moitruongplus Theo kết luận của Chủ tịch UBND thành phố Uông Bí, việc xử lý các vi phạm theo thẩm quyền của các đơn vị chức năng về đất đai và trật tự xây dựng tại hồ Yên Trung là chưa quyết liệt, chưa triệt để…

Theo đó, tại cuộc họp giao ban thường kỳ tuần tháng 5/2023 của Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND thành phố Uông Bí với các phòng, ban, ngành, đơn vị để giải quyết công việc do ông Phạm Tuấn Đạt - Chủ tịch UBND thành phố chủ trì.

Trên cơ sở thống nhất ý kiến của các đại biểu dự họp, Chủ tịch UBND thành phố Phạm Tuấn Đạt kết luận, chỉ đạo nội dung liên quan đến công tác quản lý nhà nước trên địa bàn tại khu vực Hồ Yên Trung, việc đảm bảo công tác vệ sinh môi trường, an ninh trật tự, phòng chống cháy nổ, phòng chống đuối nước, tai nạn thương tích, đón tiếp khách... góp phần quảng bá hình ảnh Khu du lịch cấp tỉnh Hồ Yên Trung đến với đông đảo nhân dân và du khách trong và ngoài thành phố, phát huy thế mạnh của du lịch địa phương.


Chủ tịch UBND thành phố Uông Bí kết luận, việc xử lý các vi phạm theo thẩm quyền của các đơn vị chức năng về đất đai và trật tự xây dựng tại hồ Yên Trung là chưa quyết liệt, chưa triệt để.

Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn một số tồn tại, hạn chế, cần khắc phục triệt để trong thời gian tới: Việc xử lý các vi phạm theo thẩm quyền của các đơn vị chức năng còn chưa quyết liệt, chưa triệt để, chưa xử lý dứt điểm các vi phạm trước đây, cá biệt còn để phát sinh các vi phạm mới về đất đai và trật tự xây dựng.






Mặc dù là điểm vui chơi lý tưởng, lãng mạn, mộng mơ,… nhưng mọi ngóc ngách rác thải ngập ngụa bốc mùi hôi thối, gây mất mỹ quan. Không những vậy, việc đốt rác tùy tiện đã gây nguy cơ cháy rừng rất cao.

Để tiếp tục tăng cường công tác quản lý nhà nước trên địa bàn tại khu vực Hồ Yên Trung, phát huy giá trị của Khu di tích cấp tỉnh, UBND thành phố chỉ đạo:

Giao UBND phường Phương Đông, chủ trì phối hợp với phòng Tài nguyên và Môi trường, Đội kiểm tra trật tự đô thị và môi trường, các phòng, ban đơn vị có liên quan tiến hành kiểm tra xử lý các vi phạm về xây dựng, đất đai... báo cáo kết quả thực hiện về UBND thành phố trước ngày 28 hàng tháng; phối hợp với Ban Quản lý di tích và Rừng quốc gia Yên Tử phối hợp nắm chắc tình hình không để phát sinh vi phạm mới mà không được phát hiện, lập biên bản, xử lý hoặc kiến nghị xử lý.

Đối với Phòng Văn hóa và Thông tin, chủ trì phối hợp với các đơn vị liên quan kiểm tra hoạt động của 05 thuyền Kayak và 01 xuống cứu hộ thường trực theo Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoạt động Thể dục thể thao theo Quyết định số 326/QĐ-SVHTT ngày 11/4/2019 của Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Quảng Ninh, lập biên bản và xử lý vi phạm (nếu có).




Rác thải, cá chết nổi lềnh phềnh 1 góc hồ

Phòng Kinh tế thành phố chủ trì phối hợp với phòng Tài nguyên và Môi trường thành phố tham mưu UBND thành phố văn bản gửi Công ty TNHH ITV Thủy lợi Yên Lập Quảng Ninh: Thực hiện việc hoàn thiện hồ sơ giao đất, cắm mốc chỉ giới phạm vi bảo vệ công trình hồ chứa nước Yên Trung (nếu phải GPMB); Yêu cầu ông Vũ Tráng Sơn khẩn trương dừng khai thác dịch vụ tại Hồ Yên Trung theo đúng thông báo về việc tạm dừng hợp đồng về việc thuê mặt nước để khai thác dịch vụ tại Hồ Yên Trung giữa Công ty và ông Vũ Tráng Sơn. Thời gian xong trước ngày 08/5/2023.

Phòng Quản lý đô thị thành phố, sớm thực hiện việc lập và triển khai quy hoạch, hướng dẫn thủ tục xây dựng tại Khu du lịch cấp tỉnh theo quy định pháp luật.




Hồ Yên Trung như bị ‘băm nát’ quy hoạch, ảnh hưởng đến môi trường sinh thái tại đây.

Trước đó, Môi trường và Đô thị Việt Nam đăng tải bài viết "Uông Bí: Nguy cơ cháy rừng, ô nhiễm môi trường tại hồ Yên Trung” (https://www.moitruongvadothi.vn/uong-bi-nguy-co-chay-rung-o-nhiem-moi-truong-tai-ho-yen-trung-a131045.html). Nội dung bài viết phản ánh, quanh khu vực hồ Yên Trung trên địa bàn phường Phương Đông đã và đang diễn ra tình trạng rác thải từ các hoạt động ăn uống, vui chơi được xả trực tiếp xuống lòng hồ gây ô nhiễm nguồn nước, không đảm bảo vệ sinh môi trường. Bên cạnh đó là tình trạng đốt củi nướng đồ ăn của du khách đang tiềm ẩn nguy cơ cháy rừng vi phạm Luật Bảo vệ môi trường, Luật Lâm nghiệp.

Ngoài ra, tại đây tồn tại hàng loạt công trình như lều, lán để phục vụ khách ăn uống, nghỉ ngơi được xây dựng trên đất rừng sản xuất, không được cấp phép xây dựng,…

Trả lời PV Môi trường và Đô thị Việt Nam liên quan đến việc người dân đi picnic mang đồ vào tự nướng, gây nguy cơ cháy rừng rất lớn, bà Nguyễn Thị Tuyết Mai, Phó Chủ tịch UBND phường Phương Đông, kiêm Tổ phó Tổ Quản lý hồ Yên Trung (Tổ trưởng là Phó Ban quản lý rừng Quốc gia Yên Tử, tổ này bao gồm nhiều phòng ban chức năng của TP Uông Bí - PV) cho biết, về phương diện quản lý nhà nước ở địa phương, tại hồ Yên Trung có 4 nhân viên của Ban quản lý rừng Quốc gia Yên Tử thường trực, riêng thứ 7 và CN cử thêm Tổ bảo vệ dân phố. Khi khách vào, chúng tôi nhắc nhở không cho khách đến tự đốt củi để nướng đồ, mà người dân được giao đất giao rừng quản lý khu vực đó cho thuê bếp nướng. Tuy nhiên chúng tôi quản lý, giám sát, nhắc nhở để đảm bảo an toàn.




Một công trình có dấu hiệu xâm phạm lòng hồ, và công trình khung thép hoành tráng được xây dựng ngay trong khu vực rừng tại hồ Yên Trung.

Vị Phó Chủ tịch UBND phường Phương Đông cũng trao đổi thêm, vấn đề này UBND TP Uông Bí và phường Phương Đông không đồng ý việc kinh doanh du lịch vì chưa được phép.

Liên quan đến các hộ kinh doanh xây dựng, lập các lán, nhà tạm để kinh doanh nhà hàng ở cả trong rừng và nhiều công trình có dấu hiệu xâm hại lòng hồ, bà Mai cho biết, đối với các lán, nhà tạm này không được cấp phép, đặc biệt là các nhà khung thép thì càng không được phép làm. Liên quan đến các công trình này, phường cũng đã lập các biên bản yêu cầu tháo dỡ các công trình đó, thế nhưng mỗi khi tháo dỡ xong họ lại dựng lại.

Cũng theo bà Mai, Tổ quản lý hồ cũng phối hợp yêu cầu người dân không được dựng các nhà khung sắt thép. Hiện chưa có quy định được phép xây dựng các công trình phục vụ cho khai thác du lịch ở hồ Yên Trung.

Theo Môi trường và Đô thị

Các tin khác

trểt
rẻ
rewrew
fewef

Hà Nội: Yêu cầu khắc phục 30 công trình chưa được nghiệm thu về phòng cháy, chữa cháy

Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Hà Nội, ông Lê Hồng Sơn, vừa ký Công văn số 3061/UBND-NC yêu cầu khắc phục 30 công trình đã đưa vào hoạt động nhưng chưa được nghiệm thu phòng cháy, chữa cháy.

Chủ tịch huyện Nhà Bè chỉ đạo di dời cơ sở tái chế phế liệu gây ô nhiễm

Sau loạt bài phản ảnh của Môi trường và Đô thị Việt Nam về tình trạng ô nhiễm môi trường tại cơ sở tái chế phế liệu nhựa tại 2/47/11 Phan Văn Bảy, Ấp 1, xã Hiệp Phước, huyện Nhà Bè gây ra, Chủ tịch UBND huyện Nhà Bè đã chỉ đạo buộc di dời.

Hải Dương: Xã Thanh Hải mua thùng đựng rác 1 đằng sử dụng 1 nẻo (Bài 2)

Hiện nay, tại xã Thanh Hải, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương đang tồn tại rất nhiều bất cập trong việc mua và sử dụng thùng đựng rác 3 ngăn để phục vụ cho việc phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn.

Hỗ trợ cán bộ, công nhân vệ sinh môi trường Hải Phòng bị ảnh hưởng bão số 3

Theo thống kê mới nhất cập nhật tình hình thiệt hại sau bão số 3, Quảng Ninh (23.770 tỉ đồng) và Hải Phòng (11.000 tỉ đồng) tổng thiệt hại 34.770 tỉ đồng.

Sudan: Dịch tả hoành hành khiến 315 trường hợp tử vong

Ngày 16/9, Bộ Y tế Sudan cho biết nước này đã ghi nhận hơn 9.500 ca mắc bệnh tả, trong đó có 315 ca tử vong.

Quảng Ninh từng bước khôi phục lại sản xuất và đời sống nhân dân sau bão

Công tác khắc phục thiệt hại do bão số 3 gây ra đang được tỉnh Quảng Ninh thực hiện quyết liệt, tích cực, kịp thời, từng bước khôi phục lại sản xuất và đời sống nhân dân.