moitruongplus Gần 20 người dân ở huyện Văn Quan, tỉnh Lạng Sơn bị buồn nôn, nôn, mệt mỏi và đau bụng sau khi ăn loại quả lạ chứa chất độc.
Hạt trẩu có chứa chất độc Saponosid. Ảnh: BVCC.
Trưa 27/3, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn cho biết khoa Hồi sức tích cực - Chống độc của đơn vị này vừa tiếp nhận bệnh nhân H.T.V.H. (53 tuổi) bị ngộ độc sau khi ăn loại hạt lạ.
Bệnh nhân được Trung tâm Y tế huyện Văn Quan chuyển đến bệnh viện trong tình trạng tỉnh tảo nhưng mệt mỏi, đau bụng, nôn và liên tục đại tiện phân lỏng.
Được biết, chị H. cùng với người nhà và một số người trong xóm nhặt được loại hạt lạ, có hình dáng gần giống hạt dẻ nên mang về ăn. Chỉ 30 phút sau khi ăn, chị H. xuất hiện triệu chứng buồn nôn, đau bụng và nhiều lần đại tiện có phân lỏng.
Khoảng 18 người khác cùng ăn loại hạt này cũng có triệu chứng tương tự, trong đó, một số người được đưa đến Trung tâm Y tế huyện Văn Quan điều trị. Do ăn số lượng nhiều hơn, chị H. gặp các diễn biến nặng hơn và chuyển đến Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn điều trị.
Tại đây, các bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân bị ngộ độc. Ngay lập tức, bệnh nhân được rửa dạ dày cấp cứu, bơm than hoạt, bù dịch và điện giải. Sau cấp cứu, tình hình bệnh nhân ổn định, kết quả xét nghiệm chức năng gan thận, chuyển hóa trong giới hạn bình thường và được xuất viện.
Theo bệnh viện, loại hạt do gia đình bệnh nhân mang đến được xác định là hạt của cây trẩu, có chứa chất độc Saponosid. Hạt trẩu chứa dầu béo, thường dùng để pha sơn hoặc làm phân bón, thuốc diệt chuột, thuốc trừ sâu.
Do chứa độc tính, sau khi ăn hạt cây trẩu khoảng 30 phút đến 4 giờ, bệnh nhân sẽ có triệu chứng tức ngực, đau đầu, đau bụng, nôn và tiêu chảy. Trong trường hợp nặng, bệnh nhân có thể đại tiện ra máu, đau đớn toàn thân, khó thở, co giật, tê liệt, thậm chí tử vong.
Vì vậy, các bác sĩ khuyến cáo người dân không nên ăn các loại quả, hạt khi không biết rõ nguồn gốc cũng như không ăn các loại quả, hạt dễ nhầm lẫn với hạt dẻ, quả mề gà… Ngay khi xuất hiện các dấu hiệu bất thường, người dân cần đến ngay cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị kịp thời, tránh trường hợp đáng tiếc xảy ra.
Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Hà Nội, ông Lê Hồng Sơn, vừa ký Công văn số 3061/UBND-NC yêu cầu khắc phục 30 công trình đã đưa vào hoạt động nhưng chưa được nghiệm thu phòng cháy, chữa cháy.
Sau loạt bài phản ảnh của Môi trường và Đô thị Việt Nam về tình trạng ô nhiễm môi trường tại cơ sở tái chế phế liệu nhựa tại 2/47/11 Phan Văn Bảy, Ấp 1, xã Hiệp Phước, huyện Nhà Bè gây ra, Chủ tịch UBND huyện Nhà Bè đã chỉ đạo buộc di dời.
Hiện nay, tại xã Thanh Hải, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương đang tồn tại rất nhiều bất cập trong việc mua và sử dụng thùng đựng rác 3 ngăn để phục vụ cho việc phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn.
Theo thống kê mới nhất cập nhật tình hình thiệt hại sau bão số 3, Quảng Ninh (23.770 tỉ đồng) và Hải Phòng (11.000 tỉ đồng) tổng thiệt hại 34.770 tỉ đồng.
Ngày 16/9, Bộ Y tế Sudan cho biết nước này đã ghi nhận hơn 9.500 ca mắc bệnh tả, trong đó có 315 ca tử vong.
Công tác khắc phục thiệt hại do bão số 3 gây ra đang được tỉnh Quảng Ninh thực hiện quyết liệt, tích cực, kịp thời, từng bước khôi phục lại sản xuất và đời sống nhân dân.