moitruongplus Tuyến QL12C đoạn từ QL1A chạy xuống cảng Việt Lào lâu nay luôn là điểm nóng về vấn đề ô nhiễm môi trường và mất an toàn giao thông do các phương tiện chở dăm gỗ và các dàn xe tải ben gây ra.
Theo phản ánh của người dân, sau nhiều ngày ghi hình tại tuyến đường QL12C đoạn từ QL1A chạy xuống cảng Việt Lào, PV Môi trường và Đô thị Việt Nam chứng kiến hàng loạt dàn xe chở dăm gỗ và đất đá nối đuôi nhau chạy liên tục không kể ngày đêm, khiến cho người dân sống hai bên tuyến đường, cũng như người dân tham gia giao thông trên tuyến đường phải ngày đêm sống chung với cảnh khói bụi ô nhiễm và cùng với nỗi lo tai nạn giao thông luôn thường trực.
Hàng loạt dàn xe chở dăm gỗ và đất đá nối đuôi nhau chạy liên tục.
Hiện nay đang vào mùa cao điểm thu mua keo tràm của các nhà máy băm dăm, bên cạnh đó tại Khu kinh tế Vũng Áng cũng đang triển khai nhiều dự án công trình quy mô lớn, kéo theo đó thì lượng phương tiện vận tải càng trở nên đông đúc hơn. Có mặt tại nhà máy chế biến lâm sản công ty TNHH Tân Trường Phát chúng tôi chứng kiến từng hàng dài xe chở keo đang nối đuôi nhau chờ để vào đổ hàng, ngay tại trước cổng nhà máy xe chở dăm gỗ cũng liên tục ra vào, xe đi tới đâu là bụi bay mù mịt tới đó, nhiều điểm của tuyến đường này đã bị xuống cấp hư hỏng.
Theo chân một chiếc xe chở dăm gỗ chạy từ nhà máy này ra QL12C hướng về cảng Việt Lào, PV ghi nhận quá trình di chuyển do che chắn sơ sài cộng với lượng dăm chở chất cao quá thùng xe nên xe đi tới đâu dăm gỗ rơi vãi ra đường tới đó, dọc hai bên tuyến đường lượng dăm gỗ rơi vãi dày đặc làm mất mỹ quan, gây ô nhiểm môi trường.
Người dân luôn phải sống chung với cảnh khói bụi ô nhiễm và cùng với nỗi lo tai nạn giao thông.
Còn tại tuyến đường rẽ vào nhà máy của công ty HANVINA dù tuyến đường này được cắm biển quy định cho phép xe trọng tại dưới 13 tấn nhưng hàng ngày tuyến đường vẫn phải cõng trên mình những dàn xe trọng tại lớn ba chân, bốn chân, đầu kéo chở keo tràm thường xuyên ra vào khiến tuyến đường nhiều điểm bị hư hỏng.
Dàn xe tải chở dăm gỗ có dấu hiệu cơi nới và dấu hiệu quá tải trọng chạy không kể ngày đêm.
Chị Lam người dân sống trên tuyến QL12C bức xúc cho biết: Xe chạy ở tuyến đường này ghê lắm chạy nhanh lắm, sống ở đây là dân ai cũng sợ. Ô nhiễm thì khỏi phải nói vì nó quá ô nhiễm đủ thứ rơi vãi nhà xung quanh đây là ai cũng phải đóng cửa cả ngày chứ không bụi bay vô nhà hết. Dân ở đây cũng đã kiến nghị lên cấp trên nhiều lần nhưng rồi không ăn thua.
Vấn đề ô nhiễm môi trường, đường sá bị xuống cấp hư hỏng không chỉ do lượng xe chở dăm gỗ gây ra, mà còn là do các dàn xe tải beng chở vật liệu phục vụ các công trình dự án. Đặc biệt tại đoạn đường các dàn xe ben thường xuyên vận chuyển vật liệu để vào phục vụ dự án nhà máy nhiệt điện 2 tại thôn Hải Phong, xã Kỳ Lợi, chỉ trong thời gian ngắn ghi hình tại đây PV cũng không thể nào chịu được trước tình trạng khói bụi ô nhiễm, quang cảnh hai bên tuyến đường cỏ cây được phủ bởi một màu vàng ố do bụi bám kín, xe này nối đuôi xe khác chạy tới đâu khói bụi ngút trời tới đó.
Lượng phương tiện vận tải ngày càng trở nên đông đúc.
Những ngày ghi hình tại đây, PV chứng kiến dàn xe chở keo tràm chất cao ngút vượt quá thùng xe có dấu hiệu quá tải, cùng với nhiều dàn xe tải ben chở vật liệu cũng có dấu hiệu cơi nới thành thùng và có dấu hiệu quá tải trọng chạy không kể ngày đêm, nhưng lại không thấy bóng dáng lực lượng chức năng nào tuần tra xứ lý.
Trước thực trạng trên, PV đã liên hệ với ông Tuấn, đội trưởng CSGT thị xã Kỳ Anh: Vấn đề ô nhiễm là do lực lượng Công an Kinh tế phụ trách, chứ CSGT không phụ trách, còn các xe dăm gỗ rơi vãi thì đã có kế hoạch ra quân xử lý và đã xứ lý nhiều trường hợp, vấn đề xe cơi nới, quá khổ là tuyệt đối không có - Ông Tuấn cho biết.
Xe đi tới đâu dăm gỗ rơi vãi ra đường tới đó, dọc hai bên tuyến đường lượng dăm gỗ rơi vãi dày đặc.
Theo như lời ông Tuấn trao đổi thì lực lượng chức năng cụ thể đây là ( CSGT thị xã Kỳ Anh) đã ra quân xử lý một cách ráo riết và mạnh mẽ, nhưng tại sao tình trạng rơi vãi dăm gỗ, ô nhiễm môi trường từ hoạt động của các dàn xe vận tải không hề thuyên giảm mà thậm chí còn nghiêm trọng hơn?!
Để chấn chỉnh tình hình trên, kính đề nghị UBND tỉnh Hà Tĩnh chỉ đạo các ngành chức năng liên quan có các biện pháp mạnh mẽ hơn, nhằm giảm bớt tình trạng ô nhiễm môi trường.
Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Hà Nội, ông Lê Hồng Sơn, vừa ký Công văn số 3061/UBND-NC yêu cầu khắc phục 30 công trình đã đưa vào hoạt động nhưng chưa được nghiệm thu phòng cháy, chữa cháy.
Sau loạt bài phản ảnh của Môi trường và Đô thị Việt Nam về tình trạng ô nhiễm môi trường tại cơ sở tái chế phế liệu nhựa tại 2/47/11 Phan Văn Bảy, Ấp 1, xã Hiệp Phước, huyện Nhà Bè gây ra, Chủ tịch UBND huyện Nhà Bè đã chỉ đạo buộc di dời.
Hiện nay, tại xã Thanh Hải, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương đang tồn tại rất nhiều bất cập trong việc mua và sử dụng thùng đựng rác 3 ngăn để phục vụ cho việc phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn.
Theo thống kê mới nhất cập nhật tình hình thiệt hại sau bão số 3, Quảng Ninh (23.770 tỉ đồng) và Hải Phòng (11.000 tỉ đồng) tổng thiệt hại 34.770 tỉ đồng.
Ngày 16/9, Bộ Y tế Sudan cho biết nước này đã ghi nhận hơn 9.500 ca mắc bệnh tả, trong đó có 315 ca tử vong.
Công tác khắc phục thiệt hại do bão số 3 gây ra đang được tỉnh Quảng Ninh thực hiện quyết liệt, tích cực, kịp thời, từng bước khôi phục lại sản xuất và đời sống nhân dân.