moitruongplus Không những trong quá trình vận chuyển cát gây ô nhiễm môi trường ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân, việc khai thác cát tại mỏ cát Nam Hà trong thời gian qua cũng tồn tại nhiều bất cập.
Ngày 29/3/2023 vừa qua, toà soạn Môi trường và Đô thị Việt Nam có phản ánh trong bài viết: "Tân Kỳ - Nghệ An: Hệ lụy ô nhiễm môi trường từ xe chở cát tại mỏ cát Nam Hà” về tình trạng gây ô nhiễm môi trường khiến người dân tại xã Nghĩa Hành, huyện Tân Kỳ, tỉnh Nghệ An bị đảo lộn do hàng loạt xe quá khổ chở cát từ mỏ cát Nam Hà.
Bãi khai thác và tập kết cát của Công ty TNHH Nam Hà không có camera giám sát cũng như trạm cân.
Cụ thể, theo phản ánh của người dân, hàng loạt xe tải trọng tải lớn khiến cả tuyến đường DT 534D đoạn từ xã Nghĩa Hành chạy đến xã Phú Sơn của huyện Tân Kỳ, Nghệ An bị băm nát, có nguy cơ mất an toàn giao thông, cuộc sống của người dân bị đảo lộn.
Được biết, trên địa bàn xã Nghĩa Hành có bãi khai thác cát của Công ty TNHH Nam Hà hoạt động trong thời gian gần đây.
Lần theo những chiếc xe trọng tải lớn chở cát, Phóng viên cũng ghi nhận hàng loạt bất cập trong việc khai thác cát tại mỏ cát Nam Hà.
Theo ghi nhận, tại mỏ cát không lắp đặt trạm cân hay camera giám sát để kiểm tra khối lượng khai thác và vận chuyển cát. Điều này gây khó khăn cho công tác quản lý khoáng sản và kiểm soát tải trọng phương tiện của các cơ quan chức năng.
Các con tàu "không số” đang neo đậu và khai thác cát tại mỏ cát Nam Hà.
Trong khi đó, các xe vận chuyển cát đều là các xe có trọng tải lớn, có dấu hiệu quá khổ quá tải nên nguy cơ thất thoát khoáng sản và thuế của Nhà Nước từ khai thác khoáng sản là rất lớn.
Theo tại khoản 2 Điều 42 Nghị định số 158/2016/NĐ-CP ngày 29/11/2016 của Chính phủ quy định: "Tổ chức, cá nhận khai thác khoáng sản, trừ hộ gia đình kinh doanh phải lắp đặt trạm cân tại vị trí đưa khoáng sản nguyên khai ra khỏi khu vực khai thác, lắp đặt camera giám sát tại các kho chứa để lưu trữ thông tin, số liệu liên quan”.
Như vậy, việc Công ty TNNH Nam Hà khai thác cát tại xã Nghĩa Hành, huyện Tân Kỳ, tỉnh Nghệ An nhưng không đặt trạm cân và camara giám sát là hành vi vi phạm phát luật về lĩnh vực khai thác khoáng sản.
Không những thế, các ghe tàu khai thác này còn có dấu hiệu khai thác trái phép khi các con tàu này là tàu "không số”. Nghĩa là các ghe tàu này không có đăng ký, đăng kiểm theo quy định của pháp luật.
Tại thời điểm PV ghi nhận thực tế, có 3 ghe tàu đang thực hiện neo đậu dưới sông và bơm cát lên bờ, và 3 con tàu đều không có "biển số”. Trên bờ luôn túc trực 2 máy múc để múc cát lên các xe vận chuyển.
Đồng thời, doanh nghiệp này cũng không có biện pháp nào để giảm thiểu ảnh hưởng đến chất lượng môi trường không khí, đến người đi đường và các hộ dân cư dọc tuyến đường vận chuyển xung quanh mỏ trong quá trình vận chuyển khiến người dân tại xã Nghĩa Hành sống trong khói bụi. Đặc biệt là người dân luôn nơm nớp lo sợ khi tham gia giao thông cùng với các xe vận chuyển trọng tải lớn chở cát này.
Con đường bị băm nát, còn người dân luôn phập phồng lo sợ khi tham gia giao thông.
Với việc khai thác cát không đúng quy hoạch khiến, nguồn tài nguyên này sẽ sớm cạn kiệt với nhiều hệ lụy làm xói mòn, ảnh hưởng dòng chảy tự nhiên, gây nguy hiểm cho tính mạng, tài sản của người dân, mất an ninh trật tự, gây bức xúc trong xã hội. Để việc khai thác cát sỏi đúng quy định, các cơ quan chức năng đã ban hành nhiều quy định, Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương tăng cường công tác quản lý, đẩy mạnh các biện pháp ngăn chặn, xử lý vi phạm trong hoạt động khai thác cát trên sông và cửa biển.
Trong quy định của nhà nước đối với các dự án khai thác cát, sỏi lòng sông, khi cấp phép thăm dò và khai thác, ngoài việc tuân thủ pháp luật về khoáng sản, môi trường, còn phải đáp ứng các yêu cầu về bảo vệ, duy trì khả năng thoát lũ của sông, không gây bồi lắng, xói, lở lòng sông và ảnh hưởng đến chức năng của nguồn nước.
Mặc dù được cấp phép nhưng việc khai thác cát của Công ty TNNH Nam Hà còn nhiều bất cập. Trữ lượng khai thác cát được cấp phép là bao nhiêu mà doanh nghiệp này lại không lắp camera giám sát và trạm cân? Doanh nghiệp có báo cáo định kỳ tác động môi trường khai thác hay không? Những con tàu "không số” có phải là "lực lượng chính” của Công ty TNNH Nam Hà?
Kính đề nghị các cơ quan chức năng tỉnh Nghệ An và huyện Tân Kỳ kiểm tra, làm rõ để tránh thất thoát tài nguyên khoáng sản và nguồn thu thuế từ lĩnh vực này. Đồng thời, yêu cầu doanh nghiệp có những giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường để người dân tại xã Nghĩa Hành không phải sống trong cảnh "hít bụi”.
Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Hà Nội, ông Lê Hồng Sơn, vừa ký Công văn số 3061/UBND-NC yêu cầu khắc phục 30 công trình đã đưa vào hoạt động nhưng chưa được nghiệm thu phòng cháy, chữa cháy.
Sau loạt bài phản ảnh của Môi trường và Đô thị Việt Nam về tình trạng ô nhiễm môi trường tại cơ sở tái chế phế liệu nhựa tại 2/47/11 Phan Văn Bảy, Ấp 1, xã Hiệp Phước, huyện Nhà Bè gây ra, Chủ tịch UBND huyện Nhà Bè đã chỉ đạo buộc di dời.
Hiện nay, tại xã Thanh Hải, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương đang tồn tại rất nhiều bất cập trong việc mua và sử dụng thùng đựng rác 3 ngăn để phục vụ cho việc phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn.
Theo thống kê mới nhất cập nhật tình hình thiệt hại sau bão số 3, Quảng Ninh (23.770 tỉ đồng) và Hải Phòng (11.000 tỉ đồng) tổng thiệt hại 34.770 tỉ đồng.
Ngày 16/9, Bộ Y tế Sudan cho biết nước này đã ghi nhận hơn 9.500 ca mắc bệnh tả, trong đó có 315 ca tử vong.
Công tác khắc phục thiệt hại do bão số 3 gây ra đang được tỉnh Quảng Ninh thực hiện quyết liệt, tích cực, kịp thời, từng bước khôi phục lại sản xuất và đời sống nhân dân.