moitruongplus Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho biết đợt bùng phát dịch tả nghiêm trọng nhất trong lịch sử Malawi đã khiến 1.210 người tử vong, trong khi vaccine phòng bệnh hiện rất khan hiếm.
Quốc gia châu Phi này đang phải ứng phó với đợt bùng phát dịch tả trầm trọng nhất từ trước tới nay khi ghi nhận gần 37.000 ca nhiễm bệnh kể từ tháng Ba năm ngoái. Khoảng 80.000 trường hợp đã được ghi nhận trên lục địa châu Phi trong cả năm 2022. Nếu xu hướng gia tăng nhanh hiện nay tiếp tục, nó có thể vượt qua số ca bệnh được ghi nhận vào năm 2021, năm tồi tệ nhất đối với bệnh tả ở châu Phi trong gần một thập kỷ.
Tuyên bố của WHO nêu rõ dịch bệnh đang lây lan tại 27 trong tổng cộng 29 huyện của Malawi. Số ca mắc trong tháng Một năm nay đã tăng 143% so với tháng 12 trước đó.
Theo WHO, bệnh tả là một bệnh nhiễm trùng đường ruột cấp tính do ăn phải vi khuẩn 'Vibrio cholerae' có trong nước hoặc thực phẩm bị ô nhiễm. Cơ quan này cho biết chính phủ Malawi đã tuyên bố đợt bùng phát này là tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng vào tháng 12.
Hầu hết những người bị nhiễm bệnh tả không có triệu chứng và nếu có thì các triệu chứng cũng nhẹ. Tuy nhiên, những trường hợp nghiêm trọng hơn có thể gây tử vong trong vòng vài giờ nếu không được điều trị khi người nhiễm bệnh phát triển tiêu chảy cấp tính và nôn mửa dẫn đến mất nước nghiêm trọng. Theo WHO, bệnh tả có thể điều trị dễ dàng thông qua dùng ngay dung dịch bù nước đường uống (ORS) và liệu pháp bù nước thành công.
Người dân đang uống vắc-xin tả trong chiến dịch tiêm vắc-xin tả của UNICEF tại làng Misili, huyện Chikwawa, Malawi. Ảnh: UN News
WHO cảnh báo trước tình hình số ca bệnh tăng mạnh trong tháng qua, cơ quan này lo ngại rằng đợt bùng phát dịch hiện nay sẽ tiếp tục diễn biến theo chiều hướng xấu đi nếu không có các biện pháp can thiệp quyết liệt.
WHO cũng chỉ ra rằng cuộc khủng hoảng dịch bệnh tại Malawi đang xảy ra trong bối cảnh gia tăng các đợt bùng phát dịch tả trên toàn thế giới, điều này đã làm hạn chế nguồn cung vaccine phòng bệnh, cũng như các bộ xét nghiệm và thuốc điều trị.
WHO đã thực hiện các biện pháp để giải quyết ổ dịch, chẳng hạn như soạn thảo kế hoạch ứng phó với dịch tả cấp quốc gia, triển khai các đội phản ứng nhanh quốc gia tại các khu vực bị ảnh hưởng và thu thập dữ liệu.
Liên Hợp Quốc đã tiến hành hai chiến dịch tiêm chủng lớn, nhưng do nguồn cung hạn chế nên họ chỉ cung cấp một trong hai liều thông thường. Lô thứ hai được gửi vào tháng 11 gồm 3 triệu vắc xin và tất cả đã được sử dụng. Malawi là một quốc gia có gần 20 triệu dân.
WHO cho biết thêm giới chức y tế hiện đã tiếp cận được khoảng 96,8% dân số Malawi đang sinh sống tại các cộng đồng có nguy cơ nhiễm bệnh và các cộng đồng đang phải gồng mình ứng phó với dịch tả.
Ngoài việc phòng bệnh bằng tiêm vaccine, WHO nhấn mạnh nhà chức trách nước sở tại đang thực hiện nhiều nỗ lực nhằm cải thiện điều kiện vệ sinh và cơ hội sử dụng nước sạch thông qua khử trùng bằng clo tại từng hộ gia đình ở những cộng đồng và ở các huyện có dịch, bên cạnh nhiều biện pháp khác.
WHO đánh giá nguy cơ lây lan tại Malawi và các nước láng giềng là "rất cao." Nhiều ca mắc bệnh tả cũng đã được ghi nhận tại khu vực biên giới Mozambique. Các đợt bùng phát dịch tả hiện nay ở châu Phi đang xảy ra khi lục địa này phải đối mặt với các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt, xung đột cũng như các dịch vụ y tế quá tải.
Ngày 8/2 vừa qua, Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus cho biết dịch tả đang bùng phát tại 23 quốc gia trên thế giới và hơn 20 nước có chung biên giới trên bộ với các quốc này có nguy cơ dịch bệnh xâm nhập. Ông cảnh báo hơn 1 tỷ người trên toàn thế giới có nguy cơ trực tiếp nhiễm phẩy khuẩn tả.
Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Hà Nội, ông Lê Hồng Sơn, vừa ký Công văn số 3061/UBND-NC yêu cầu khắc phục 30 công trình đã đưa vào hoạt động nhưng chưa được nghiệm thu phòng cháy, chữa cháy.
Sau loạt bài phản ảnh của Môi trường và Đô thị Việt Nam về tình trạng ô nhiễm môi trường tại cơ sở tái chế phế liệu nhựa tại 2/47/11 Phan Văn Bảy, Ấp 1, xã Hiệp Phước, huyện Nhà Bè gây ra, Chủ tịch UBND huyện Nhà Bè đã chỉ đạo buộc di dời.
Hiện nay, tại xã Thanh Hải, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương đang tồn tại rất nhiều bất cập trong việc mua và sử dụng thùng đựng rác 3 ngăn để phục vụ cho việc phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn.
Theo thống kê mới nhất cập nhật tình hình thiệt hại sau bão số 3, Quảng Ninh (23.770 tỉ đồng) và Hải Phòng (11.000 tỉ đồng) tổng thiệt hại 34.770 tỉ đồng.
Ngày 16/9, Bộ Y tế Sudan cho biết nước này đã ghi nhận hơn 9.500 ca mắc bệnh tả, trong đó có 315 ca tử vong.
Công tác khắc phục thiệt hại do bão số 3 gây ra đang được tỉnh Quảng Ninh thực hiện quyết liệt, tích cực, kịp thời, từng bước khôi phục lại sản xuất và đời sống nhân dân.