moitruongplus Là nơi tập trung khối lượng nông phẩm khổng lồ lên đến hàng trăm tấn mỗi ngày, chợ Đầu mối Nông sản thực phẩm Hóc Môn nhiều năm nay luôn trong tình trạng rác thải bủa vây, từ bao bì nilon, rau củ quả hư thối… cho đến nguồn nước thải từ các hàng thịt, cá.
Tiếp nhận hàng trăm tấn nông phẩm mỗi ngày nên việc xả rác ở Chợ đầu mối Nông sản Thực phẩm Hóc Môn là điều khó tránh khỏi.
Theo phản ánh của bạn đọc tới toà soạn Môi trường và Đô thị Việt Nam, Chợ đầu mối Nông sản thực phẩm Hóc Môn (xã Xuân Thới Đông, huyện Hóc Môn, TP. HCM) đang bị rác bủa vây và bốc mùi hôi thối, đặc biệt là khu bán hải sản. Điều này không chỉ gây ra ô nhiễm môi trường xung quanh mà còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ về an toàn thực phẩm, phát sinh các nguồn bệnh dịch từ rác thải khi các mặt hàng thực phẩm được bày bán ngay cạnh bãi rác.
Bất chấp bảng cảnh báo, bãi rác vẫn mọc khắp nơi.
Có mặt tại chợ Đầu mối Nông sản thực phẩm Hóc Môn vào buổi sáng, theo ghi nhận của phóng viên, xung quanh khu vực bán hải sản, nhiều vũng đọng nước bốc mùi hôi thối, nhiều các thùng chứa thủy hải sản, bao nilon, nhiều nông sản, trái hư hỏng được vứt bỏ khắp khắp chợ chưa được thu dọn kịp thời khiến nơi đây không khác gì một bãi rác khổng lồ.
Các khu chợ tự phát xung quanh chợ khiến tình trạng ô nhiễm từ rác thải ở đây càng thêm trầm trọng.
Các thùng giấy, thùng xốp vứt kín cả lối đi. Mùi nông sản thối rữa bốc lên nồng nặc khiến nhiều người cảm thấy rất khó chịu. Thậm chí ngay cả tuyến đường trước chợ nông sản cũng xuất hiện la liệt rác thải, bao bì bị vứt bỏ.
Tại khu vực bán Hải sản bên ngoài chợ, các mặt hàng tôm, cá được các thương lái sơ chế tại chỗ và nguồn nước thải xả thẳng ra môi trường nên mùi tanh của nước thải ở nơi này vô cùng nồng nặc. Dọc các tuyến đường, hành lang chợ… đều tràn ngập các loại bao bì nilon đã qua sử dụng, các phần rau củ qua bị bỏ sau khi sơ chế. Bên trong đã nhếch nhác, bên ngoài chợ càng ô nhiễm trầm trọng hơn.
Mặc dù có công nhân dọc rác nhưng chợ Đầu mối Hóc Môn vẫn bị rác "bủa vây”.
Dọc theo con đường Nguyễn Thị Sóc, chỉ một đoạn đường dài hơn 200 m từ quốc lộ 22 đi vào là khung cảnh rác chồng lên rác, bao bì nilon lâu ngày gặp những cơn mưa vậy là bám chặt xuống lòng đường; rồi nước thải, mùi tanh tưởi của các hàng thủy, hải sản cứ xộc thẳng vào mũi người đi đường. Bất chấp UBND xã Xuân Thới Đông đã gắn bảng cảnh báo phạt 15 triệu động đối với hành vi xả rác bừa bãi, nhưng rác ở Chợ đầu mối Hóc Môn vẫn la liệt khắp nơi.
Nguồn nước thải từ các hàng hải sản được xả thẳng ra môi trường.
Dù biết hàng ngày chợ Đầu mối Nông sản thực phẩm Hóc Môn, tiếp nhận hàng trăm tấn rau, củ, quả và cũng có hàng chục tấn rác thải phát sinh là điều khó tránh khỏi. Nhưng những thói quen sản xuất, kinh doanh của nông dân và cả thương lái cũng như sự thiếu ý thức của các tiểu thương khiến tình trạng rác thải ở đây càng thêm trầm trọng.
Rác chất thành đống trên đường Nguyễn Thị Sóc.
Đặc biệt là trên các con đường dẫn vào chợ bị biến luôn thành chợ tự phát, tiểu thương vô tư họp chợ, bán hàng và xả rác. Nhiều người dân sống tại khu vực này cho hay, quản lý đô thị đi tuần mỗi ngày, nhưng đi tới đâu người dân tháo chạy tới đó, không dẹp được chợ tự phát ngay bên ngoài chợ chính. Rác thải sau các cuộc mua bán cứ thế lại chất đống trên đường.
Việc chợ Đầu mối Nông sản thực phẩm Hóc Môn bị bủa vây bởi rác thải không chỉ gây ô nhiễm môi trường sống, làm mất mỹ quan đô thị mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của những hộ dân sống xung quanh. Chúng tôi đề nghị chính quyền địa phương sớm có những giải pháp hiệu quả hơn nhằm khắc phục tình trạng trên, tránh để chợ trở thành nguồn lây nhiễm các dịch bệnh, nhất là trong thời điểm nắng nóng như hiện nay.
Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Hà Nội, ông Lê Hồng Sơn, vừa ký Công văn số 3061/UBND-NC yêu cầu khắc phục 30 công trình đã đưa vào hoạt động nhưng chưa được nghiệm thu phòng cháy, chữa cháy.
Sau loạt bài phản ảnh của Môi trường và Đô thị Việt Nam về tình trạng ô nhiễm môi trường tại cơ sở tái chế phế liệu nhựa tại 2/47/11 Phan Văn Bảy, Ấp 1, xã Hiệp Phước, huyện Nhà Bè gây ra, Chủ tịch UBND huyện Nhà Bè đã chỉ đạo buộc di dời.
Hiện nay, tại xã Thanh Hải, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương đang tồn tại rất nhiều bất cập trong việc mua và sử dụng thùng đựng rác 3 ngăn để phục vụ cho việc phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn.
Theo thống kê mới nhất cập nhật tình hình thiệt hại sau bão số 3, Quảng Ninh (23.770 tỉ đồng) và Hải Phòng (11.000 tỉ đồng) tổng thiệt hại 34.770 tỉ đồng.
Ngày 16/9, Bộ Y tế Sudan cho biết nước này đã ghi nhận hơn 9.500 ca mắc bệnh tả, trong đó có 315 ca tử vong.
Công tác khắc phục thiệt hại do bão số 3 gây ra đang được tỉnh Quảng Ninh thực hiện quyết liệt, tích cực, kịp thời, từng bước khôi phục lại sản xuất và đời sống nhân dân.