moitruongplus Hưng Yên chuyển đổi thần tốc hơn 2000m2 đất nông nghiệp sang đất ở trong 1 ngày. Vậy ông Phạm Văn Ngạn là ai? Và sự thiếu đồng đều trong xử lý vi phạm theo đúng tinh thần Kế hoạch 93A của tỉnh thì có tạo được niềm tin trong nhân dân.
Biệt phủ xây trên đất nông nghiệp bị xử phạt rồi được chuyển đổi "thần tốc”. Ông Phạm Văn Ngạn là ai?
Như Môi trường và Đô thị Việt Nam đã đưa tin về công trình biệt phủ "khủng” được xây dựng trên đất nông nghiệp với diện tích hàng nghìn m2 tại thôn La Tiến, xã Nguyên Hòa, huyện Phù Cừ, tỉnh Hưng Yên hiện đang thu hút được rất nhiều sự chú ý của dư luận thời gian gần đây là bởi công trình đã bị xử phạt nhưng không yêu cầu tháo dỡ mà ngay sau đó được chuyển đổi mục đích sử dụng đất một cách "thần tốc” chỉ trong 1 ngày.
Công trình biệt phủ "khủng” tại thôn La Tiến, xã Nguyên Hòa, huyện Phù Cừ, tỉnh Hưng Yên.
Cụ thể, ngày 20/7/2022, sau khi phát hiện ông Phạm Văn Ngạn, có địa chỉ tại thôn La Tiến, xã Nguyên Hòa, huyện Phù Cừ, tỉnh Hưng Yên xây dựng nhà ở và công trình phụ trợ trên đất nông nghiệp (tại thửa đất số 09 và 12 tờ bản đồ số 33) xã Nguyên Hòa. UBND huyện Phù Cừ đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm của ông Ngạn với mức xử phạt là 11.500.000 đồng.
Chỉ 2 ngày sau khi bị xử phạt vi phạm hành chính, ngày 22/7/2022, UBND xã Nguyên Hòa có tờ trình đề nghị UBND huyện Phù Cừ. Và, cũng trong ngày 22/7/2022 Phòng tài nguyên và Môi trường huyện Phù Cừ cũng có tờ trình đề nghị UBND huyện Phù Cừ chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp sang đất ở. Để rồi, cũng trong ngày 22/7/2022 việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất cho ông Phạm Văn Ngạn với tổng diện tích chuyển đổi hơn 2000 m2 đã được hoàn tất bằng Quyết định số 2336/QĐ-UBND của UBND huyện Phù Cừ về việc cho phép chuyển đổi mục đích sử dụng đất. Quyết định này do Phó Chủ tịch UBND huyện Phù Cừ - Vũ Xuân Thủy ký.
Vậy ông Phạm Văn Ngạn là ai ? Đây là câu hỏi gây ra nhiều sự tò mò cũng như nhận được nhiều sự quan tâm nhất từ bạn đọc. Tò mò, quan tâm bởi lẽ với lượng công việc, hồ sơ để chuyển đổi hơn 2000 m2 đất nông nghiệp sang đất ở là rất nhiều, nhưng UBND huyện Phù Cừ chỉ làm trong vòng 1 ngày. Vậy, ông Ngạn có gì đặc biệt!
Theo tìm hiểu của PV Môi trường và Đô thị Việt Nam, ông Phạm Văn Ngạn là một doanh nhân nổi tiếng tại tỉnh Hưng Yên, đặc biệt là trên địa bàn huyện Phù Cừ trong lĩnh vực xây dựng. Ông là Giám đốc Công ty TNHH Tiến Ngạn suốt nhiều năm trước khi bàn giao lại vị trí đó cho người khác.
Doanh nghiệp của ông nổi tiếng là đơn vị thi công nhiều công trình lớn về lĩnh vực xây dựng đường giao thông, nhà lớp học, nhà văn hóa… trên địa bàn huyện Phù Cừ. Chỉ tính riêng các gói thầu do Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Phù Cử là bên mời thầu, trong năm 2022 đến nay Công ty TNHH Tiến Ngạn đã trúng 9 gói thầu với tổng giá trị hơn 366 tỷ đồng. Tỉ lệ tiết kiệm của các gói thầu rất nhỏ.
Và hiện nay, ngay tại UBND xã Nguyên Hòa, Công ty TNHH Tiến Ngạn cũng đang thực hiện gói thầu thi công xây lắp công trình Xây dựng mới nhà văn hóa và các công trình phụ trợ UBND xã Nguyên Hòa với giá trúng thầu 12.014.884.000 đồng, tiết kiệm 13.084.000 đồng so với giá trị của gói thầu.
Có thể thấy, ông Phạm Văn Ngạn và Công ty TNHH Tiến Ngạn là doanh nhân có tiếng, doanh nghiệp "quen mặt” với chính quyền địa phương. Doanh nghiệp của ông liên tục trúng thầu và thi công nhiều công trình trên địa bàn do UBND huyện Phù Cừ làm chủ đầu tư.
Sự khác biệt giữa các địa phương về cách xử lý vi phạm theo Kế hoạch 93a/KH-UBND của UBND tỉnh Hưng Yên.
Như đã đưa tin, hiện nay tỉnh Hưng Yên đang đẩy mạnh việc xử lý vi phạm Kế hoạch 93a/KH-UBND ngày 31/3/2017 của UBND tỉnh về giải tỏa các công trình xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp; vi phạm hành lang bảo vệ công trình giao thông, thủy lợi và hoạt động bến bãi, khai thác cát trái phép. Kết quả đạt được là rất tích cực và rõ rệt.
Tuy nhiên, giữa các huyện, thành phố trong tỉnh lại có sự khác nhau trong công tác triển khai, xử lý vi phạm. Điều này ít nhiều lại làm vơi bớt niềm tin của nhân dân vào đội ngũ cán bộ các địa phương nói riêng cũng như Kế hoạch 93a/KH-UBND của tỉnh nói chung.
Bình luận về sự khác nhau này, đặc biệt là so sánh với "phi vụ” thần tốc ở huyện Phù Cừ của ông Phạm Văn Ngạn, có ý kiến cho rằng: Cùng là Kế hoạch 93a/KH-UBND của tỉnh nhưng có huyện bắn cái lều tôn 7m2 để trông nom vườn mà còn phải phá dỡ.
Tiếp nữa, minh chứng điển hình thể hiện sự khác nhau giữa huyện Phù Cừ và các huyện, thành phố khác trong việc thực hiện Kế hoạch 93a/KH-UBND như: Công trình xây dựng trên đất nông nghiệp của Công ty TNHH Lai Hoài trên diện tích hơn 1000m2 xây dựng nhà xưởng để sản xuất hàng may mặc tại xã Hồng Nam, thành phố Hưng Yên.
Hình ảnh nhà xưởng của Công ty TNHH Lai Hoài xây dựng trên đất nông nghiệp vi phạm Kế hoạch 93a/KH-UBND của tỉnh phải tự tháo dỡ công trình vi phạm. (Ảnh: Đài PT&TH tỉnh Hưng Yên)
Cụ thể, vào tháng 2/2020 ngay sau khi phát hiện sai phạm, chính quyền xã Hồng Nam đã tiến hành lập biên bản và tuyên truyền doanh nghiệp tự tháo dỡ nhưng doanh nghiệp không chấp hành. Đến tháng 6/2020 UBND thành phố Hưng Yên ra quyết định xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai đối với Công ty TNHH Lại Hoài 45 triệu đồng và buộc hoàn trả lại nguyên trạng diện tích đất vi phạm. Tuy nhiên doanh nghiệp chỉ nộp phạt hành chính nhưng không chịu tháo dỡ công trình.
Ngày 19/3/2021 Chủ tịch UBND thành phố Hưng Yên ra Quyết định số 852/QĐ-CCVP về việc cưỡng chế buộc khắc phục hậu quả. Qua quá trình vận động, tuyên truyền tích cực của chính quyền thành phố Hưng Yên nhằm giảm bớt thiệt hại cho doanh nghiệp và đảm bảo tình hình an ninh tại địa phương, chủ doanh nghiệp đã nhận ra được vấn đề vi phạm và xin tự nguyện tháo dỡ vào ngày 13/2/2023.
Đây được được xem là minh chứng điển hình thể hiện sự khác nhau giữa huyện Phù Cừ và các huyện, thành phố khác của tỉnh Hưng Yên trong việc thực hiện Kế hoạch 93a/KH-UBND là vì: Công ty TNHH Lai Hoài cũng là doanh nghiệp "có tiếng" trên địa bàn về may mặc và các sản phẩm nông nghiệp đạt chứng nhận OCOP.
Có thể thấy, cùng trong công tác triển khai Kế hoạch 93a/KH-UBND của tỉnh, giữa các huyện, thành phố lại có sự khác nhau trong công tác xử lý vi phạm. Trong khi có nơi công trình nhỏ như cái lều tôn 7m2 của người dân đến nhà xưởng hàng nghìn mét vuông của doanh nghiệp đều bị xử lý đến cùng thì chính quyền huyện Phù Cừ lại xử phạt vi phạm "nhẹ nhàng" cho có lệ rồi ngay lập tức chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất ở cho sai phạm chỉ trong một ngày. Điều này khiến dư luận vô cùng bức xúc, bất bình làm sói mòn đi niềm tin của nhân dân vào chủ trương Kế hoạch 93a/KH-UBND của tỉnh.
Thiết nghĩ, để rộng đường dư luận và tạo niềm tin từ người dân vào kế hoạch 93a/KH-UBND, UBND tỉnh Hưng Yên cần nhanh chóng vào cuộc làm sáng tỏ "phi vụ" chuyển đổi mục đích sử dụng đất thần tốc chỉ trong vòng 1 ngày của UBND huyện Phù Cừ cho ông Phạm Văn Ngạn và những việc tương tự khác (nếu có). Đúng theo tinh thần Chủ tịch UBND tỉnh - Trần Quốc Văn từng nói: "Riêng 93a là chúng ta không nhân nhượng, 1m2 cũng xử lý ..."
Sau khi Môi trường và Đô thị Việt Nam đăng tải nội dung bài viết:"Hưng Yên: Chuyển đổi mục đích sử dụng đất "thần tốc" cho biệt phủ xây trên đất nông nghiệp". Ngày 01/3/2023 UBND huyện Phù Cừ có Báo cáo giải trình một số nội dung phản ánh của báo chí đăng tải về Công trình khủng xây dựng trên đất nông nghiệp đặt dấu hỏi về biện pháp xử lý của chính quyền địa phương.
Trả lời về nội dung: Tiếp nhận hồ sơ chuyển đổi mục đích sử dụng đất. UBND huyện Phù Cừ cho biết.
Ngày 7/7/2022 ông Phạm Văn Ngạn có đơn xin chuyển mục đích sử dụng đất đối với thửa đất 09 và 12 thuộc tờ bản đồ số 33.
Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện phối hợp với UBND xã Nguyên Hòa tiến hành lập biên bản xác minh thực địa và thẩm định nhu cầu sử dụng đất. (Tuy nhiên văn bản trả lời không cho biết rõ ngày, giờ thực hiện việc này cũng như không gửi văn bản đi kèm).
Và đến ngày 22/7/2022 hoàn tất các thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng đất như đã phản ánh.
Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Hà Nội, ông Lê Hồng Sơn, vừa ký Công văn số 3061/UBND-NC yêu cầu khắc phục 30 công trình đã đưa vào hoạt động nhưng chưa được nghiệm thu phòng cháy, chữa cháy.
Sau loạt bài phản ảnh của Môi trường và Đô thị Việt Nam về tình trạng ô nhiễm môi trường tại cơ sở tái chế phế liệu nhựa tại 2/47/11 Phan Văn Bảy, Ấp 1, xã Hiệp Phước, huyện Nhà Bè gây ra, Chủ tịch UBND huyện Nhà Bè đã chỉ đạo buộc di dời.
Hiện nay, tại xã Thanh Hải, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương đang tồn tại rất nhiều bất cập trong việc mua và sử dụng thùng đựng rác 3 ngăn để phục vụ cho việc phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn.
Theo thống kê mới nhất cập nhật tình hình thiệt hại sau bão số 3, Quảng Ninh (23.770 tỉ đồng) và Hải Phòng (11.000 tỉ đồng) tổng thiệt hại 34.770 tỉ đồng.
Ngày 16/9, Bộ Y tế Sudan cho biết nước này đã ghi nhận hơn 9.500 ca mắc bệnh tả, trong đó có 315 ca tử vong.
Công tác khắc phục thiệt hại do bão số 3 gây ra đang được tỉnh Quảng Ninh thực hiện quyết liệt, tích cực, kịp thời, từng bước khôi phục lại sản xuất và đời sống nhân dân.