moitruongplus Thời gian gần đây, tại một số khu vực đất trống thuộc dự án Cụm công nghiệp Đức Thuận 2, tại xã Mỹ Hạnh Bắc (Đức Hòa - Long An) xuất hiện tình trạng nhiều cá nhân, đơn vị đổ trộm phế thải nhựa, vải vụn từ may mặc… sau đó đốt hủy gây ô nhiễm môi trường.



Theo phản ánh của người dân địa phương, trong thời gian gần đây, trên địa xã Mỹ Hạnh Bắc, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An xuất hiện tình trạng đổ trộm rồi tự ý đốt rác thải công nghiệp chưa qua xử lý.



Để tìm hiểu về tình trạng trên, phóng viên Môi trường và Đô thị Việt Nam đã có mặt tại tuyến đường nằm trong dự án Khu công nghiệp Đức Thuận 2 thuộc xã Mỹ Hạnh Bắc. Hiện ra trước mắt phóng viên là các loại rác thải công nghiệp được chất chồng đống lên nhau như: nhựa, vải vụn, kính vụn, giấy bóng túi ni lông và một số loại rác thải sinh hoạt khác.



Các loại rác thải này được tập kết chất thành từng đống lớn đang trong quá trình bị đốt, cháy âm ỉ. Mùi hôi thối từ rác thải sinh hoạt hòa cùng khói, khiến ai đi qua cũng phải nín thở từ xa. Một số đống được đốt từ trước mỗi khi gió thổi bụi bay đầy trời. Mùi khét nồng nặc từ bãi rác này bay theo chiều gió, lan toả khắp cả một vùng rộng lớn.



Theo tìm hiểu của phóng viên, việc đổ trộm và đốt rác tại tuyến đường thuộc dự án Khu công nghiệp Đức Thuận 2 đã diễn ra trong thời gian dài, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường và sức khỏe của người dân nơi đây. Thế nhưng, tình trạng này vẫn diễn ra một cách ngang nhiên nhưng không có sự can thiệp nào từ chính quyền địa phương?!



Được biết, dự án Cụm công nghiệp Đức Thuận 2, tại xã Mỹ Hạnh Bắc, huyện Đức Hòa, được UBND tỉnh Long An quyết định thành lập vào ngày 01/2/2019 theo Quyết định số 479/QĐ-UBND, Công ty CP Đầu tư Xây dựng Đức Thuận Long An là chủ đầu tư. Dự án có quy mô 46.2714 hecta, với vốn đầu tư hạ tầng là 543 tỷ đồng. Dự kiến, dự án Cụm công nghiệp Đức Thuận sẽ hoàn thành xây dựng kết cấu hạ tầng vào cuối năm 2020 và đưa vào hoạt động khai thác tiếp nhận nhà đầu tư thứ cấp vào đầu năm 2021. Tuy nhiên, theo ghi nhận của phóng viên, dự án trên vẫn "ám binh bất động”, chưa thấy có dấu hiệu thi công.



Việc chậm trễ triển khai dự án không những gây lãng phí gây lãng phí nguồn lực, ảnh hưởng đến phát triển kinh tế - xã hội… mà còn tạo ra "lỗ hổng” để nhiều cá nhân, đơn vị lợi dụng đổ, đốt rác gây ô nhiễm môi trường sống.

Trước tình trạng trên kính đề nghị UBND huyện Đức Hòa, Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Đức Hòa, UBND xã Mỹ Hạnh Bắc kiểm tra, giải quyết dứt điểm, triệt để tình trạng đổ, đốt rác trộm nhằm bảo vệ môi trường không khí và môi trường sống của người dân quanh đây.

Theo Môi trường và Đô thị

Các tin khác

trểt
rẻ
rewrew
fewef

Hà Nội: Yêu cầu khắc phục 30 công trình chưa được nghiệm thu về phòng cháy, chữa cháy

Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Hà Nội, ông Lê Hồng Sơn, vừa ký Công văn số 3061/UBND-NC yêu cầu khắc phục 30 công trình đã đưa vào hoạt động nhưng chưa được nghiệm thu phòng cháy, chữa cháy.

Chủ tịch huyện Nhà Bè chỉ đạo di dời cơ sở tái chế phế liệu gây ô nhiễm

Sau loạt bài phản ảnh của Môi trường và Đô thị Việt Nam về tình trạng ô nhiễm môi trường tại cơ sở tái chế phế liệu nhựa tại 2/47/11 Phan Văn Bảy, Ấp 1, xã Hiệp Phước, huyện Nhà Bè gây ra, Chủ tịch UBND huyện Nhà Bè đã chỉ đạo buộc di dời.

Hải Dương: Xã Thanh Hải mua thùng đựng rác 1 đằng sử dụng 1 nẻo (Bài 2)

Hiện nay, tại xã Thanh Hải, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương đang tồn tại rất nhiều bất cập trong việc mua và sử dụng thùng đựng rác 3 ngăn để phục vụ cho việc phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn.

Hỗ trợ cán bộ, công nhân vệ sinh môi trường Hải Phòng bị ảnh hưởng bão số 3

Theo thống kê mới nhất cập nhật tình hình thiệt hại sau bão số 3, Quảng Ninh (23.770 tỉ đồng) và Hải Phòng (11.000 tỉ đồng) tổng thiệt hại 34.770 tỉ đồng.

Sudan: Dịch tả hoành hành khiến 315 trường hợp tử vong

Ngày 16/9, Bộ Y tế Sudan cho biết nước này đã ghi nhận hơn 9.500 ca mắc bệnh tả, trong đó có 315 ca tử vong.

Quảng Ninh từng bước khôi phục lại sản xuất và đời sống nhân dân sau bão

Công tác khắc phục thiệt hại do bão số 3 gây ra đang được tỉnh Quảng Ninh thực hiện quyết liệt, tích cực, kịp thời, từng bước khôi phục lại sản xuất và đời sống nhân dân.