moitruongplus Mặt đường xuống cấp, xuất hiện nhiều "ổ voi”, "ổ gà”, nham nhở bùn đất là thực trạng tại con đường Nguyễn Cảnh Dị kéo dài, tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn giao thông và gây ô nhiễm môi trường.
Tuyến đường Nguyễn Cảnh Dị thuộc phường Định Công, quận Hoàng Mai được quy hoạch hiện đại với không gian mở. Tuy nhiên tuyến đường đã và đang bị xuống cấp nghiêm trọng nhưng chưa được quan tâm sửa chữa trong nhiều năm nay.
Khoảng 500m phố Nguyễn Cảnh Dị kéo dài, đoạn từ cầu sông Lừ đến cầu Định Công bị xuống cấp nặng nề. Tại đây, mặt đường bong tróc, xuống cấp nghiêm trọng, xuất hiện chằng chịt "ổ trâu”, "ổ voi”, "ổ gà"… sẵn sàng "nuốt chửng” người đi đường nếu vô tình di chuyển qua đây. Thực tế cho thấy, trên tuyến đường này đã có không ít trường hợp gặp tai nạn, bị ngã khi di chuyển vào những "cái bẫy” trên con phố "đau khổ" này.
Cùng với đó, vấn nạn đổ trộm phế thải diễn ra từ lâu làm rác thải ùn ứ, chất đống khiến người dân sống quanh nơi đây ám ảnh nhiều năm nay và làm cho hình bộ mặt thủ đô trở nên xấu xí.
Đường xuống cấp, rác thải chất đống khiến bộ mặt đô thị trở nên nhếch nhác.
Được biết đây là nút giao thông quan trọng nối đường Nguyễn Hữu Thọ, khu đô thị Đại Kim - Định Công với đường Định Công, Lê Trọng Tấn để vào trung tâm thành phố Hà Nội. Tuyến phố này đã xuất hiện tình trạng này từ nhiều năm nay nhưng đến nay vẫn chưa được chỉnh trang, quan tâm đúng mức.
Xe rác ngổn ngang không được tập kết đúng quy định
Rác thải chất đống ảnh hưởng cảnh quan và ô nhiễm môi trường
Không chỉ có rác thải sinh hoạt mà nhiều đống phế liệu xây dựng, bùn đất được đổ dọc ven đường cùng với cỏ dại mọc um tùm, gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông và mất mỹ quan đô thị.
Thực trạng những ngày nắng ở tuyến đường này khói bụi mù mịt, còn những hôm mưa thì bùn đất lẫn rác bẩn thỉu, hệ thống thoát nước kém khiến nước đọng tại những "ổ voi”, các phương tiện giao thông di chyển vô cùng khó khăn.
Con đường trở nên lầy lội sau những ngày mưa
Cư dân ở đây thường xuyên phải "đi nhờ” qua phố Trịnh Đình Cửu và đặc biệt về đêm, họ không dám đi qua con đường này vì không có điện, mặt đường không bằng phẳng gây nguy hiểm với những người tham gia giao thông, nhất là đối với người già, phụ nữ tay lái yếu.
Những "ổ voi” gây cản trở giao thông
Đường Nguyễn Cảnh Dị nằm trong ranh giới quy hoạch khu đô thị Bắc Đại Kim mở rộng, hiện đang liên quan đến 11 dự án thứ phát đang triển khai trong khu vực.
Theo quy định, sau khi dự án hoàn thành chủ đầu tư các dự án sẽ đóng góp kinh phí để xây dựng hạ tầng tuyến đường này. Tuy nhiên, đến thời điểm này mới có 3 dự án triển khai xây dựng còn các dự án khác vẫn trì trệ, không triển khai, không đóng góp xây dựng… khiến tuyến đường này bị xuống cấp nghiêm trọng. Dù người dân đã phản ánh trong nhiều năm nhưng thực trạng tình trạng cơ sở hạ tầng và môi trường khu vực này vẫn là một " điểm đen” của bộ mặt đô thị.
UBND phường Định Công đã nắm được và nhiều lần tổ chức trải thảm nhựa mặt đường. Tuy nhiên, do tuyến đường này không có hệ thống thoát nước nên chỉ được 1, 2 năm tình trạng xuống cấp lại tái diễn.
Đề nghị chính quyền và lực lượng chức năng phường Định Công đẩy mạnh tuần tra, kiểm soát, mật phục để phát hiện, xử lý nghiêm các trường hợp đổ trộm rác thải, phế thải. Đặc biệt, cần gắn trách nhiệm, tính điểm thi đua đối với cơ sở, tổ dân phố... nếu để tái diễn "điểm đen” rác thải tại địa bàn.
Cần có những biện pháp quyết liệt, triệt để nhằm giải quyết dứt điểm tình trạng xuống cấp của tuyến đường này, mang đến một hình ảnh thủ đô sạch đẹp, văn minh.
Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Hà Nội, ông Lê Hồng Sơn, vừa ký Công văn số 3061/UBND-NC yêu cầu khắc phục 30 công trình đã đưa vào hoạt động nhưng chưa được nghiệm thu phòng cháy, chữa cháy.
Sau loạt bài phản ảnh của Môi trường và Đô thị Việt Nam về tình trạng ô nhiễm môi trường tại cơ sở tái chế phế liệu nhựa tại 2/47/11 Phan Văn Bảy, Ấp 1, xã Hiệp Phước, huyện Nhà Bè gây ra, Chủ tịch UBND huyện Nhà Bè đã chỉ đạo buộc di dời.
Hiện nay, tại xã Thanh Hải, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương đang tồn tại rất nhiều bất cập trong việc mua và sử dụng thùng đựng rác 3 ngăn để phục vụ cho việc phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn.
Theo thống kê mới nhất cập nhật tình hình thiệt hại sau bão số 3, Quảng Ninh (23.770 tỉ đồng) và Hải Phòng (11.000 tỉ đồng) tổng thiệt hại 34.770 tỉ đồng.
Ngày 16/9, Bộ Y tế Sudan cho biết nước này đã ghi nhận hơn 9.500 ca mắc bệnh tả, trong đó có 315 ca tử vong.
Công tác khắc phục thiệt hại do bão số 3 gây ra đang được tỉnh Quảng Ninh thực hiện quyết liệt, tích cực, kịp thời, từng bước khôi phục lại sản xuất và đời sống nhân dân.