờ tôi chỉ biết lãn công và gửi đơn lên các cấp nhờ can thiệp", chị Dung chia sẻ.

Các tài xế, nhân viên ở đây cho biết thêm, hiện có hơn 100 người là tài xế, phụ xe, nhân viên,... đang bị nợ lương. Cứ mỗi lần lãn công thì công ty sẽ trả lương "nhỏ giọt" cho một vài người. Điều này đã gây nên nhiều khó khăn, bất ổn cho đời sống của họ và gia đình. Đáng nói, đây không phải lần đầu tiên Quảng An 1 nợ lương của họ mà từ nhiều năm trước đã xảy ra tình trạng như vậy.


Hàng dài danh sách người lao động bị Công ty Quảng An 1 nợ lương suốt nhiều tháng nay. Ảnh: Nguyễn Thúy

Liên quan sự việc này, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội TP Đà Nẵng cho biết, tình trạng Công ty CP Quảng An 1 nợ lương công nhân xảy ra liên tục, kéo dài nhiều năm nay. Đơn vị đã nhiều lần đứng ra giải quyết đòi quyền lợi cho người lao động nhưng được vài tháng, công ty này lại tiếp tục nợ lương.

Ngoài ra, hiện nay tuyến xe buýt này đầu tư không hiệu quả và Ủy ban nhân dân TP Đà Nẵng đã giao cho Sở Giao thông vận tải chủ trì nghiên cứu phương án khai thác. Đồng thời, Ủy ban nhân dân thành phố cũng giao Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tiếp tục đòi quyền lợi cho người lao động nếu xảy ra tình trạng nợ lương.

Theo tìm hiểu của PV Môi trường và Đô thị Việt Nam, tháng 12/2016, Công ty Cổ phần Công nghiệp Quảng An 1 đã trúng thầu và trở thành đơn vị vận hành khai thác mạng lưới xe buýt nội thị Đà Nẵng với 5 tuyến, tổng chiều dài mạng lưới xe buýt là 92,35km.


Xe buýt nằm dài trong bãi đậu xe vì Công ty Quảng An 1 nợ lương nhân viên 4 tháng liền. Ảnh: Nguyễn Thúy

Từ năm 2017 đến nay, việc thanh toán tiền trợ giá cho Công ty Quảng An 1 luôn được thực hiện đúng thời hạn hàng tháng, chi trả đúng và đủ trên cơ sở thực tế. Số thanh toán cho 11 tuyến buýt trợ giá chỉ tính từ tháng 1/2017 đến tháng 5/2022 là gần 138 tỷ đồng. Dù việc thanh toán trên luôn thực hiện đúng thời hạn, tuy nhiên Công ty Quảng An 1 thường xuyên nợ lương, nợ BHXH của tài xế, nhân viên phụ xe.

Theo Bảo hiểm xã hội TP Đà Nẵng, Công ty CP Quảng An 1 thường xuyên góp mặt trong danh sách các đơn vị nợ BHXH, BHYT, BHTN kéo dài. Tính đến 30/4/2023, doanh nghiệp này nợ khoảng hơn 7,2 tỷ đồng tiền chậm đóng (không bao gồm nợ lãi) các khoản nêu trên.

Theo Môi trường và Đô thị

Các tin khác

trểt
rẻ
rewrew
fewef

Hà Nội: Yêu cầu khắc phục 30 công trình chưa được nghiệm thu về phòng cháy, chữa cháy

Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Hà Nội, ông Lê Hồng Sơn, vừa ký Công văn số 3061/UBND-NC yêu cầu khắc phục 30 công trình đã đưa vào hoạt động nhưng chưa được nghiệm thu phòng cháy, chữa cháy.

Chủ tịch huyện Nhà Bè chỉ đạo di dời cơ sở tái chế phế liệu gây ô nhiễm

Sau loạt bài phản ảnh của Môi trường và Đô thị Việt Nam về tình trạng ô nhiễm môi trường tại cơ sở tái chế phế liệu nhựa tại 2/47/11 Phan Văn Bảy, Ấp 1, xã Hiệp Phước, huyện Nhà Bè gây ra, Chủ tịch UBND huyện Nhà Bè đã chỉ đạo buộc di dời.

Hải Dương: Xã Thanh Hải mua thùng đựng rác 1 đằng sử dụng 1 nẻo (Bài 2)

Hiện nay, tại xã Thanh Hải, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương đang tồn tại rất nhiều bất cập trong việc mua và sử dụng thùng đựng rác 3 ngăn để phục vụ cho việc phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn.

Hỗ trợ cán bộ, công nhân vệ sinh môi trường Hải Phòng bị ảnh hưởng bão số 3

Theo thống kê mới nhất cập nhật tình hình thiệt hại sau bão số 3, Quảng Ninh (23.770 tỉ đồng) và Hải Phòng (11.000 tỉ đồng) tổng thiệt hại 34.770 tỉ đồng.

Sudan: Dịch tả hoành hành khiến 315 trường hợp tử vong

Ngày 16/9, Bộ Y tế Sudan cho biết nước này đã ghi nhận hơn 9.500 ca mắc bệnh tả, trong đó có 315 ca tử vong.

Quảng Ninh từng bước khôi phục lại sản xuất và đời sống nhân dân sau bão

Công tác khắc phục thiệt hại do bão số 3 gây ra đang được tỉnh Quảng Ninh thực hiện quyết liệt, tích cực, kịp thời, từng bước khôi phục lại sản xuất và đời sống nhân dân.