moitruongplus Dự án tuyến đường bộ ven biển với tổng mức đầu tư hơn 3.400 tỷ đồng nối từ thôn Thai Dương Hạ Nam (xã Hải Dương, TP. Huế) băng qua cửa biển kết nối với Thuận An, huyện Phú Vang, (tỉnh Thừa Thiên Huế) có nguy cơ mất an toàn.

Qua thực tế đã ghi nhận tại hiện trường công trình xây dựng tại đây nguy cơ xảy ra mất an toàn lao động (ATLĐ) cho công nhân và cho người dân nơi đây là rất cao, công trường ngổn ngang với rất nhiều vật liệu, vật dụng khiến cho công nhân và người dân nơi đây đi lại có thể bị vấp ngã, không cẩn trọng thì các dụng cụ từ trên cao có thể rơi xuống vào người gây nguy hiểm đến tính mạng.


Công trình thi công chắn ngang con đường đi lại mưu sinh của người dân. (Ảnh: Công Thanh).


Dây điện 3 pha treo lơ lững trực tiếp vào thành cầu sắt không có bảo vệ, có nguy cơ mất an toàn về điện. (Ảnh: Công Thanh).


Vật liệu thi công nơi đây để tràng lan, không có che chắn đã ghỉ rét có nguy cơ ảnh hưởng đến chất lượng công trình. (Ảnh: Công Thanh).

Điều đáng nói, tại đây dây điện 3 pha rải chằng chịt trên cây cầu sắt tạm để thi công không có ống ghen bảo vệ rất là nguy hiểm, nguy cơ mất an toàn luôn rình rập… nguy hiểm hơn, cây cầu thi công chung với con đường của gần 50 hộ dân và hơn 200 nhân khẩu sinh sống trong thôn Thai Dương Hạ Nam lưu thông đi lại qua đây hàng ngày trên con đường chung với công trình, ở đây rất nhiều cần cẩu lớn thi công vận chuyển vật liệu, sắt trụ.. liên tục đậu chắn ngang các con đường qua lại hàng ngày để mưu sinh của người dân nơi đây rất là nguy hiểm đến tính mạng, tuy vẫn biết ở đây rất là nguy hiểm nhưng không còn con đường nào khác để lưu thông.

Qua tìm hiểu, PV Môi trường và đô thị Việt Nam đã gặp gỡ những hộ dân sinh sống ở đây cho biết, khi nghe có xây dựng cây cầu lớn và đẹp thì người dân chúng tôi rất là vui mừng và phấn khởi, nhưng đơn vị thi công làm ẩu tràn lan vật liệu sắt thép, các dụng cụ máy móc… để chắn ngang cả con đường dân sinh của chúng tôi đi lại thực sự khó khăn và nguy hiểm. Nhiều lần dân chúng tôi cũng có ý kiến đến cơ quan chính quyền địa phương, đơn vị thi công, rồi đâu cũng vào đó. Một bác sống trong thôn thật thà chất phát lẩm bẩm nói.


Bác Nguyễn Hữu Nam trưởng thôn Thai Dương Hạ Nam đang trong lúc chia sẻ với PV. (Ảnh: Công Thanh).

Trước những bức xúc của người dân, chúng tôi đã tìm đến gia đình ông Nguyễn Hữu Nam, trưởng thôn Thai Dương Hạ Nam (xã Hải Dương, TP. Huế) ông Nam cho biết, vừa qua người dân nơi đây có ý kiến nhiều với cử tri, yêu cầu công trình thi công phải có rào chắn hoạt có bảng hướng dẫn để cho người dân đi lại cho an toàn, hiện tại ở đây hai đường song song cách nhau gần 100m vì mỗi lúc mưa to gió lớn sóng nhiều thì người dân lưu thông con đường trong để tránh sóng đánh gây nguy hiểm, vừa qua người dân nơi đây đã yêu cầu công trình thi công đường trong thì phải dọn dẹp đường ngoài cho dân đi lại và ngược lại.

Nhưng ở đây, công trình thi công nhếch nhác để các máy móc, vật liệu, xe cẩu…che chắn hết 2 con đường làm cho người dân đi lại khó khăn và nguy hiểm có lần người dân té gãy tay, còn bị thương trầy xước thì liên tục.

Qua đây, người dân yêu cầu cơ quan chức năng có biện pháp xử lý, đơn vị thi công phải có trách nhiệm đảm bảo an toàn đi lại cho dân.

Trước những phản ánh của người dân, rất cần có sự vào cuộc quyết liệt của cơ quan chức năng, để công trình được đảm chất lượng tốt…và người dân đi lại được an toàn hơn.





Được biết, dự án có tổng chiều dài 21,8 km gồm 3 giai đoạn với tổng mức đầu tư 3.496 tỷ đồng. Riêng giai đoạn 1 có quy mô dài 7,785 km: Từ cầu Tam Giang đến cầu qua cửa biển Thuận An, kết thúc tại nút giao QL49A - QL49B thuộc phường Thuận An. Trong đó, cầu qua cửa Thuận An dài 2.360,6m, mặt cắt ngang tuyến là 26m, bề rộng cầu là 20m. Tổng mức đầu tư (giai đoạn 1) 2.400 tỷ đồng, thời gian thi công hoàn thành công trình dự kiến 3 năm. Liên danh nhà thầu Công ty Cổ phần Xây dựng Tân Nam - Công ty Cổ phần Tập đoàn Đạt Phương - Công ty Cổ phần 479 Hòa Bình là đơn vị thi công.

Theo Môi trường và Đô thị

Các tin khác

trểt
rẻ
rewrew
fewef

Hà Nội: Yêu cầu khắc phục 30 công trình chưa được nghiệm thu về phòng cháy, chữa cháy

Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Hà Nội, ông Lê Hồng Sơn, vừa ký Công văn số 3061/UBND-NC yêu cầu khắc phục 30 công trình đã đưa vào hoạt động nhưng chưa được nghiệm thu phòng cháy, chữa cháy.

Chủ tịch huyện Nhà Bè chỉ đạo di dời cơ sở tái chế phế liệu gây ô nhiễm

Sau loạt bài phản ảnh của Môi trường và Đô thị Việt Nam về tình trạng ô nhiễm môi trường tại cơ sở tái chế phế liệu nhựa tại 2/47/11 Phan Văn Bảy, Ấp 1, xã Hiệp Phước, huyện Nhà Bè gây ra, Chủ tịch UBND huyện Nhà Bè đã chỉ đạo buộc di dời.

Hải Dương: Xã Thanh Hải mua thùng đựng rác 1 đằng sử dụng 1 nẻo (Bài 2)

Hiện nay, tại xã Thanh Hải, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương đang tồn tại rất nhiều bất cập trong việc mua và sử dụng thùng đựng rác 3 ngăn để phục vụ cho việc phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn.

Hỗ trợ cán bộ, công nhân vệ sinh môi trường Hải Phòng bị ảnh hưởng bão số 3

Theo thống kê mới nhất cập nhật tình hình thiệt hại sau bão số 3, Quảng Ninh (23.770 tỉ đồng) và Hải Phòng (11.000 tỉ đồng) tổng thiệt hại 34.770 tỉ đồng.

Sudan: Dịch tả hoành hành khiến 315 trường hợp tử vong

Ngày 16/9, Bộ Y tế Sudan cho biết nước này đã ghi nhận hơn 9.500 ca mắc bệnh tả, trong đó có 315 ca tử vong.

Quảng Ninh từng bước khôi phục lại sản xuất và đời sống nhân dân sau bão

Công tác khắc phục thiệt hại do bão số 3 gây ra đang được tỉnh Quảng Ninh thực hiện quyết liệt, tích cực, kịp thời, từng bước khôi phục lại sản xuất và đời sống nhân dân.