moitruongplus Vấn đề ô nhiễm môi trường tại làng nghề sản xuất bún Khắc Niệm một phần do chất thải và nước thải từ các hộ chăn nuôi, song chủ yếu từ nước thải sản xuất bún có nồng độ hữu cơ cao

Thời gian gầy đây, dư luận xã hội phản ánh nước thải từ làng nghề sản xuất bún phường Khắc Niệm (thành phố Bắc Ninh) ra kênh Tào Khê bị ô nhiễm nghiêm trọng, gây ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất và sinh hoạt hàng ngày của người dân. Trước thực tế trên, Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp với Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Tiên Du, thành phố Bắc Ninh và thị xã Quế Võ tiến hành xác minh, làm rõ hiện trạng ô nhiễm để có phương án xử lý hiệu quả.


Nước chảy qua con mương ở cánh đồng ven khu Tiền Trong, phường Khắc Niệm đặc sệt như cháo, sủi bọt trắng, bọt vàng. Ảnh: Internet

Xác minh thực tế cho thấy, kênh Tào Khê là nơi tiếp nhận nước thải của làng nghề sản xuất bún Khắc Niệm và nước thải của các đơn vị thuộc Công ty Cổ phần tập đoàn DABACO tại phường Khắc Niệm, (thành phố Bắc Ninh). Các đơn vị chức năng xác định rõ, nguồn phát thải nằm trên thượng lưu của kênh Tào Khê do hoạt động sản xuất bún xả nước thải ra ngoài môi trường bị phân hủy, lên men bốc mùi hôi thối, dòng nước đặc, xủi tăm bọt và có lẫn nhiều rác thải, gây ảnh hưởng tới nước mặt dưới hạ lưu của kênh Tào Khê. Đây cũng là nguyên nhân chính gây hiện tượng nước kênh Tào Khê có màu đen và bốc mùi hôi, thối đoạn từ xã Hiên Vân (Tiên Du) đến phường Yên Giả (thị xã Quế Võ) và ảnh hưởng xuống các vị trí khác thuộc hạ lưu kênh Tào Khê nằm trên địa bàn thị xã Quế Võ.

Theo ý kiến của Sở Tài nguyên và Môi trường: Để giải quyết tình trạng ô nhiễm nước kênh Tào Khê phải triển khai ngay các giải pháp xử lý triệt để tình trạng ô nhiễm nước thải của làng nghề bún Khắc Niệm. Tổ chức tu bổ, nạo vét, vớt bèo tại kênh mương; Công ty cổ phần Thoát nước và Xử lý nước thải Bắc Ninh thực hiện nạo vét hệ thống thoát nước; kịp thời cải tạo, sửa chữa những hư hỏng trên hệ thống thoát nước. Đề nghị UBND huyện Tiên Du chỉ đạo các xã tổ chức tu bổ, nạo vét, làm sạch tuyến kênh Tào Khê chảy qua địa bàn huyện; đẩy nhanh tiến độ triển khai dự án đầu tư xây dựng hệ thống thu gom, xử lý nước thải sinh hoạt tập trung huyện Tiên Du; giám sát các cơ sở sản xuất có phát sinh nước thải ra kênh Tào Khê; tuyên truyền, vận động nhân dân nâng cao ý thức, không xả chất thải rắn sinh hoạt ra kênh Tào Khê. Có như vậy mới giảm hiện tượng ô nhiễm như hiện nay.

Vấn đề ô nhiễm môi trường tại làng nghề sản xuất bún Khắc Niệm một phần do chất thải và nước thải từ các hộ chăn nuôi, song chủ yếu từ nước thải sản xuất bún có nồng độ hữu cơ cao, nước thải sau khi ngâm gạo được xả ra ngoài môi trường bị phân hủy, lên men, bốc mùi gây ảnh hưởng tới cuộc sống người dân và nguồn nước tưới cho nông nghiệp. Hiện nay, toàn phường có 207 hộ làm bún và chăn nuôi, chủ yếu sản xuất đơn lẻ, quy mô hộ gia đình, nằm rải rác, xen kẽ trong khu dân cư, tổng lượng nước thải sản xuất khoảng 4.500-5.000 m3/ngày đêm nên vấn đề nước thải rất khó giải quyết.  

Trước mắt, thành phố chỉ đạo phường Khắc Niệm tích cực tuyên truyền, vận động các hộ xây dựng bể Biogas, đạt 99,5%, tuy nhiên việc xử lý qua bể biogas chỉ sơ bộ, giảm một phần ô nhiễm. Theo bà Nguyễn Hồng Linh, Phó Phòng Tài nguyên và Môi trường thành phố: Phòng phối hợp, hướng dẫn phường Khắc Niệm thí điểm thực hiện xử lý nước thải tại 2 ao trước khu phố Tiền Ngoài bằng chế phẩm sinh học và vớt bèo, hút bùn góp phần làm giảm ô nhiễm nguồn nước, tổng kinh phí là 200 triệu đồng. Từ năm 2018, thành phố phê duyệt Dự án cải tạo Công trình xử lý nước thải làng nghề làm bún, công suất 400 m3/ngày; giao Công ty Cổ phần Thoát nước và Xử lý nước thải Bắc Ninh vận hành trạm xử lý nước thải tại Khắc Niệm. Tuy nhiên hiện nay công suất và công nghệ xử lý chưa đáp ứng được yêu cầu đề ra.

Năm 2022, UBND thành phố xây dựng dự thảo Đề án "Tổng thể xử lý ô nhiễm môi trường làng nghề phường Khắc Niệm giai đoạn 2022-2025” trong đó định hướng xử lý bằng phương pháp sinh học (sử dụng vi sinh IMO). Tiến hành thí điểm tại 1 vị trí cống chung thoát nước thải và 54 hộ gia đình tại khu Tiền Trong, kết quả thử nghiệm ban đầu cho thấy việc sử dụng vi sinh có hiệu quả trong việc giảm thiểu mùi hôi thối của nước thải và bùn thải, tuy nhiên mô hình thí điểm chưa đạt được kết quả khả thi, đảm bảo chất lượng nước thải theo quy định. Hiện nay, UBND thành phố đang tiếp tục cùng các đơn vị tư vấn nghiên cứu giải pháp xử lý ô nhiễm môi trường tại phường Khắc Niệm nhằm đạt hiệu quả cao khi triển khai thực tế. Đó sẽ là giải pháp căn cơ xử lý triệt để nguồn gây ô nhiễm của làng nghề sản xuất bún Khắc Niệm hiện nay.

Theo Môi trường và Đô thị

Các tin khác

trểt
rẻ
rewrew
fewef

Hà Nội: Yêu cầu khắc phục 30 công trình chưa được nghiệm thu về phòng cháy, chữa cháy

Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Hà Nội, ông Lê Hồng Sơn, vừa ký Công văn số 3061/UBND-NC yêu cầu khắc phục 30 công trình đã đưa vào hoạt động nhưng chưa được nghiệm thu phòng cháy, chữa cháy.

Chủ tịch huyện Nhà Bè chỉ đạo di dời cơ sở tái chế phế liệu gây ô nhiễm

Sau loạt bài phản ảnh của Môi trường và Đô thị Việt Nam về tình trạng ô nhiễm môi trường tại cơ sở tái chế phế liệu nhựa tại 2/47/11 Phan Văn Bảy, Ấp 1, xã Hiệp Phước, huyện Nhà Bè gây ra, Chủ tịch UBND huyện Nhà Bè đã chỉ đạo buộc di dời.

Hải Dương: Xã Thanh Hải mua thùng đựng rác 1 đằng sử dụng 1 nẻo (Bài 2)

Hiện nay, tại xã Thanh Hải, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương đang tồn tại rất nhiều bất cập trong việc mua và sử dụng thùng đựng rác 3 ngăn để phục vụ cho việc phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn.

Hỗ trợ cán bộ, công nhân vệ sinh môi trường Hải Phòng bị ảnh hưởng bão số 3

Theo thống kê mới nhất cập nhật tình hình thiệt hại sau bão số 3, Quảng Ninh (23.770 tỉ đồng) và Hải Phòng (11.000 tỉ đồng) tổng thiệt hại 34.770 tỉ đồng.

Sudan: Dịch tả hoành hành khiến 315 trường hợp tử vong

Ngày 16/9, Bộ Y tế Sudan cho biết nước này đã ghi nhận hơn 9.500 ca mắc bệnh tả, trong đó có 315 ca tử vong.

Quảng Ninh từng bước khôi phục lại sản xuất và đời sống nhân dân sau bão

Công tác khắc phục thiệt hại do bão số 3 gây ra đang được tỉnh Quảng Ninh thực hiện quyết liệt, tích cực, kịp thời, từng bước khôi phục lại sản xuất và đời sống nhân dân.