moitruongplus Không thủ tục pháp lý về môi trường, không có giấy phép hoạt động kinh doanh có điều kiện nhưng bãi phế liệu Thuận Phát vẫn hoạt động nhiều năm qua, bất chấp người dân và báo chí phản ánh.
Trong thời qua, toà soạn Môi trường và Đô thị Việt Nam nhận được nhiều phản ánh từ nhiều hộ dân sinh sống và cũng như tham gia giao thông trên tuyến đường Bùi Thị Xuân thuộc địa bàn phường An Phú, TP. Thuận An về việc bãi phế liệu Thuận Phát tại địa chỉ 118B/1 khu phố 1A, phường An Phú, TP. Thuận An hoạt động trái phép, gây ô nhiễm môi trường trong nhiều năm qua.
Bãi phế liệu Thuận Phát tại địa chỉ 118B/1 khu phố 1A, phường An Phú, TP. Thuận An hoạt động trái phép, gây ô nhiễm môi trường.
Qua tìm hiểu và xác minh thông tin, toà soạn đã phản ánh vấn đề trong bài viết: "Thuận An - Bình Dương: Ô nhiễm môi trường từ bãi tập kết phế liệu trong khu dân cư” và "Thuận An - Bình Dương: Vì sao cơ quan chức năng không xử lý bãi tập kết phế liệu gây ô nhiễm?”. Tuy nhiên đến nay, bãi phế liệu vẫn ngang nhiên hoạt động và chính quyền TP Thuận An và phường An Phú vẫn chưa vào cuộc xử lý.
Để rộng đường dư luận, tháng 12/2022, PV đã liên hệ làm việc với UBND phường An Phú để có thông tin đa chiều, khách quan tình trạng trên. Sau gần hai tháng chờ đợi, phường An Phú cho biết, bãi phế liệu Thuận Phát không có các giấy phép phê duyệt chấp thuận hoạt động, cũng như các giấy xác nhận phê duyệt công tác bảo vệ môi trường và đặc biệt giấy phép hoạt động có điều kiện. Tại buổi làm việc, phường An Phú chỉ cung cấp cho PV giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy đăng kí kinh doanh và cơ sở thu mua phế liệu này cũng không có các giấy phép nào khác.
Tuy nhiên, theo ghi nhận thực tế của PV vào đầu tháng 6/2023, cơ sở thu mua phế liệu Thuận Phát vẫn ngang nhiên hoạt động, gây ô nhiễm môi trường mà không có sự kiểm tra, giám sát của cơ quan chức năng địa phương.
Để phục vụ cho hoạt động kinh doanh phế liệu, chủ bãi đã tự ý xây dựng, lặp đặt trạm cân trái phép để phục vụ cân trọng tải mua bán phế liệu, và còn có cả máy kẹp cỡ lớn hoạt động phục vụ kẹp bốc dỡ phế liệu lên các xe tải lớn. Sự việc này được người tham gia giao thông phản ánh nhiều lần về hotline của chúng tôi để kiến nghị phản ánh lên chính quyền địa phương để xử lý.
Tại thời điểm ghi nhận, cơ sở tập kết, thu gom phế liệu Thuận Phát, các "mặt hàng” phế liệu từ sắt vụn, chai thùng các loại... chất thành đống lộn xộn, để tràn lan. Điều này đã gây nên tình trạng ô nhiễm môi trường, làm mất mỹ quan đô thị, mất an toàn giao thông, hư hỏng đường sá, nguy cơ cháy nổ rất cao khi không đảm bảo công tác PCCC.
Điều đáng nói là cơ sở thu mua phế liệu này lại nằm ngay cạnh đường, trong khu dân cư đông đúc. Xe tải lớn ra vào ngổn ngang đã ảnh hưởng không nhỏ và tiềm ẩn nhiều nguy cơ tai nạn cho người tham gia giao thông khi lưu thông qua tuyến đường Bùi Thị Xuân, đoạn qua Khu phố 1A, phường An Phú.
Bất chấp người dân và báo chí phản ánh nhưng chính quyền TP Thuận An không vào cuộc xử lý, khiến người dân bức xúc.
Dẫu biết rằng hoạt động thu mua phế liệu là một trong những hình thức kinh doanh góp phần làm sạch môi trường, tiết kiệm nguồn tài nguyên. Nhưng việc bãi phế liệu Thuận Phát hoạt động trái phép, không tuân thủ các quy định về kinh doanh, môi trường, phòng chống cháy nổ (PCCN), gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe các hộ dân xung quanh, mất mỹ quan trong khu vực dân cư… là những mặt trái đang hiện hữu.
Từ nhiều năm nay, nghề buôn bán và thu mua phế liệu được xem là nghề thu lợi cao, tình trạng các cơ sở kinh doanh phế liệu mọc lên "như nấm”. Tuy nhiên, sự lỏng lẻo trong quản lý, công tác phối hợp kiểm tra giám sát các cơ sở thu mua phế liệu trên địa bàn giữa UBND các xã, phường và các phòng, ban chuyên môn còn hạn chế, chưa được coi trọng, ở nhiều địa phương việc kiểm tra, xử lý vẫn chưa được quan tâm đúng mức. Câu hỏi đặt ra: Cơ quan nào sẽ chịu trách nhiệm giám sát và quản lý việc thu mua phế liệu khi có sự cố cháy nổ xảy ra?!
Các mặt hàng phế liệu từ sắt vụn, chai thùng các loại... chất thành đống lộn xộn, để tràn lan.
Theo Luật Bảo vệ môi trường 2020 có hiệu lực ngày 1/1/2022, việc kinh doanh phế liệu phải được lập kế hoạch bảo vệ môi trường. Đối với phương án đầu tư sản xuất, kinh doanh dịch vụ quy mô hộ gia đình được UBND cấp huyện ủy quyền bằng văn bản, UBND cấp xã xác nhận kế hoạch bảo vệ môi trường. Có nghĩa, theo luật định, hầu hết các cơ sở thu mua phế liệu hiện nay trên địa bàn tỉnh đều do cấp huyện, thành, thị và UBND cấp xã, phường trực tiếp quản lý.
Để đảm bảo thượng tôn pháp luật, đề nghị, UBND TP. Thuận An; Sở Tài nguyên và Môi trường Bình Dương cần chỉ đạo các ngành chức năng tăng cường kiểm tra, giám sát chặt chẽ công tác thực hiện Luật Bảo vệ môi trường đối với các cơ sở kinh doanh thu mua, tái chế phế liệu trên địa bàn TP Thuận An nói chung và cơ sở Thuận Phát nói riêng.
Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Hà Nội, ông Lê Hồng Sơn, vừa ký Công văn số 3061/UBND-NC yêu cầu khắc phục 30 công trình đã đưa vào hoạt động nhưng chưa được nghiệm thu phòng cháy, chữa cháy.
Sau loạt bài phản ảnh của Môi trường và Đô thị Việt Nam về tình trạng ô nhiễm môi trường tại cơ sở tái chế phế liệu nhựa tại 2/47/11 Phan Văn Bảy, Ấp 1, xã Hiệp Phước, huyện Nhà Bè gây ra, Chủ tịch UBND huyện Nhà Bè đã chỉ đạo buộc di dời.
Hiện nay, tại xã Thanh Hải, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương đang tồn tại rất nhiều bất cập trong việc mua và sử dụng thùng đựng rác 3 ngăn để phục vụ cho việc phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn.
Theo thống kê mới nhất cập nhật tình hình thiệt hại sau bão số 3, Quảng Ninh (23.770 tỉ đồng) và Hải Phòng (11.000 tỉ đồng) tổng thiệt hại 34.770 tỉ đồng.
Ngày 16/9, Bộ Y tế Sudan cho biết nước này đã ghi nhận hơn 9.500 ca mắc bệnh tả, trong đó có 315 ca tử vong.
Công tác khắc phục thiệt hại do bão số 3 gây ra đang được tỉnh Quảng Ninh thực hiện quyết liệt, tích cực, kịp thời, từng bước khôi phục lại sản xuất và đời sống nhân dân.