moitruongplus Chiều ngày 20/10, UBND TP Hà Nội ra Công điện số 22/CĐ-UBND, đáng chú ý toàn bộ 22 chốt kiểm soát phòng, chống dịch Covid-19 tại các cửa ngõ vào Thủ đô chính thức dỡ bỏ.
Cụ thể, Công điện yêu cầu triển khai các biện pháp tạm thời "Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19" trên địa bàn TP; yêu cầu Ban chỉ đạo, UBND các quận, huyện, thị xã, xã, phường, thị trấn phân công cụ thể từng lãnh đạo cấp ủy, chính quyền tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát và chịu trách nhiệm trong hoạt động phòng, chống dịch theo địa bàn.
Trong đó, các địa phương đảm bảo nguyên tắc thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19 theo quy định của Chính phủ và thành phố, đặc biệt là đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, tại các nhà ga, bến tàu, bến xe, địa điểm công cộng, hoạt động tập trung đông người trên địa bàn; tổ chức chiến dịch cao điểm thực hiện công tác kiểm tra, giám sát việc chấp hành các quy định về phòng, chống dịch bệnh của Trung ương và thành phố theo lĩnh vực, địa bàn quản lý (việc khai báo y tế, theo dõi sức khỏe tại nơi cư trú, tiêm chủng, nguyên tắc 5K, quét mã QR, đảm bảo khoảng cách, công suất tại các địa điểm, hoạt động, ứng dụng công nghệ thông tin để quản lý di biến động dân cư...).
Toàn bộ 22 chốt kiểm soát phòng, chống dịch Covid-19 tại các cửa ngõ vào Thủ đô chính thức dỡ bỏ. (ảnh: Internet)
Khi phát hiện các trường hợp vi phạm cần kiên quyết xử lý nghiêm; đóng cửa các cơ sở vi phạm, không đảm bảo quy định, yêu cầu trong công tác phòng, chống dịch gắn với xử lý trách nhiệm người đứng đầu, chủ các cơ sở và cá nhân tham gia; đồng thời tuyên truyền để chấn chỉnh kịp thời.
Công điện của UBND TP Hà Nội cũng yêu cầu Công an TP chủ trì, phối hợp các lực lượng chức năng bảo đảm an ninh trật tự, an toàn xã hội và an ninh mạng, nhất là tại cơ sở và tại các địa bàn, khu vực cách ly y tế; tăng cường phòng ngừa, đấu tranh với các loại tội phạm, đặc biệt là hành vi chống lại lực lượng chức năng tham gia phòng, chống dịch Covid-19.
Công an TP sẽ dừng hoạt động của các chốt kiểm soát tại các cửa ngõ ra/vào; chủ trì phối hợp Sở Y tế, các lực lượng chức năng, chính quyền địa phương giám sát, kiểm soát y tế bảo đảm việc thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch đối với các tổ chức, cá nhân liên quan tại các sân bay, nhà ga, bến xe và các tuyến giao thông của ngõ trên địa bàn thành phố theo quy định, đặc biệt đối với người và phương tiện trở về từ vùng dịch; xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm quy định.
Sở Y tế chủ trì, phối hợp Sở Thông tin và truyền thông, UBND các quận, huyện, thị xã tổ chức hướng dẫn, triển khai kịp thời việc công bố, cập nhật cấp độ dịch tại các địa bàn và vùng cách ly y tế (phong tỏa) thuộc thành phố và các biện pháp áp dụng tương ứng trên cổng thông tin điện tử của địa phương và ngành y tế; thông tin tuyên truyền kịp thời để các tổ chức, đơn vị, người dân thực hiện đảm bảo an toàn, phòng chống dịch trên địa bàn.
Duy trì công tác xét nghiệm tầm soát các đối tượng, khu vực có nguy cơ cao. Khi phát hiện ca F0 cần tiếp tục thực hiện khoanh vùng hẹp, quản lý chặt, thần tốc xét nghiệm, trả kết quả trong thời gian ngắn nhất, truy vết, bóc tách F0 đưa đi điều trị, F1 đi cách ly tập trung để nhanh chóng kiểm soát, dập dịch, tránh lây lan dịch bệnh.
Tiếp tục thực hiện kế hoạch tiêm vắc xin; ưu tiên tiêm vắc xin mũi 2 cho người trên 50 tuổi, phụ nữ có thai, công nhân các khu công nghiệp, chế xuất, lực lượng shipper, vận chuyển, giáo viên, người làm việc tại các khu vực nguy cơ lây nhiễm cao như trung tâm thương mại, siêu thị… tiến tới tiêm vắc xin phòng Covid-19 cho trẻ em dưới 18 tuổi khi có vắc xin và hướng dẫn của Bộ Y tế.
Chủ trì, phối hợp Công an thành phố cập nhật, báo cáo thường xuyên Ban Chỉ đạo Thành phố về các ca nhiễm có nguồn gốc từ các tỉnh, thành phố đang có dịch. Ban hành hướng dẫn thực hiện các biện pháp y tế đối với người nhập cảnh, người từ các địa phương vào TP Hà Nội theo hướng dẫn của Trung ương.
Bộ tư lệnh Thủ đô phối hợp Sở Y tế, Sở Xây dựng rà soát, sắp xếp lại các cơ sở cách ly tập trung F1, các khu nhà tái định cư đã được thành phố phê duyệt làm cơ sở điều trị thu dung F0 không triệu chứng và triệu chứng nhẹ để chuyển đổi sang cơ sở cách ly tập trung F1.
Sở Giáo dục và đào tạo căn cứ hướng dẫn của Bộ Giáo dục và đào tạo, chủ trì, phối hợp với Sở Y tế, UBND các quận, huyện, thị xã, tham khảo ý kiến của đại diện ban phụ huynh học sinh để khẩn trương xây dựng kế hoạch và tổ chức triển khai kịp thời các hoạt động giáo dục và đào tạo đảm bảo thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19.
Sở Xây dựng phối hợp Bộ tư lệnh Thủ đô, Sở Y tế và các địa phương rà soát, sắp xếp lại, bổ sung, chuyển đổi các khu nhà tái định cư chưa đưa vào sử dụng báo cáo Thành phố để chuyển đổi tạm thời sang các cơ sở cách ly tập trung F1.
Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Hà Nội, ông Lê Hồng Sơn, vừa ký Công văn số 3061/UBND-NC yêu cầu khắc phục 30 công trình đã đưa vào hoạt động nhưng chưa được nghiệm thu phòng cháy, chữa cháy.
Sau loạt bài phản ảnh của Môi trường và Đô thị Việt Nam về tình trạng ô nhiễm môi trường tại cơ sở tái chế phế liệu nhựa tại 2/47/11 Phan Văn Bảy, Ấp 1, xã Hiệp Phước, huyện Nhà Bè gây ra, Chủ tịch UBND huyện Nhà Bè đã chỉ đạo buộc di dời.
Hiện nay, tại xã Thanh Hải, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương đang tồn tại rất nhiều bất cập trong việc mua và sử dụng thùng đựng rác 3 ngăn để phục vụ cho việc phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn.
Theo thống kê mới nhất cập nhật tình hình thiệt hại sau bão số 3, Quảng Ninh (23.770 tỉ đồng) và Hải Phòng (11.000 tỉ đồng) tổng thiệt hại 34.770 tỉ đồng.
Ngày 16/9, Bộ Y tế Sudan cho biết nước này đã ghi nhận hơn 9.500 ca mắc bệnh tả, trong đó có 315 ca tử vong.
Công tác khắc phục thiệt hại do bão số 3 gây ra đang được tỉnh Quảng Ninh thực hiện quyết liệt, tích cực, kịp thời, từng bước khôi phục lại sản xuất và đời sống nhân dân.