moitruongplus Thời gian qua trên địa bàn xã Văn Khê và Mê Linh xuất hiện hàng đoàn xe tải có kích thước "khủng” chở đất suốt ngày đêm.
Những chiếc máy xúc hoạt động hết công suất để "phục vụ" đoàn xe vào lấy đất.
Tại đây, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật và nông nghiệp TP.Hà Nội đang tiến hành thi công, thực hiện gói thầu số 07: Xây dựng kênh và công trình trên kênh thuộc "Dự án: Xây dựng trạm bơm Văn Khê và hệ thống kênh tiêu ra sông Hồng trên địa bàn huyện Mê Linh, thành Phố Hà Nội”, có thuê Công ty CP xây dựng sinh thái Nam Hải là đơn vị vận chuyển chính.
Những chiếc xe ôtô 6 "chân" ra vào lấy đất.
Sau đó, Công ty CP xây dựng sinh thái Nam Hải (đơn vị vận chuyển) đã thuê Công ty TNHH đầu tư xây dựng Tuấn Tú, vận chuyển đất về bãi đổ thải tại thôn Khê Ngoại, xã Văn Khê, huyện Mê Linh, TP.Hà Nội (theo quy định trong giấy phép của thành phố Hà Nội).
Hợp đồng nguyên tắc số 3101/2023-HĐNT/NH-TT, giữa Công ty CP xây dựng sinh thái Nam Hải với Công ty TNHH đầu tư xây dựng Tuấn Tú.
Tuy nhiên, đó là nội dung trên văn bản, còn thực tế thì đất lại được vận chuyển đến các nhà máy gạch.
Đoàn xe chở đất từ "Dự án: Xây dựng trạm bơm Văn Khê và hệ thống kênh tiêu ra sông Hồng trên địa bàn huyện Mê Linh" về nhà máy gạch Prime (Vĩnh Phúc).
Cụ thể, có mặt tại khu vực xã Văn Khê trong 02 ngày (16, 17/5) phóng viên Môi trường và Đô thị Việt Nam ghi nhận cả trăm lượt xe (tải trọng khoảng 25 – 35 tấn). Nhiều xe chở đất vượt quá thành thùng, có dấu hiệu quá tải, di chuyển trên quãng đường khá xa để vận chuyển đất đến nhà máy gạch Prime (Bình Xuyên, Vĩnh Phúc) và nhà máy gạch Toko Hưng Yên (Văn Lâm, Hưng Yên).
Đoàn xe chở đất từ "Dự án: Xây dựng trạm bơm Văn Khê và hệ thống kênh tiêu ra sông Hồng trên địa bàn huyện Mê Linh" về nhà máy gạch Toko Hưng Yên.
Hơn nữa, để tận dụng tối đa việc khai thác khoáng sản, đoàn xe này còn chở đất cả ngày lẫn đêm khiến cho người dân vô cùng bức xúc.
Ông Nguyễn Ngọc Quang, Phó tổng Giám đốc Công ty CP xây dựng sinh thái Nam Hải (Công ty Nam Hải) cho biết: "Công ty Nam Hải có thuê Công ty TNHH đầu tư xây dựng Tuấn Tú (công ty Tuấn Tú) vận chuyển đất tại dự án này. Trong hợp đồng, cũng như trong giấy phép đã quy định rõ điểm đổ thải, còn việc công ty Tuấn Tú chở đất tới nhà máy gạch nào thì chúng tôi không biết, nó không "nằm" trong giấy phép”.
Để tận dụng tối đa việc khai thác tài nguyên, đoàn xe này đã chở đất cả đêm.
Cũng nội dung trên, ông Nguyễn Trung Tuấn, Giám đốc Công ty TNHH đầu tư xây dựng Tuấn Tú cho biết: "Do đoàn xe quá đông, có thể các chủ xe đã tự ý chở đất tới nhà máy gạch. Còn việc đó không "nằm" trong giấy phép, chúng tôi cũng không chỉ đạo. Tôi sẽ cho họp và quán triệt lại ngay".
(22 giờ 40 phút, ngày 16/5) đoàn xe vào "Dự án: Xây dựng trạm bơm Văn Khê và hệ thống kênh tiêu ra sông Hồng trên địa bàn huyện Mê Linh" để lấy đất đi tiêu thụ.
Mặt khác, ông Lê Sỹ Chiến, Phó Chủ tịch UBND xã Văn Khê cho biết: "UBND xã Văn Khê chỉ phối hợp với các đơn vị để tiến hành nạo vét kênh mương, đo đạc, tính toán đền bù cho người dân. Còn họ vận chuyển đất bán cho các nhà máy gạch thì chúng tôi không biết”.
Đoàn xe "vua" vượt mọi nẻo đường để chở đất đến các nhà máy gạch.
Như vậy, việc vận chuyển đất tại "Dự án: Xây dựng trạm bơm Văn Khê và hệ thống kênh tiêu ra sông Hồng trên địa bàn huyện Mê Linh, thành Phố Hà Nội” đi bán cho các nhà máy gạch là không đúng với giấy phép.
Câu hỏi đặt ra, các cơ quan chức năng huyện Mê Linh có "nắm" được nội dung trên hay không? Việc mua bán đất ở đây có hóa đơn, chứng từ không? Đơn vị nào sẽ chịu trách nhiệm?
Đoàn xe chở đất (có dấu hiệu quá tải), phóng nhanh, vượt ấu, thậm chí còn không đậy bạt, nhưng vẫn "nghênh ngang" vượt qua các chốt.
Kính đề nghị, các cơ quan chức năng thành phố Hà Nội, huyện Mê Linh kiểm tra và làm rõ những nội dung này.
Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Hà Nội, ông Lê Hồng Sơn, vừa ký Công văn số 3061/UBND-NC yêu cầu khắc phục 30 công trình đã đưa vào hoạt động nhưng chưa được nghiệm thu phòng cháy, chữa cháy.
Sau loạt bài phản ảnh của Môi trường và Đô thị Việt Nam về tình trạng ô nhiễm môi trường tại cơ sở tái chế phế liệu nhựa tại 2/47/11 Phan Văn Bảy, Ấp 1, xã Hiệp Phước, huyện Nhà Bè gây ra, Chủ tịch UBND huyện Nhà Bè đã chỉ đạo buộc di dời.
Hiện nay, tại xã Thanh Hải, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương đang tồn tại rất nhiều bất cập trong việc mua và sử dụng thùng đựng rác 3 ngăn để phục vụ cho việc phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn.
Theo thống kê mới nhất cập nhật tình hình thiệt hại sau bão số 3, Quảng Ninh (23.770 tỉ đồng) và Hải Phòng (11.000 tỉ đồng) tổng thiệt hại 34.770 tỉ đồng.
Ngày 16/9, Bộ Y tế Sudan cho biết nước này đã ghi nhận hơn 9.500 ca mắc bệnh tả, trong đó có 315 ca tử vong.
Công tác khắc phục thiệt hại do bão số 3 gây ra đang được tỉnh Quảng Ninh thực hiện quyết liệt, tích cực, kịp thời, từng bước khôi phục lại sản xuất và đời sống nhân dân.