moitruongplus Năm 2020 ông Lê Văn Tám ngang nhiên xây dựng xưởng làm cơ sở sản xuất mộc dân dụng tại khối Bắc, xã Diễn Hồng, huyện Diễn Châu trên diện tích đất hơn 2000m2 (thuộc loại đất thủy lợi và đất chưa sử dụng, đất giao thông), tại thửa số 520 và thửa đất số 521.
Mặc dù, khi công trình vừa bắt đầu xây dựng đã bị người dân phản ánh, cơ quan chức năng của xã đã lập biên bản đình chỉ buộc tháo dỡ ngay từ khi mới xây dựng, nhưng rồi vụ việc dường như "bị chìm xuống” là do thiếu sự kiên quyết của cán bộ địa phương, thiếu trách nhiệm trong công tác quản lý Nhà nước của người đứng đầu để công trình vẫn ngang nhiên thi công cho đến khi hoàn thành và đưa vào sử dụng từ năm 2020 cho đến nay.
Không chỉ xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp, cơ sở này còn chưa đảm bảo về công tác bảo vệ môi trường trong quá trình sản xuất sẽ tiềm ẩn nguy cơ gây ô nhiễm môi trường.
Không chỉ xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp, cơ sở này còn chưa đảm bảo về công tác bảo vệ môi trường trong quá trình sản xuất sẽ tiềm ẩn nguy cơ gây ô nhiễm môi trường.
Ông Nguyễn Hồng Tính, nguyên là Phó Chủ tịch Hội Cựu chiến binh xã cho biết: Cơ sở sản xuất gỗ, nhưng không có các biện pháp che chắn bụi, hệ thống xử lý chất thải, khu vực chứa gỗ thải, hệ thống thu gom chất thải, chất thải rắn cũng không có nên toàn bộ chất thải sau sản xuất được cơ sở này bày bỏ bừa bãi ra hai bên lề đường vô cùng nhếch nhác, phản cảm mất mỹ quan đô thị. Trong quá trình sản xuất cơ sở có sử dụng một số loại sơn nên sẽ ảnh hưởng lâu dài về công tác bảo vệ môi trường.
Người dân vô cùng bức xúc đã gửi đơn phản ánh đi khắp nơi đề nghị các cơ quan chức năng sớm vào cuộc nhằm xử lý dứt điểm vụ việc.
Được biết, hành vi vi phạm này của ông Tám đã bị UBND Diễn Hồng lập biên bản nhiều lần về hành vi sử dụng đất sai mục đích và buộc ông Tám phải trả lại nguyên trạng đất như ban đầu. Gần đây nhất là ngày 19/01/2023 UBND xã Diễn Hồng tiếp tục có văn bản đôn đốc nhắc nhở tháo dỡ cơ sở xây dựng trái phép, nhưng ông Tám vẫn không chấp hành.
Mỗi lần như thế ông Tám lại xin gia hạn thời gian tháo dỡ, nhưng rồi sau đó vẫn không chấp hành. Từ việc tắc trách, bất lực của chính quyền địa phương trước nhân dân nên hiện nay nhiều người dân vô cùng bức xúc đã gửi đơn phản ánh đi khắp nơi đề nghị các cơ quan chức năng sớm vào cuộc nhằm xử lý dứt điểm vụ việc.
Biên bản làm việc của Hội đồng đất đai ngày 19/01/2023 UBND xã đã giao cho ông Lê Văn Tám đến hết ngày 15/02/2023 buộc phải tự tháo dỡ trả lại mặt bằng nguyên hiện trạng trước đây.
Trao đổi với ông Nguyễn Hồng Trung - Chủ tịch UBND xã Diễn Hồng về phương án xử lý việc xây dựng trái phép của ông Lê Văn Tám, ông Trung cho biết: "Xã đã có nhiều văn bản từ đình chỉ xây dựng trong lĩnh vực xây dựng trái phép và yêu cầu chủ đầu tư tự tháo dỡ. Gần đây là ngày 19/01/2023 UBND xã đã giao cho ông Lê Văn Tám đến hết ngày 15/02/2023 buộc phải tự tháo dỡ trả lại mặt bằng nguyên hiện trạng trước đây. Tuy nhiên, đến nay xưởng sản xuất gỗ này vẫn đang hoạt động bình thường. Ông Trung cũng thừa nhận, để xảy ra tình trạng vi phạm trật tự xây dựng của ông Lê Văn Tám là do xã thiếu kiên quyết trong việc xử lý ngay từ đầu. Trong thời gian tới, xã sẽ lên phương án để cưỡng chế nếu ông Tám không tự tháo dỡ như cam kết”.
Theo ghi nhận của chúng tôi, tại cơ sở này ông Tám đã xây dựng một khu nhà xưởng phía sau nhà ở của ông trên diện tích đất thủy lợi và đất chưa sử dụng của Nhà nước hơn 2000m2, lợp bao kín toàn bộ mái tôn ngay trên phần đất giao thông (Đường quy hoạch) liền kề giữa hai lô đất ở ông Tám mua để sử dụng từ năm 2020 cho đến nay
Ông Tám đã xây dựng một khu nhà xưởng phía sau nhà ở của ông trên diện tích đất thủy lợi và đất chưa sử dụng của Nhà nước hơn 2000m2, (loại đất thủy lợi và đất chưa sử dụng, đất giao thông)
Từ việc thiếu trách nhiệm, buông lỏng trong công tác quản lý Nhà nước của người đứng đầu chính quyền đã gây hậu quả đó là; Doanh nghiệp thì thiệt hại về kinh tế, Nhà nước thì mất thời gian thanh kiểm tra, thời gian họp hành báo cáo, mất công tác chuẩn bị công văn, văn bản. Đặc biệt là mất niềm tin đối với nhân dân trong quá trình thực hiện nhiệm vụ đã để xẩy ra nhiều sai phạm trên địa bàn mình quản lý, làm bức xúc trong nhân dân, dư luận không tốt đến cán bộ, đảng viên, làm suy dần lòng tin của dân đối với đảng.
Để giải quyết dứt điểm tình trạng lấn chiếm tài nguyên đã và đang diễn ra trên nhiều địa phương thì cần phải có biện pháp, giải pháp để gắn, quy trách nhiệm cho người đứng đầu địa phương minh khi để sự việc xẩy ra kéo dài như đã nêu.
Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Hà Nội, ông Lê Hồng Sơn, vừa ký Công văn số 3061/UBND-NC yêu cầu khắc phục 30 công trình đã đưa vào hoạt động nhưng chưa được nghiệm thu phòng cháy, chữa cháy.
Sau loạt bài phản ảnh của Môi trường và Đô thị Việt Nam về tình trạng ô nhiễm môi trường tại cơ sở tái chế phế liệu nhựa tại 2/47/11 Phan Văn Bảy, Ấp 1, xã Hiệp Phước, huyện Nhà Bè gây ra, Chủ tịch UBND huyện Nhà Bè đã chỉ đạo buộc di dời.
Hiện nay, tại xã Thanh Hải, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương đang tồn tại rất nhiều bất cập trong việc mua và sử dụng thùng đựng rác 3 ngăn để phục vụ cho việc phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn.
Theo thống kê mới nhất cập nhật tình hình thiệt hại sau bão số 3, Quảng Ninh (23.770 tỉ đồng) và Hải Phòng (11.000 tỉ đồng) tổng thiệt hại 34.770 tỉ đồng.
Ngày 16/9, Bộ Y tế Sudan cho biết nước này đã ghi nhận hơn 9.500 ca mắc bệnh tả, trong đó có 315 ca tử vong.
Công tác khắc phục thiệt hại do bão số 3 gây ra đang được tỉnh Quảng Ninh thực hiện quyết liệt, tích cực, kịp thời, từng bước khôi phục lại sản xuất và đời sống nhân dân.