moitruongplus Tuyến cao tốc Cam Lộ - La Sơn có chiều dài 98,35 km và cao tốc La Sơn - Túy Loan 66 km mới được đưa vào khai thác, sử dụng tuy nhiên đang tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông.
Nguy cơ sạt lở taluy dương, tiềm ẩn tai nạn giao thông
Rất nhiều phương tiện khi tham gia giao thông trên hai tuyến cao tốc này đã không tuân thủ quy định biển báo hiệu đường bộ theo quy định. Bên cạnh đó, một số điểm sạt lở taluy dương có nguy cơ đất đá rơi xuống mặt đường bất cứ lúc nào gây nguy hiểm cho các phương tiện.
Ghi nhận của phóng viên Môi trường và Đô thị Việt Nam vào ngày 31/1 – 1/2/2023, trên tuyến cao tốc Cam Lộ - La Sơn, La Sơn - Túy Loan, nhiều phương tiên tham gia giao thông không chấp hành biển chỉ dẫn đường bộ và vạch kẻ đường.
Xe khách vượt ẩu khi qua đoạn cua
Cụ thể, tại những đoạn đường cấm các phương tiện không được phép vượt (đoạn đường có biển báo hiệu cấm vượt và vạch kẻ liền) nhưng nhiều phương tiện bất chấp các quy định trên ngang nhiên vượt các phương tiện khác. Điều đáng nói là mặt đường hẹp, đường đèo dốc, nhiều đoạn quanh co, nhiều điểm mù, che khuất tầm nhìn.
Theo quan sát thực tế không phải cá biệt một vài xe mà nhiều trường hợp xe khách vượt vạch liền trái quy định, chạy với tốc độ cao khiến các phương tiện lưu thông theo chiều ngược lại phải né tránh ra cả phần lề đường.
Xe tải vượt ẩu khi lên dốc
Xe khách chạy với tốc độ cao, vượt trái quy định
Điều đáng nói nữa là nhiều phương tiện chạy nối đuôi nhau không giữ khoảng cách an toàn đúng quy định, rất dễ xảy ra trường hợp va chạm khi không kiểm soát được tốc độ .
Anh Nguyễn Đình Chiến (lái xe vận tải) lưu thông trên tuyến đường này chia sẻ với phóng viên: "Đường hẹp đèo dốc quanh co, chủ phương tiện không tuân thủ các biển chỉ dẫn đường bộ, cứ vượt ẩu như vậy không sớm thì muộn cũng xảy ra tai nạn, mà đã tai nạn thì dễ dính "chùm” nhiều xe cùng một lúc, rất nguy hiểm”.
Xe khách vượt trái quy định lấn làn cả sang lề đường
Xe máy đi ngược chiều vào đường cấm trên cao tốc Cam Lộ - La Sơn
Ngoài việc nhiều xe không chấp hành quy định an toàn giao thông thì những điểm sạt lở taluy dương tại hai tuyến cao tốc này với chiều dài hàng chục mét, khiến nguy cơ đất đá rơi xuống mặt đường gây nguy hiểm cho các phương tiện (điển hình Km 42 + 800 La Sơn-Túy Loan), mặc dù trước đó đã được đơn vị thi công gia cố tường chắn đá, taluy được đổ bê tông.
Đất đá sạt lở tràn ra lề đường (trước đó đơn vị thi công đã dọn dẹp)
Tiềm ẩn đất, đá rơi xuống mặt đường (Km 42 + 800, Sơn La - Túy Loan
Tại thời điểm phóng viên ghi hình đoạn từ km 50 đến km 54 bất ngờ xuất hiện đàn dê rất đông băng qua đường gây nguy hiểm cho các phương tiện đang lưu thông với tốc độ cao.
Một công nhân cầu đường cho biết: Đàn dê thường xuyên băng qua đường. Có trường hợp chúng đang ăn cỏ gần taluy dương nghe tiếng còi xe ô tô liền nhảy bổ ra mặt đường. Phương tiện đang lưu thông phải phanh gấp, có trường hợp quay cả đầu xe…
Đàn dê thường xuyên băng qua đường cao tốc La Sơn - Túy Loan
Được biết, hiện nay lưu lượng các phương tiện tham gia trên cao tốc Cam Lộ - La Sơn, La Sơn - Túy Loan ngày một tăng cao.
Theo đó, các cơ quan chức năng cần giám sát các phương tiện tham gia giao thông, đồng thời khắc phục xử lý các điểm sạt lở cũng như hoàn thiện hệ thống phụ trợ công trình đường bộ trên cao tốc, tránh để xảy ra hậu quả đáng tiếc.
KM 24 +6m mới sạt lở
Cao tốc La Sơn – Túy Loan là một đoạn tuyến của tuyến đường cao tốc Bắc – Nam phía Đông qua địa phận hai tỉnh thành Thừa Thiên Huế và Đà Nẵng. Công trình có tổng mức đầu tư là 11.485 tỷ đồng, được khởi công xây dựng vào ngày 22/12/2013 và cơ bản hoàn thành từ năm 2019. Tuy nhiên, đến ngày 16 /4/2022 mới chính thức đưa vào khai thác đoạn La Sơn – Hòa Liên.
Cao tốc Cam Lộ - La Sơn có tổng vốn đầu tư 7.700 tỷ đồng, nối Quảng Trị với Thừa Thiên Huế được khánh thành sáng 31/12/2022, sau hơn ba năm thi công. Điểm đầu cao tốc tại quốc lộ 9, xã Cam Hiếu, huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị; điểm cuối ở xã Lộc Sơn, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế.
Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Hà Nội, ông Lê Hồng Sơn, vừa ký Công văn số 3061/UBND-NC yêu cầu khắc phục 30 công trình đã đưa vào hoạt động nhưng chưa được nghiệm thu phòng cháy, chữa cháy.
Sau loạt bài phản ảnh của Môi trường và Đô thị Việt Nam về tình trạng ô nhiễm môi trường tại cơ sở tái chế phế liệu nhựa tại 2/47/11 Phan Văn Bảy, Ấp 1, xã Hiệp Phước, huyện Nhà Bè gây ra, Chủ tịch UBND huyện Nhà Bè đã chỉ đạo buộc di dời.
Hiện nay, tại xã Thanh Hải, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương đang tồn tại rất nhiều bất cập trong việc mua và sử dụng thùng đựng rác 3 ngăn để phục vụ cho việc phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn.
Theo thống kê mới nhất cập nhật tình hình thiệt hại sau bão số 3, Quảng Ninh (23.770 tỉ đồng) và Hải Phòng (11.000 tỉ đồng) tổng thiệt hại 34.770 tỉ đồng.
Ngày 16/9, Bộ Y tế Sudan cho biết nước này đã ghi nhận hơn 9.500 ca mắc bệnh tả, trong đó có 315 ca tử vong.
Công tác khắc phục thiệt hại do bão số 3 gây ra đang được tỉnh Quảng Ninh thực hiện quyết liệt, tích cực, kịp thời, từng bước khôi phục lại sản xuất và đời sống nhân dân.