moitruongplus Đó là những nội dung trong Kết luận Thanh tra số 10/KL-UBND của UBND tỉnh Sơn La ngày 30/01/2023 về việc quản lý đất đai và quản lý về trật tự xây dựng đối với UBND huyện Bắc Yên và các đơn vị có liên quan.
Theo đánh giá, Bắc Yên là một huyện vùng cao, đời sống của nhân dân còn gặp nhiều khó khăn, dân số chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số, trình độ dân trí thấp; kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội còn thiếu và yếu.
Bên cạnh đó, Bắc Yên lại được thiên nhiên ưu đãi, khí hậu mát mẻ, cảnh quan hùng vĩ, thuận lợi cho việc phát triển du lịch, đặc biệt là các khu vực các xã: Tà Xùa, Phiêng Ban, Làng Chếu, Háng Đống.
Kết luận Thanh tra của UBND tỉnh Sơn La.
Để đáp ứng nhu cầu khách đến thăm quan, trong thời gian qua từ năm 2015 đến nay, trên các địa bàn xã trên đã có 78 chủ công trình đã xây dựng và đang đầu tư 95 công trình làm cơ sở lưu trú, kinh doanh ăn uống, khu vui chơi giải trí và các công trình phục vụ cho hoạt động du lịch.
Tuy nhiên, qua quá trình xác minh, thanh tra của UBND tỉnh, UBND huyện Bắc Yên đã thực hiện việc công nhận quyền sử dụng đất, chuyển mục đích sử dụng đất, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho 27/28 trường hợp sai quy định.
Đơn cử, xã Tà Xùa có 22 công trình với tổng diện tích 20.873,8 m2 được xây dựng toàn bộ trên diện tích đất có nguồn gốc là đất rừng phòng hộ đã được UBND huyện Bắc Yên cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các hộ gia đình và cộng đồng bản Tà Xùa, cộng đồng bản Chung Trinh, cộng đồng bản Phiêng Ban B theo Quyết định só 256/QĐ-UB ngày 04/4/2004. Và có 14 công trình (14.453,4 m2) được xây dựng gồm một phần trên đất có nguồn gốc là đất rừng phòng hộ đã được UBND huyện Bắc Yên cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp cho các hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư.
"Các hành vi xây dựng công trình một phần hoặc toàn bộ trên đất rừng phòng hộ là vi phạm quy định tại khoản 1 Điều 170 của Luật Đất đai năm 2013 (sử dụng đất không đúng mục đích), vi phạm điểm d khoản 1 Điều 57 của Luật Đất Đai năm 2013 (chuyển đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp khu chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép)”, Kết luận Thanh tra chỉ rõ.
Ngoài ra, xã Tà Xùa có 8 trường hợp (như các hộ: Giàng A Vang và bà Thảo Thị Trú-quán cafe thửa 17, bà Lầu Thị Sông và Mùa a Khư-Homestay Dương Ngọc Quỳnh thửa 51, ông Mùa A Tráng và bà Sồng Thị Chơ...) công nhận quyền sử dụng đất trên đất có nguồn gốc là đất rừng phòng hộ, hoặc một phần diện tích có nguồn gốc là đất rừng phòng hộ, đã giao cho chủ rừng. Việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên là vi phạm các quy định về điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định tại Điều 100, Điều 101 của Luật Đất Đai năm 2013.
UBND xã Tà Xùa đã kiểm tra và ban hành 12 Quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với 12 trường hợp, trình Chủ tịch UBND huyện Bắc Yên ban hành 3 Quyết định xử phạt hành chính đối với 3 trường hợp. Đến thời điểm thanh tra, có 12 trường hợp đã nộp phạt, 3 trường hợp không chấp hành nộp tiền phạt; toàn bộ 15 trường hợp bị xử phạt đều không chấp hành việc khắc phục hậu quả như trong Quyết định xử phạt yêu cầu (như "không khôi phục lại tình trạng của đất trước khi vi phạm”).
Trong Kết luận Thanh tra, UBND huyện Bắc Yên đánh giá: Công tác kiểm tra việc chấp hành các quy dịnh của phát luật về đất đai của UBND xã và Chủ tịch UBND các xã: Tà Xùa, Háng Đồng, Làng Chếu, Phiêng Bang chưa kịp thời, chưa nghiêm túc (phần lớn các công trình được kiểm tra, xử phạt là những công trình xây dựng xong mới tiến hành kiểm tra xử phạt); nhiều công trình không ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính.
Đối với các công trình xây dựng trên đất rừng phòng hộ tại xã Tà Xùa như trong Kết luận đã nêu thì phương án xử lý của UBND huyện Bắc Yên như thế nào? Phóng viên Môi trường và Đô thị Việt Nam đã trao đổi qua điện thoại với ông Đào Văn Nguyên, Chủ tịch UBND huyện Bắc Yên.
Ông Đào Văn Nguyên thông tin, UBND huyện đã ban hành kế hoạch và Ban Thường vụ huyện uỷ đã thành lập đoàn công tác để đồng bộ triển khai các biện pháp tổng hợp để xử lý; đang dần sàng lọc, tháo dỡ, xử phạt hành chính, rồi kiểm điểm.
Hiện nay, Uỷ Ban kiểm tra Tỉnh uỷ đang làm việc tại đây. Khi mà có kết luận của Uỷ Ban Tỉnh uỷ rồi mới kỷ luật cán bộ. Một số Giấy chứng nhận cấp sai đang chuyển hồ sơ thuế và thu hồi. UBND huyện đang rất quyết liệt để xử lý. Ngoài ra, UBND huyện còn ban hành khuyến cáo các chủ phương tiện không chở vật liệu cho các chủ cơ sở vi phạm, khuyến cáo du khách không lưu trú tại các cơ sở đang vi phạm theo Kết luận Thanh tra số 10.
"Việc xử lý phức tạp vô cùng và khó vì nó động chạm đến kinh tế, động chạm đến lợi ích, an ninh trật tự, sinh kế của nhân dân nên UBND huyện phải thực hiện từng bước một”, ông Đào Văn Nguyên chia sẻ thêm.
Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Hà Nội, ông Lê Hồng Sơn, vừa ký Công văn số 3061/UBND-NC yêu cầu khắc phục 30 công trình đã đưa vào hoạt động nhưng chưa được nghiệm thu phòng cháy, chữa cháy.
Sau loạt bài phản ảnh của Môi trường và Đô thị Việt Nam về tình trạng ô nhiễm môi trường tại cơ sở tái chế phế liệu nhựa tại 2/47/11 Phan Văn Bảy, Ấp 1, xã Hiệp Phước, huyện Nhà Bè gây ra, Chủ tịch UBND huyện Nhà Bè đã chỉ đạo buộc di dời.
Hiện nay, tại xã Thanh Hải, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương đang tồn tại rất nhiều bất cập trong việc mua và sử dụng thùng đựng rác 3 ngăn để phục vụ cho việc phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn.
Theo thống kê mới nhất cập nhật tình hình thiệt hại sau bão số 3, Quảng Ninh (23.770 tỉ đồng) và Hải Phòng (11.000 tỉ đồng) tổng thiệt hại 34.770 tỉ đồng.
Ngày 16/9, Bộ Y tế Sudan cho biết nước này đã ghi nhận hơn 9.500 ca mắc bệnh tả, trong đó có 315 ca tử vong.
Công tác khắc phục thiệt hại do bão số 3 gây ra đang được tỉnh Quảng Ninh thực hiện quyết liệt, tích cực, kịp thời, từng bước khôi phục lại sản xuất và đời sống nhân dân.