moitruongplus Biết rằng việc cưỡng chế này không ai mong muốn, vì nó gây thiệt hại đến tiền bạc, công sức, thời gian và cả uy tín nhưng nếu đội ngũ lãnh đạo không quyết tâm cao thì sẽ tạo ra tiền lệ xấu cho những trường hợp vi phạm về sau này.
Sau 2 bài viết ghi nhận thực trạng công trình "khủng” xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp tại thôn Bái Đô, xã Tri Thuỷ, huyện Phú Xuyên. PV Môi trường và Đô thị Việt Nam đã có dịp trao đổi với luật sư Hà Mạnh Huy, Giám đốc Công ty Luật TNHH Hà Nguyễn, Đoàn luật sư TP. Hà Nội.
Công trình xây dựng trái phép tại thôn Bái Đô, xã Tri Thuỷ, huyện Phú Xuyên.
Luật sư Hà Mạnh Huy cho biết: Qua nội dung báo chí phản ánh cho thấy lãnh đạo xã Tri Thuỷ đã xác định có việc xây dựng công trình trái phép trên diện tích đất thuộc hành lang kênh tưới của Xí nghiệp Thuỷ lợi. Và theo vị lãnh đạo này, lý do đến nay vẫn chưa xử lý, cưỡng chế được vì phải chờ huyện… Việc để xảy ra sai phạm và chẫm chễ khi xử lý sai phạm thể hiện sự chưa làm hết trách nhiệm của người có thẩm quyền.
Luật sư Hà Mạnh Huy phân tích: Theo quy định tại Khoản 5 Điều 56 Nghị định số 15/2021/NĐ - CP ngày 03/3/2021 quy định chi tiết một số nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng thì "Trách nhiệm của Uỷ ban nhân dân cấp huyện, cấp xã" trong quản lý trật tự xây dựng được xác định rất rõ là: Chịu trách nhiệm về quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn theo phân cấp, uỷ quyền của Uỷ ban nhân dân tỉnh; tổ chức thực hiện việc theo dõi, kiểm tra, phát hiện, ngăn chặn và xử lý hoặc kiến nghị xử lý kịp thời khi phát sinh vi phạm trên địa bàn; thực hiện cưỡng chế công trình vi phạm trật tự xây dựng trên địa bàn theo quy định của pháp luật.
Việc để xảy ra sai phạm và chẫm chễ khi xử lý sai phạm thể hiện sự chưa làm hết trách nhiệm của người có thẩm quyền.
Hiện nay, việc trước mắt là xử lý dứt điểm công trình sai phạm, sau đó đến việc làm rõ trách nhiệm của cán bộ trong việc quản lý đã để xảy ra sai phạm trên tại xã Tri Thuỷ.
Theo quy định của pháp luật, việc cưỡng chế đối với công trình vi phạm kia là điều bắt buộc. Biết rằng việc cưỡng chế này không ai mong muốn, vì nó gây thiệt hại đến tiền bạc, công sức, thời gian và cả uy tín nhưng nếu đội ngũ lãnh đạo không quyết tâm cao thì sẽ tạo ra tiền lệ xấu cho những trường hợp vi phạm về sau này.
Trước đó, Môi trường và Đô thị Việt Nam đăng tải 2 bài viết: Xã Tri Thuỷ, Phú Xuyên (Hà Nội): Vì sao chưa cưỡng chế biệt thự xây trái phép? Và bài "Huyện Phú Xuyên sẽ kiểm tra, xử lý biệt thự xây dựng trái phép tại xã Tri Thuỷ” phản ánh việc xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp tại xã Tri Thuỷ, cả lãnh đạo UBND xã Tri Thuỷ và lãnh đạo huyện đã nắm được nhưng chưa hề bị xử lý.
Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Hà Nội, ông Lê Hồng Sơn, vừa ký Công văn số 3061/UBND-NC yêu cầu khắc phục 30 công trình đã đưa vào hoạt động nhưng chưa được nghiệm thu phòng cháy, chữa cháy.
Sau loạt bài phản ảnh của Môi trường và Đô thị Việt Nam về tình trạng ô nhiễm môi trường tại cơ sở tái chế phế liệu nhựa tại 2/47/11 Phan Văn Bảy, Ấp 1, xã Hiệp Phước, huyện Nhà Bè gây ra, Chủ tịch UBND huyện Nhà Bè đã chỉ đạo buộc di dời.
Hiện nay, tại xã Thanh Hải, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương đang tồn tại rất nhiều bất cập trong việc mua và sử dụng thùng đựng rác 3 ngăn để phục vụ cho việc phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn.
Theo thống kê mới nhất cập nhật tình hình thiệt hại sau bão số 3, Quảng Ninh (23.770 tỉ đồng) và Hải Phòng (11.000 tỉ đồng) tổng thiệt hại 34.770 tỉ đồng.
Ngày 16/9, Bộ Y tế Sudan cho biết nước này đã ghi nhận hơn 9.500 ca mắc bệnh tả, trong đó có 315 ca tử vong.
Công tác khắc phục thiệt hại do bão số 3 gây ra đang được tỉnh Quảng Ninh thực hiện quyết liệt, tích cực, kịp thời, từng bước khôi phục lại sản xuất và đời sống nhân dân.