moitruongplus Nhiều hạng mục của Trung tâm Y tế huyện Tuy Đức ( Đắk Nông) đã bị xuống cấp nghiêm trọng, khiến cho người bệnh ngao ngán.
Trung tâm Y tế huyện Tuy Đức (trước đây là Bệnh viện đa khoa huyện Tuy Đức) có quy mô 100 giường bệnh, vốn đầu tư 100 tỷ đồng từ nguồn vốn trái phiếu chính phủ, được xây dựng trên diện tích 5.000 m2, nằm tại địa bàn xã Đắk Búk So. Khi đi vào hoạt động sẽ góp phần nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh cho nhân dân trên địa bàn huyện.
Trung tâm Y tế huyện Tuy Đức
Tuy nhiên, sáng ngày 29/5, PV Môi trường và Đô thị Việt Nam có mặt tại đây ghi nhận, hiện nay nhiều hạng mục đã và đang xuống cấp nghiêm trọng. Cụ thể, khu tầng 2 bong tróc sập la phông, khu tầng một hệ thống nhà vệ sinh bong tróc thấm nước, khu tầng 3 gạch bong tróc, trần nhà thấm nước, khu cầu thang đi từ tầng 1 lên tầng 2 xuất hiện vết nứt. Do đó, đã làm ảnh hưởng tới công tác khám chữa bệnh và môi trường làm việc của cán bộ, viên chức, người lao động của Trung tâm, khiến cho bệnh nhân ngao ngán!
Trao đổi với PV, nhiều người dân tại huyện Tuy Đức, bức xúc: " Đơn vị này là bộ mặt của ngành Y tế địa phương, là nơi gửi gắm sức khỏe, tính mạng của người bệnh nhưng chúng tôi không hiểu sao, huyện Tuy Đức và tỉnh Đắk Nông lại để trụ sở làm việc của cán bộ, công nhân, viên chức và khu khám, điều trị cho người bệnh lại xuống cấp nghiêm trọng như thế này. Chúng tôi không muốn đến đây mà đi nơi khác cho an toàn. Đến đây, lỡ công trình bị làm sao, tính mạng của chúng tôi sẽ ra sao?”.
Thiết nghĩ, Tuy Đức là huyện biên giới, đường sá đi lại vất vả, khó khăn, vì vậy để nâng cao chất lượng khám chữa bệnh cũng như đảm bảo các nhu cầu về y tế cho nhân dân trên địa bàn, ngoài việc tỉnh Đắk Nông cần bố trí kinh phí để tu sửa một số hạng mục cho bệnh viện, tránh tình trạng xuống cấp kéo dài, gây ra sự bức xúc cho người dân thì các ngành chức năng của tỉnh nên xem xét một cách thấu đáo trách nhiệm của những đơn vị thi công và giám sát công trình này, đừng coi thường tính mạng của nhân dân và đội ngũ cán bộ y tế.
Nhiều hạng mục tại Trung tâm Y tế huyện Tuy Đức bị xuống cấp nghiêm trọng mà PV Môi trường và Đô thị Việt Nam ghi nhận vào sáng ngày 29/5/2023:
Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Hà Nội, ông Lê Hồng Sơn, vừa ký Công văn số 3061/UBND-NC yêu cầu khắc phục 30 công trình đã đưa vào hoạt động nhưng chưa được nghiệm thu phòng cháy, chữa cháy.
Sau loạt bài phản ảnh của Môi trường và Đô thị Việt Nam về tình trạng ô nhiễm môi trường tại cơ sở tái chế phế liệu nhựa tại 2/47/11 Phan Văn Bảy, Ấp 1, xã Hiệp Phước, huyện Nhà Bè gây ra, Chủ tịch UBND huyện Nhà Bè đã chỉ đạo buộc di dời.
Hiện nay, tại xã Thanh Hải, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương đang tồn tại rất nhiều bất cập trong việc mua và sử dụng thùng đựng rác 3 ngăn để phục vụ cho việc phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn.
Theo thống kê mới nhất cập nhật tình hình thiệt hại sau bão số 3, Quảng Ninh (23.770 tỉ đồng) và Hải Phòng (11.000 tỉ đồng) tổng thiệt hại 34.770 tỉ đồng.
Ngày 16/9, Bộ Y tế Sudan cho biết nước này đã ghi nhận hơn 9.500 ca mắc bệnh tả, trong đó có 315 ca tử vong.
Công tác khắc phục thiệt hại do bão số 3 gây ra đang được tỉnh Quảng Ninh thực hiện quyết liệt, tích cực, kịp thời, từng bước khôi phục lại sản xuất và đời sống nhân dân.