moitruongplus Từ phản ánh của Môi trường và Đô thị Việt Nam, Chủ tịch UBND huyện Lập Thạch đã trực tiếp xuống hiện trường và chỉ đạo dừng thi công Dự án nạo vét hồ Giếng Giát ở xã Quang Sơn để kiểm tra việc xử lý chất thải tại đây.
Trước đó, ngày 14/03/2023, Môi trường và Đô thị Việt Nam đăng tải bài viết "Vĩnh Phúc: Cần giám sát xử lý chất thải dự án xã Quang Sơn gây ô nhiễm môi trường" (https://www.moitruongvadothi.vn/vinh-phuc-can-giam-sat-xu-ly-chat-thai-du-an-xa-quang-son-gay-o-nhiem-moi-truong-a125298.html). Nội dung bài viết phản ánh quá trình thực hiện dự án đã diễn ra tình trạng nhà thầu có dấu hiệu không vận chuyển đất, bùn thải nạo vét hồ đi xử lý tại điểm đổ thải theo quy định mà lại cho các hộ dân gần đó để sử dụng. Đáng nói, hàng ngày lượng chất thải này bốc mùi hôi thối, gây ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống các hộ dân xung quanh, làm ô nhiễm môi trường và nguy cơ gây thất thoát ngân sách Nhà nước.
Liên quan đến nội dung phản ánh trên, trao đổi với PV, ông Hoàng Long Biên - Chủ tịch UBND huyện Lập Thạch, cho biết: Sau khi báo chí phản ánh, ngay trong sáng ngày 15/3/2023, tôi dẫn đầu đoàn kiểm tra của UBND huyện Lập Thạch đã có mặt tại Dự án Nạo vét hồ Giếng Giát (sau đây gọi tắt là Dự án), xã Quang Sơn để kiểm tra và chỉ đạo việc xử lý chất thải của dự án này.
Điểm tập kết chất thải là bùn loãng rộng hàng nghìn m2 đã khô lại nhưng đơn vị thi công vẫn chưa vận chuyển đi.
Về vị trí đổ thải dự án, người đứng đầu chính quyền huyện Lập Thạch cho biết: Trong phê duyệt dự án có quy định điểm đổ thải, tuy nhiên vì bùn khi nạo vét lên còn bị nhão nên cần phải để khô rồi mới mang đi đến đúng điểm đổ thải theo đúng quy định được duyệt.
Thế nhưng trên thực tế cho thấy, theo ghi nhận của PV, tại điểm đổ thải ngay cạnh dự án vẫn còn nguyên hiện trạng, lượng lớn đất bùn thải đã khô cứng, cỏ đã mọc khá cao che phủ cả bãi bùn thải màu đen với diện tích hàng nghìn m2. Nhưng không có dấu hiệu nào cho thấy nhà thầu vận chuyển khối lượng chất thải này đi đổ tại vị trí đổ thải được quy định của dự án.
Cách đó không xa có một máy xúc cũng nằm chơ lơ giữa lòng hồ, xung quanh là rất nhiều những vệt bùn thải màu đen bốc mùi hôi thối do "sản phẩm" của các trại lợn xung quanh trực tiếp thải ra. Đáng nói, một trong những trại lợn nằm cạnh dự án có một trang trại của chính hộ ông Diệp Minh Phú-Chủ tịch UBND xã Quang Sơn(thông tin này được chính ông Phú xác nhận).
Một chiếc máy xúc nằm chơ vơ giữa hồ do dự án đã bị yêu cầu tạm dừng để kiểm tra việc xử lý chất thải.
Trong một diễn biến khác, liên quan đến điểm đổ thải dự án, PV Môi trường và Đô thị Việt Nam tiếp tục có buổi làm việc với ông Diệp Minh Phú - Chủ tịch UBND xã Quang Sơn. Ông Phú cho biết, nguyên tắc chất thải khi nạo vét lên phải vận chuyển đi ngay nhưng vì là bùn lỏng nên phải để tập kết cho khô lại, chứ vận chuyển đi ngay thì rơi vãi hết ra đường, ảnh hưởng đến người dân.
Cũng theo ông Phú, hiện tại đơn vị thi công cũng đang múc đi rồi, còn thỉnh thoảng có một số người dân mua một vài xe thải để đổ lên đồi thì mình cũng không theo dõi được, không cấm được việc đấy, tôi mà có đồi tôi xin tất tôi đổ lên đồi ấy.
Nội dung ông Phú trả lời ở trên chẳng khác nào chủ đầu tư đang "vẽ đường” cho nhà thầu đổ thải trái phép, đổ thải không đúng vị trí đã được quy định tại dự án. Điều này cũng thể hiện rõ vị Chủ tịch xã Quang Sơn không nắm rõ được quy trình khắt khe trong quản lý, xử lý chất thải dự án, và tại sao trong dự toán của dự án thì chủ đầu tư phải sử dụng một số tiền lớn từ ngân sách Nhà nước (dự án được đầu tư từ nguồn ngân sách – PV) để chi trả cho nhà thầu xử lý chất thải.
Ngoài ra, Chủ tịch UBND xã Quang Sơn cho biết: Hiện tại dự án đang bị UBND huyện Lập Thạch yêu cầu tạm dừng thi công để kiểm tra việc xử lý chất thải. Sau khi kiểm tra, xem xét tình hình thế nào rồi mới tiếp tục cho thực hiện. Còn về biên bản yêu cầu đơn vị thi công phải chở chất thải đi đến đúng điểm quy định thì đã giao cho cán bộ địa chính thực hiện, nhưng thời gian vừa rồi cũng nhiều việc nên chưa thấy có văn bản báo cáo.
Trang trại lợn của Chủ tịch xã Quang Sơn đã và đang thải trực tiếp ra lòng hồ Giếng Giát, đây là một trong những nguyên nhân gây ra lượng bùn thải bốc mùi hôi thối tại dự án.
Trước sự việc trên, có thể thấy lãnh đạo UBND huyện Lập Thạch sau khi nắm bắt thông tin người dân, báo chí phản ánh liên quan đến dự án đã rất kịp thời vào cuộc chỉ đạo, kiểm tra thực địa tại dự án. Việc làm này được dư luận xã hội đánh giá rất cao và nhận được sự tín nhiệm, niềm tin lớn trong nhân dân. Tuy nhiên, phía chủ đầu tư, nhà thầu dự án vẫn chưa nghiêm túc thực hiện chỉ đạo của Chủ tịch UBND huyện Lập Thạch, khi chưa vận chuyển ngay lượng đất bùn thải đã khô cứng, đủ điều kiện vận chuyển đến tại vị trí đổ thải quy định. Bằng chứng là cả bãi tập kết rộng hàng nghìn m2 đã khô, cỏ đã mọc nhưng vẫn an nhiên "ngự’ trên đất vườn nhà dân nằm cạnh dự án.
Để thực hiện nghiêm chỉ đạo của Chủ tịch UBND huyện Lập Thạch về việc xử lý chất thải dự án đúng quy định pháp luật, đảm bảo vệ sinh môi trường và tránh gây thất thoát ngân sách Nhà nước, chúng tôi kính đề nghị cơ quan chức năng tỉnh Vĩnh Phúc và chính quyền huyện Lập Thạch cần tiếp tục vào cuộc kiểm tra, giám sát sự việc, đồng thời xử lý nghiêm những tập thể, cá nhân liên quan đến vị phạm (nếu có).
Môi trường và Đô thị sẽ tiếp tục thông tin về sự việc.
Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Hà Nội, ông Lê Hồng Sơn, vừa ký Công văn số 3061/UBND-NC yêu cầu khắc phục 30 công trình đã đưa vào hoạt động nhưng chưa được nghiệm thu phòng cháy, chữa cháy.
Sau loạt bài phản ảnh của Môi trường và Đô thị Việt Nam về tình trạng ô nhiễm môi trường tại cơ sở tái chế phế liệu nhựa tại 2/47/11 Phan Văn Bảy, Ấp 1, xã Hiệp Phước, huyện Nhà Bè gây ra, Chủ tịch UBND huyện Nhà Bè đã chỉ đạo buộc di dời.
Hiện nay, tại xã Thanh Hải, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương đang tồn tại rất nhiều bất cập trong việc mua và sử dụng thùng đựng rác 3 ngăn để phục vụ cho việc phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn.
Theo thống kê mới nhất cập nhật tình hình thiệt hại sau bão số 3, Quảng Ninh (23.770 tỉ đồng) và Hải Phòng (11.000 tỉ đồng) tổng thiệt hại 34.770 tỉ đồng.
Ngày 16/9, Bộ Y tế Sudan cho biết nước này đã ghi nhận hơn 9.500 ca mắc bệnh tả, trong đó có 315 ca tử vong.
Công tác khắc phục thiệt hại do bão số 3 gây ra đang được tỉnh Quảng Ninh thực hiện quyết liệt, tích cực, kịp thời, từng bước khôi phục lại sản xuất và đời sống nhân dân.