moitruongplus Hà Nội thí điểm lắp đặt các biển cảnh báo điện tử thông minh, nhằm hỗ trợ người tham gia giao thông lựa chọn phương án đi lại phù hợp, qua đó góp phần giảm ùn tắc và bảo đảm kết cấu hạ tầng giao thông.

Cầu vượt Thái Hà - Chùa Bộc là địa điểm đầu tiên được Sở Giao thông Vận tải Hà Nội thí điểm lắp đặt biển cảnh báo từ năm 2022.

Giám đốc Ban Duy tu các công trình hạ tầng giao thông (Sở Giao thông Vận tải Hà Nội) Lê Hữu Hồng cho biết, cây cầu vượt này trước đây đã nhiều lần bị xe khách, xe tải có chiều cao vượt quá quy định… cố tình di chuyển lên cầu, làm sập khung hạn chế, gây ùn tắc và mất an toàn giao thông. Từ ngày lắp biển cảnh báo, vi phạm đã giảm nhiều.


Hà Nội thí điểm lắp đặt biển báo thông minh nhằm giảm ùn tắc. (Ảnh: Internet)

Biển báo tại đây có khả năng phát hiện, phân loại, nhận diện các loại xe tải, xe quá khổ, xe khách từ xa... Qua đó, hệ thống trực tiếp đưa ra cảnh báo bằng việc phát hình ảnh biển kiểm soát xe lên các biển điện tử, được lắp đặt ngay phía lối lên, xuống ở cả 2 đầu cầu vượt Thái Hà - Chùa Bộc.

Theo thống kê của cơ quan chức năng, trong tháng 1/2023, đã có 1.895.000 phương tiện đi qua cầu vượt Thái Hà – Chùa Bộc, trong đó có 21.600 xe tải và xe khách được phát hiện và đưa ra cảnh báo. Tuy nhiên, vẫn có 7.900 phương tiện cố tình vi phạm, giảm 13% so với tháng 12/2022. Dù vẫn còn phương tiện vi phạm, song hậu quả không nghiêm trọng như trước đây.

Không chỉ tại cầu vượt Thái Hà – Chùa Bộc, nhằm giúp các phương tiện lựa chọn hướng di chuyển đúng, hạn chế ùn tắc tại Ngã Tư Sở, lối lên Vành đai 2 trên cao đoạn Trường Chinh - Ngã Tư Sở cũng mới được lắp đặt hệ thống biển báo thông minh từ đầu năm 2023 nhằm kịp thời thông báo cho tài xế về tình hình ùn tắc.

Đến nay, Hà Nội mới thí điểm lắp tại 2 vị trí. Thời gian tới cần tiếp tục thí điểm để có thể đánh giá chính xác về khả năng chịu đựng thời tiết cũng như hoạt động có ổn định hay không trước khi tiến hành nhân rộng. Ban Duy tu vẫn đang cùng các đơn vị liên quan theo dõi để có phương án báo cáo Sở GTVT Hà Nội về mô hình thí điểm này.

Theo Môi trường và Đô thị

Các tin khác

trểt
rẻ
rewrew
fewef

Hà Nội: Yêu cầu khắc phục 30 công trình chưa được nghiệm thu về phòng cháy, chữa cháy

Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Hà Nội, ông Lê Hồng Sơn, vừa ký Công văn số 3061/UBND-NC yêu cầu khắc phục 30 công trình đã đưa vào hoạt động nhưng chưa được nghiệm thu phòng cháy, chữa cháy.

Chủ tịch huyện Nhà Bè chỉ đạo di dời cơ sở tái chế phế liệu gây ô nhiễm

Sau loạt bài phản ảnh của Môi trường và Đô thị Việt Nam về tình trạng ô nhiễm môi trường tại cơ sở tái chế phế liệu nhựa tại 2/47/11 Phan Văn Bảy, Ấp 1, xã Hiệp Phước, huyện Nhà Bè gây ra, Chủ tịch UBND huyện Nhà Bè đã chỉ đạo buộc di dời.

Hải Dương: Xã Thanh Hải mua thùng đựng rác 1 đằng sử dụng 1 nẻo (Bài 2)

Hiện nay, tại xã Thanh Hải, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương đang tồn tại rất nhiều bất cập trong việc mua và sử dụng thùng đựng rác 3 ngăn để phục vụ cho việc phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn.

Hỗ trợ cán bộ, công nhân vệ sinh môi trường Hải Phòng bị ảnh hưởng bão số 3

Theo thống kê mới nhất cập nhật tình hình thiệt hại sau bão số 3, Quảng Ninh (23.770 tỉ đồng) và Hải Phòng (11.000 tỉ đồng) tổng thiệt hại 34.770 tỉ đồng.

Sudan: Dịch tả hoành hành khiến 315 trường hợp tử vong

Ngày 16/9, Bộ Y tế Sudan cho biết nước này đã ghi nhận hơn 9.500 ca mắc bệnh tả, trong đó có 315 ca tử vong.

Quảng Ninh từng bước khôi phục lại sản xuất và đời sống nhân dân sau bão

Công tác khắc phục thiệt hại do bão số 3 gây ra đang được tỉnh Quảng Ninh thực hiện quyết liệt, tích cực, kịp thời, từng bước khôi phục lại sản xuất và đời sống nhân dân.