moitruongplus Theo người dân, trong quá trình làm cán bộ địa chính tại xã Tô Hiệu, Thường Tín, Hà Nội từ năm 2004 đến 2012, ông Nguyễn Quang Thiết đã làm hồ sơ "phù phép” nhiều diện tích đất ao, đất công, đất ruộng để cấp sổ đỏ cho một số cá nhân.

Những dấu hiệu vi phạm về môi trường, quy hoạch đô thị.

Tiếp nối tuyến bài viết tuyên truyền về công tác bảo vệ môi trường, đô thị trên địa bàn huyện Thường Tín, PV Môi trường và Đô thị Việt Nam đã ghi nhận những bức xúc của người dân tại xã Tô Hiệu, về việc làm có dấu hiệu phá hủy môi trường đất đai của một cán bộ địa chính.

Theo phản ánh của người dân, trong quá trình làm cán bộ địa chính tại xã Tô Hiệu, Thường Tín từ năm 2004 đến 2012, ông Nguyễn Quang Thiết đã làm hồ sơ để "phù phép” nhiều diện tích đất ao, đất công, đất ruộng để cấp sổ đỏ cho một số cá nhân sai quy định.

Sự việc khiến các diện tích đất sản xuất nông nghiệp này bị san lấp, làm nhà ở trái quy định, phá hủy môi trường đất đai.

Cụ thể: tại thửa đất số 88, tờ bản đồ số 04 có diện tích hơn 400m2 tại xóm Thượng, thôn Tử Dương. Theo giấy tờ của UBND xã Tô Hiệu, thời kỳ đo đạc năm 1993 thì thửa đất số 88, bản đồ số 04 thôn Tử Dương, diện tích 444m2, chủ sử dụng là đất hợp tác xã, loại đất là đất ao.

Nhưng đến năm 2005, diện tích đất trên được UBND huyện Thường Tín cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho ông T. Mục đích sử dụng là đất ở nông thôn.

Đặc biệt, theo báo cáo của UBND xã Tô Hiệu, từ đất ao thuộc tập thể là một hợp tác xã, thửa đất này đã thay đổi nguồn gốc thành "đất nhận thừa kế hợp pháp” cho cá nhân.


Từ chủ sử dụng là đất hợp tác xã, loại đất là đất ao, nay thửa đất số 88 đã được san lấp, làm nhà kiên cố.

Do đó người dân thắc mắc: Ông T. nhận thừa kế hợp pháp từ cá nhân hay cơ quan, tổ chức nào? Đơn vị giao đất khi nào, có biên bản giao đất và quyết định chuyển mục đích sử dụng đất không? Có thực hiện nghĩa vụ tài chính với nhà nước không?

Một trường hợp khác là quỹ đất I tại khu xóm Thượng, thôn Tử Dương được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở cho hộ cá nhân. Theo bản đồ, sổ mục kê lập năm 1993, đây là thửa đất số 119, diện tích 3024m2 là đất 2 lúa, chủ sử dụng là hợp tác xã.

Kiểm tra sổ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở của xã Tô Hiệu, không có thông tin nào về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở cho hộ cá nhân.

Theo hồ sơ cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp, do các hộ gia đình, cá nhân nộp về UBND xã Tô Hiệu cho thấy: giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số AL 581343 do UBND huyện Thường Tín cấp ngày 15/1/2008, vào sổ số 01229, thửa đất số 119, diện tích 1242m2, mục đích sử dụng là đất nông nghiệp.

Đặc biệt, hiện trạng khu đất này đã được xây tường bao xung quanh. Bên trong có 01 nhà biệt thự và vườn cây. Thời điểm xây dựng trước năm 2010.

Bên cạnh đó, còn nhiều thửa đất khác cũng bị "tố” cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở sai quy định, trong thời gian ông Nguyễn Quang Thiết làm cán bộ địa chính xã Tô Hiệu.

Phải kể đến như: thửa đất số 217, bản đồ số 02, diện tích 718m2 là đất lúa và thửa 218, bản đồ 02 là đất ao tại thôn An Duyên; thửa đất 525, 526, 527 cũng tại thôn An Duyên là đất ao... nay đã được cấp đất ở.


Thửa đất số 217 là đất lúa và  thửa 218 là đất ao nay đã được cấp đất ở.

Ông S - một người dân và là đảng viên thôn Tử Dương cho rằng: "Phải làm rõ nếu sai thì trách nhiệm thuộc về ai, rồi sau này xử lý cái việc này như thế nào. Có như vậy mới tránh được các vi phạm về môi trường đất đai và không gây bức xúc trong nhân dân”.

Cần làm rõ vai trò của cán bộ địa chính Nguyễn Quang Thiết.

Những bức xúc và trao đổi của người dân nêu trên hoàn toàn có cơ sở, nếu xét về thẩm quyền của cán bộ chuyên môn. Bởi, theo quy định về thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì hồ sơ sẽ được lập từ cấp xã. Trong đó, cán bộ địa chính như ông Nguyễn Quang Thiết sẽ trực tiếp thực hiện và tham mưu cho lãnh đạo UBND xã Tô Hiệu.

Theo đó, cấp xã sẽ xác minh nguồn gốc, mục đích sử dụng, thời điểm sử dụng đất và kiểm tra hiện trạng sử dụng đất. Hồ sơ sau đó được thông họp, lấy ý kiến khu dân cư và qua hội đồng xét cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất xét duyệt, thông báo công khai kết quả xét duyệt. Khi không có kiến nghị, không tranh chấp thì UBND xã xác nhận đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Cuối cùng là bước UBND xã lập tờ trình UBND cấp huyện công nhận quyền sử dụng đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Để làm rõ những thắc mắc của nhân dân và đảng viên xã Tô Hiệu, PV đã liên hệ để tiếp nhận thông tin qua UBND và Đảng ủy xã Tô Hiệu.

Trao đổi với PV, ông Ngô Văn Dương – Bí thư Đảng ủy xã Tô Hiệu cho biết: Chúng tôi cũng đã nhận được kiến nghị của cử tri. Tôi sẽ họp thường vụ và sẽ chỉ đạo đồng chí Thái, Chủ tịch Ủy ban vào cuộc kiểm tra, sau đó có ý kiến trả lời nhân dân.

Đến tháng 2/2023, PV được ông Dương chuyển cho 01 báo cáo do UBND xã Tô Hiệu gửi Đảng ủy xã Tô Hiệu báo cáo: Kết quả kiểm tra, xác minh các nội dung đơn kiến nghị của Đảng viên.

Theo đó, nội dung tại báo cáo số 130/BC-UBND ngày 30/12/2022 của UBND xã Tô Hiệu cho thấy: đa số các thửa đất trên theo bản đồ địa chính và sổ mục kê năm 1993 thì đây chủ yếu là đất 2 lúa, hoặc là đất ao.


Báo cáo của UBND xã Tô Hiệu gửi Đảng ủy xã Tô Hiệu, huyện Thường Tín

Báo cáo chỉ rõ: "Kiểm tra hồ sơ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất năm 2005: hồ sơ phô tô do địa chính xã cung cấp gồm có, các quyết định thành lập ban chỉ đạo, hội đồng xét cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của xã; thông báo công khai các trường hợp đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, các trường hợp không đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, nhưng không có các danh sách trường hợp kèm theo”.

Đặc biệt, theo báo cáo, danh sách hộ gia đình cá nhân xã Tô Hiệu đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất kèm theo báo cáo số 16/BC-UB ngày 13/10/2005, gồm 13 trang có ký đóng dấu của UBND xã ở trang cuối, không có dấu giáp lai giữa các trang.

Danh sách kèm theo biên bản kiểm tra hồ sơ cấp giấy có 09 trang, có chữ ký đóng dấu của UBND xã và Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện ở trang cuối. Đặc biệt, danh sách này cũng không có dấu giáp lai giữa các trang.

Báo cáo cũng kết luận: "Hiện nay, UBND xã không có hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cụ thể của từng trường hợp”.

Quả thực, qua báo cáo của UBND xã Tô Hiệu, thì còn quá nhiều điều cần phải làm rõ từ những bức xúc của người dân. Đặc biệt là vai trò, trách nhiệm của người bị "tố” là ông Nguyễn Quang Thiết – cán bộ địa chính xã Tô Hiệu.

Để sự việc được sáng tỏ, kính đề nghị UBND Thành phố Hà Nội; Huyện ủy, UBND huyện Thường Tín vào cuộc kiểm tra, làm rõ, tránh gây bức xúc trong nhân dân, đặc biệt thực hiện tốt công tác bảo vệ môi trường đất đai.

Theo Môi trường và Đô thị

Các tin khác

trểt
rẻ
rewrew
fewef

Hà Nội: Yêu cầu khắc phục 30 công trình chưa được nghiệm thu về phòng cháy, chữa cháy

Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Hà Nội, ông Lê Hồng Sơn, vừa ký Công văn số 3061/UBND-NC yêu cầu khắc phục 30 công trình đã đưa vào hoạt động nhưng chưa được nghiệm thu phòng cháy, chữa cháy.

Chủ tịch huyện Nhà Bè chỉ đạo di dời cơ sở tái chế phế liệu gây ô nhiễm

Sau loạt bài phản ảnh của Môi trường và Đô thị Việt Nam về tình trạng ô nhiễm môi trường tại cơ sở tái chế phế liệu nhựa tại 2/47/11 Phan Văn Bảy, Ấp 1, xã Hiệp Phước, huyện Nhà Bè gây ra, Chủ tịch UBND huyện Nhà Bè đã chỉ đạo buộc di dời.

Hải Dương: Xã Thanh Hải mua thùng đựng rác 1 đằng sử dụng 1 nẻo (Bài 2)

Hiện nay, tại xã Thanh Hải, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương đang tồn tại rất nhiều bất cập trong việc mua và sử dụng thùng đựng rác 3 ngăn để phục vụ cho việc phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn.

Hỗ trợ cán bộ, công nhân vệ sinh môi trường Hải Phòng bị ảnh hưởng bão số 3

Theo thống kê mới nhất cập nhật tình hình thiệt hại sau bão số 3, Quảng Ninh (23.770 tỉ đồng) và Hải Phòng (11.000 tỉ đồng) tổng thiệt hại 34.770 tỉ đồng.

Sudan: Dịch tả hoành hành khiến 315 trường hợp tử vong

Ngày 16/9, Bộ Y tế Sudan cho biết nước này đã ghi nhận hơn 9.500 ca mắc bệnh tả, trong đó có 315 ca tử vong.

Quảng Ninh từng bước khôi phục lại sản xuất và đời sống nhân dân sau bão

Công tác khắc phục thiệt hại do bão số 3 gây ra đang được tỉnh Quảng Ninh thực hiện quyết liệt, tích cực, kịp thời, từng bước khôi phục lại sản xuất và đời sống nhân dân.