moitruongplus Việc bất chấp dư luận, coi thường pháp luật, coi nhẹ cuộc sống của người dân là hành động rất đáng lên án.

Ô nhiễm môi trường nghiêm trọng

Những ngày đầu tháng 4/2023, trong tiết trời nóng như đổ lửa, nhóm PV Môi trường và Đô thị điện tử đã có mặt tại khu vực đang thi công dự án trên đường Phước Thiện, phường Long Bình, TP. Thủ Đức. Thời gian này, tranh thủ thời tiết thuận lợi, các công trình xây dựng đang đẩy nhanh tiến độ. Vì vậy các xe chở đất, chở vật liệu xây dựng hoạt động tương đối nhộn nhịp.

Theo ghi nhận, tại con đường Phước Thiện nằm song song với công trường xây dựng dự án, hàng ngày có hàng chục chuyến xe chở vật liệu xây dựng, chất thải xây dựng phục vụ thi công công trình. Điều này đã gây nên tình trạng bụi bặm mù mịt, ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến đời sống của người dân và nguy cơ mất an toàn giao thông rất cao. Nhiều đoạn đường bị cày nát, xuất hiện nhiều ổ voi, ổ gà và nhà cửa xung quanh bị bụi phủ thành lớp dày.

Theo người dân ở đây, mọi nỗ lực chống bụi bẩn đều vô ích. Mỗi lần xe qua, đất cát vương vãi dọc đường đi, rồi bụi mù mịt. Đặc biệt, trong những ngày nắng nóng, không có mưa, lượng xe chạy liên tục, người dân phải đóng cửa từ sáng đến tối vì không chịu nổi tiếng ồn và khói bụi.

Trao đổi với PV, ông Nguyễn Văn C. – một người dân sống trên đường Phước Thiện, cho biết: "Từ ngày đại công trình Khu dân cư tiến hành xây dựng thì người dân trong khu vực phải sống chung với khói, bụi và tiếng ồn. Hàng ngày, chúng tôi phải đóng cửa kín mít. Thỉnh thoảng chủ đầu tư cũng cho xe tưới nhưng với thời tiết hanh khô, nắng nóng như hiện nay thì nước bốc hơi chỉ trong giây lát”.

Còn chị H – người dân đang trên đường đón con đi học về, chia sẻ: "Bụi bẩn bắt nguồn từ xe phục vụ thi công công trình hàng ngày là rất lớn. Đặc biệt là những xe không che chắn, phủ bạt làm rơi vãi đất cát xuống đường…”.

Trong nhiều ngày "bám địa bàn” tại đường Phước Thiện và các tuyến đường nội bộ xung quanh, PV ghi nhận, bên cạnh những xe chở vật liệu xây dựng và chất thải xây dựng nghiêm túc chấp hành việc che chắn, phủ thùng, thì vẫn còn nhiều xe không thực hiện, hoặc che chắn không đúng quy định, chỉ cần phanh gấp hoặc là gặp đoạn đường xóc là đất, đá, cát, sỏi trên xe rơi xuống đường, có thể gây nguy hiểm đối với những phương tiện lưu thông phía sau. Ngoài ra, có cả một số xe chở xà bần, rác thải xây dựng không che chắn, phủ bạt ngang nhiên chạy trên đường đi đổ thải…








Nhiều xe không che chắn đúng quy định, làm rơi vãi đất cát ra đường.

Bờ sông Đồng Nai bị lấn chiếm nghiêm trọng

Sau nhiều ngày theo dõi, nhóm PV phát hiện hàng loạt xe ben với các số hiệu: 50H-01631, 72C-11089, 54T- 9727, 50H- 10415 và cả xe bị mất một phần biển số, lấy xà bần, chất thải xây dựng như vỏ bao, gạch vỡ, thủy tinh, rác thải… từ công trường xây dựng dự án chạy từ đường Phước Thiện ngang qua trụ sở khu phố Phước Thiện và vào đường số 3, khiến bụi bay mù mịt và mùi hôi thối nồng nặc.

Theo chân một số xe này, PV đã phát hiện một bãi chứa rác, xà bần khổng lồ được tập kết và san lấp trái phép tại một phần thửa 31, 32 tờ bản đồ số 99; một phần thửa số 1, tờ bản đồ số 100, với diện tích hàng ngàn mét vuông. Bên trong cổng số 1 là một bãi chứa xà bần cực khủng với hàng loạt bao bì, vách ngăn tường đã bị đập bỏ.

Sau cổng thứ 2 là một bãi chứa khổng lồ khác chảy tràn xuống sông Đồng Nai. Để che mắt lực lượng chức năng, bãi rác này đã dựng hàng rào tôn, khóa trái cửa phần đất lấn chiếm, mỗi khi có xe chở phế thải đến cửa mới được mở ra. Trong bãi tập kết có vài xe múc hoạt động liên tục…






Bãi chứa xà bần cực khủng hoạt động ngày đêm.
Ngoài ra, dưới sông còn có một sà lan chứa cần cẩu rất lớn đậu suốt quá trình san lấp cùng một cây cầu được dựng trái phép ra tận ngoài sông, mặc dù tại đây không có bất cứ cảng thủy nội địa nào. Bên cạnh đó, còn một vài sà lan đậu hiên ngang tại đây với bảng hiệu Công ty TNHH TM DV xăng dầu Tuấn Do.


Các sà lan đậu hiên ngang.

Chôn lấp chất thải trái phép lấn chiếm bờ sông là hành vi gây ô nhiễm môi trường và vi phạm nghiêm trọng Luật Tài nguyên nước năm 2012; Nghị định số 43/2015/NĐ-CP; Nghị định số 43/2015/NĐ-CP;  Nghị định 91/2019/NĐ-CP…

Vậy, bãi xà bần này đã tồn tại trong bao lâu và việc san lấp kênh rạch, lòng sông, chính quyền địa phương và cơ quan chức năng có biết hay không?

Theo Môi trường và Đô thị

Các tin khác

trểt
rẻ
rewrew
fewef

Hà Nội: Yêu cầu khắc phục 30 công trình chưa được nghiệm thu về phòng cháy, chữa cháy

Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Hà Nội, ông Lê Hồng Sơn, vừa ký Công văn số 3061/UBND-NC yêu cầu khắc phục 30 công trình đã đưa vào hoạt động nhưng chưa được nghiệm thu phòng cháy, chữa cháy.

Chủ tịch huyện Nhà Bè chỉ đạo di dời cơ sở tái chế phế liệu gây ô nhiễm

Sau loạt bài phản ảnh của Môi trường và Đô thị Việt Nam về tình trạng ô nhiễm môi trường tại cơ sở tái chế phế liệu nhựa tại 2/47/11 Phan Văn Bảy, Ấp 1, xã Hiệp Phước, huyện Nhà Bè gây ra, Chủ tịch UBND huyện Nhà Bè đã chỉ đạo buộc di dời.

Hải Dương: Xã Thanh Hải mua thùng đựng rác 1 đằng sử dụng 1 nẻo (Bài 2)

Hiện nay, tại xã Thanh Hải, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương đang tồn tại rất nhiều bất cập trong việc mua và sử dụng thùng đựng rác 3 ngăn để phục vụ cho việc phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn.

Hỗ trợ cán bộ, công nhân vệ sinh môi trường Hải Phòng bị ảnh hưởng bão số 3

Theo thống kê mới nhất cập nhật tình hình thiệt hại sau bão số 3, Quảng Ninh (23.770 tỉ đồng) và Hải Phòng (11.000 tỉ đồng) tổng thiệt hại 34.770 tỉ đồng.

Sudan: Dịch tả hoành hành khiến 315 trường hợp tử vong

Ngày 16/9, Bộ Y tế Sudan cho biết nước này đã ghi nhận hơn 9.500 ca mắc bệnh tả, trong đó có 315 ca tử vong.

Quảng Ninh từng bước khôi phục lại sản xuất và đời sống nhân dân sau bão

Công tác khắc phục thiệt hại do bão số 3 gây ra đang được tỉnh Quảng Ninh thực hiện quyết liệt, tích cực, kịp thời, từng bước khôi phục lại sản xuất và đời sống nhân dân.