moitruongplus Tình hình cháy, nổ trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh qua các năm đã dần được kiềm chế, số vụ cháy có chiều hướng giảm.

Những năm qua, công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (PCCC&CNCH) trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh luôn được cấp uỷ, chính quyền và các ngành chức năng quan tâm, nhằm bảo đảm an toàn, giảm thiểu thiệt hại về tính mạng và tài sản cho nhân dân. Nhờ đó, tình hình cháy, nổ trên địa bàn qua các năm đã dần được kiềm chế, số vụ cháy có chiều hướng giảm.

Bên cạnh đó, tình hình cháy, nổ tại các chợ (đặc biệt là các chợ cũ, đã xuống cấp), khu dân cư, nhà ở hộ gia đình, nhà để ở kết hợp sản xuất, kinh doanh có diễn biến phức tạp, khó lường.


Một vụ cháy ở Cẩm Phả, Quảng Ninh

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến cháy, tuy nhiên do sự cố hệ thống, thiết bị điện vẫn chiếm ty lệ cao (khoảng 50%). Ý thức, trách nhiệm của một bộ phận quần chúng nhân dân đối với công tác PCCC chưa tốt, chưa nhận thức được tầm quan trọng của công tác PCCC; còn chủ quan, lơ là trong việc sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt, đặc biệt là thiết bị điện trong sinh hoạt.

Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh còn nhiều công trình có vi phạm, tồn tại về PCCC, nhất là các công trình đã đưa vào sử dụng nhưng chưa được nghiệm thu về PCCC; tiến độ việc xử lý còn chậm. Việc chấp hành quy định về mua bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc của nhiều cơ sở còn hạn chế.

Đặc biệt, việc xử lý các cơ sở không bảo đảm yêu cầu về phòng cháy, chữa cháy được đưa vào hoạt động trước Ngày Luật PCCC năm 2001 có hiệu lực còn chậm. Đến nay, mới chỉ có 2/84 cơ sở hoàn thành việc khắc phục điều kiện PCCC; 5 cơ sở đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt chủ trương đầu tư xây dựng mới để thay thế.

Toàn tỉnh hiện có 17 chợ sử dụng vốn nhà nước phải khắc phục các điều kiện về PCCC nhưng theo quy định hiện hành không cho phép bố trí ngân sách nhà nước đầu tư xây dựng và cải tạo các chợ này. 7 cơ sở là khách sạn, nhà nghỉ đang tạm dừng hoạt động.

6 cơ sở chủ đầu tư đang triển khai thực hiện theo kế hoạch và cam kết lộ trình đã đề ra (xong trước tháng 8/2023). Bên cạnh đó, qua rà soát, thống kê của lực lượng Công an, toàn tỉnh có 328 công trình vi phạm chưa nghiệm thu về PCCC đã đưa vào hoạt động.

Riêng đối với các sơ sở karaoke, vũ trường có đến 389 cơ sở phải dừng hoạt động do không đủ điều kiện phòng cháy, chữa cháy.

Thời gian qua, tỉnh Quảng Ninh đã chủ động, kịp thời giải đáp, hướng dẫn đầy đủ, cụ thể chi tiết các quy định và giải pháp để cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, người dân khắc phục tổng thể các vi phạm, thiếu sót về PCCC của công trình, cơ sở, phục vụ có hiệu quả hoạt động đầu tư xây dựng, sản xuất, kinh doanh.

Đặc biệt, thực hiện Công điện số 220/CĐ-TTg ngày 05/4/2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong công tác PCCC, tỉnh đã rà soát các bất cập trong chính sách, pháp luật về PCCC, kịp thời đề xuất Chính phủ và các bộ, ngành sửa đổi, bổ sung. Cụ thể, tỉnh đề nghị Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành nghiên cứu, rà soát sửa đổi QCVN 06/2022/BXD quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về an toàn cháy cho nhà và công trình (ban hành kèm theo Thông tư số 06/2022/TT-BXD ngày 30/11/2022 của Bộ Xây dựng.

Ngoài ra, tỉnh cũng đề nghị Bộ Công an chủ trì, phối hợp với Bộ, ngành liên quan nghiên cứu, rà soát sửa đổi quy định tiêu chuẩn, quy chuẩn về PCCC liên quan đến nội dung cấp nước chữa cháy ngoài nhà tại được quy định tại Phụ lục C, TCVN 3890:2023 theo hướng chỉ yêu cầu đối với các công trình hạ tầng kỹ thuật có liên quan đến PCCC của đô thị, khu kinh tế, khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và các khu chức năng khác theo Luật Quy hoạch thuộc thẩm quyền phê duyệt của cấp huyện trở lên khi tiến hành xây dựng mới hoặc cải tạo.

Việc trang bị hệ thống cấp nước chữa cháy ngoài nhà này là việc của Chủ đầu tư hạ tầng kỹ thuật. Đối với các khu dân cư hiện hữu thì trách nhiệm đầu tư hệ thống cấp nước chữa cháy ngoài nhà là của nhà nước.

Theo Môi trường và Đô thị

Các tin khác

trểt
rẻ
rewrew
fewef

Hà Nội: Yêu cầu khắc phục 30 công trình chưa được nghiệm thu về phòng cháy, chữa cháy

Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Hà Nội, ông Lê Hồng Sơn, vừa ký Công văn số 3061/UBND-NC yêu cầu khắc phục 30 công trình đã đưa vào hoạt động nhưng chưa được nghiệm thu phòng cháy, chữa cháy.

Chủ tịch huyện Nhà Bè chỉ đạo di dời cơ sở tái chế phế liệu gây ô nhiễm

Sau loạt bài phản ảnh của Môi trường và Đô thị Việt Nam về tình trạng ô nhiễm môi trường tại cơ sở tái chế phế liệu nhựa tại 2/47/11 Phan Văn Bảy, Ấp 1, xã Hiệp Phước, huyện Nhà Bè gây ra, Chủ tịch UBND huyện Nhà Bè đã chỉ đạo buộc di dời.

Hải Dương: Xã Thanh Hải mua thùng đựng rác 1 đằng sử dụng 1 nẻo (Bài 2)

Hiện nay, tại xã Thanh Hải, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương đang tồn tại rất nhiều bất cập trong việc mua và sử dụng thùng đựng rác 3 ngăn để phục vụ cho việc phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn.

Hỗ trợ cán bộ, công nhân vệ sinh môi trường Hải Phòng bị ảnh hưởng bão số 3

Theo thống kê mới nhất cập nhật tình hình thiệt hại sau bão số 3, Quảng Ninh (23.770 tỉ đồng) và Hải Phòng (11.000 tỉ đồng) tổng thiệt hại 34.770 tỉ đồng.

Sudan: Dịch tả hoành hành khiến 315 trường hợp tử vong

Ngày 16/9, Bộ Y tế Sudan cho biết nước này đã ghi nhận hơn 9.500 ca mắc bệnh tả, trong đó có 315 ca tử vong.

Quảng Ninh từng bước khôi phục lại sản xuất và đời sống nhân dân sau bão

Công tác khắc phục thiệt hại do bão số 3 gây ra đang được tỉnh Quảng Ninh thực hiện quyết liệt, tích cực, kịp thời, từng bước khôi phục lại sản xuất và đời sống nhân dân.