moitruongplus Chỉ còn ít ngày nữa là đến Giáng sinh, không lâu sau đó sẽ là Tết Dương lịch rồi Tết Âm lịch. Nhiều người chắc hẳn sẽ cảm thấy vui và háo hức, nhưng cũng có không ít người mang nặng nỗi niềm riêng...

 
"Tiện tay"-Lỗi tại ai?

Mặc dù chúng ta đã được dạy phải bỏ rác đúng nơi quy định từ rất sớm, nhưng đó chỉ là trên lý thuyết còn thực tế lại là một câu chuyện khác. Khi nói đến tình trạng xả rác ở nơi công cộng, nhiều người cho rằng là do thói quen "tiện tay": Ăn xong hộp cơm, uống xong ly nước thì tiện tay bỏ xuống đất hoặc không tìm thấy thùng rác nên tiện tay quăng bên vệ đường... 

Nhu cầu mua sắm, ăn uống là thiết yếu và việc thỏa mãn nhu cầu này tại các nơi công cộng là hoàn toàn chính đáng. Hầu hết ở các khu vực công cộng đều có hàng quán phục vụ đồ ăn, nước uống cho người dân và du khách. Bên cạnh đó còn có các xe bán hàng rong, đồ ăn vặt. Các xe bán hàng rong đa phần bán thức ăn nhanh như cá viên chiên, bánh, trái cây gọt sẵn… với việc lạm dụng hộp xốp và túi nilon đã gây ra tình trạng quá tải rác thải, khi không còn chỗ để bỏ rác thì một số người cứ thế vứt rác ra đường.

Ngày thường đã thế, huống hồ gì những dịp lễ hội đông đúc. Khi mà lượng người hội tụ về một địa điểm tăng đồng nghĩa với việc lượng rác cũng tăng theo. Những địa điểm người dân Tp.HCM tập trung đông đúc nhất để đón Noel là các nhà thờ, nhà dòng, phố Tây, các tuyến đường trung tâm, các quán nhậu, cà phê hay quán ăn vặt được trang hoàng lộng lẫy, đầy màu sắc... Từ lúc chập tối đến khuya vẫn có nhiều người tìm đến vui chơi, ăn uống chụp ảnh để lưu lại những khoảnh khắc đáng nhớ...

Nói đi cũng phải nói lại, bên cạnh một bộ phận người dân chưa có ý thức trong vấn đề bảo vệ môi trường thì việc các thùng rác được bố trí quá ít ở khoảng cách khá xa nhau tại các điểm công cộng cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng quá tải rác thải sau các lễ hội, sự kiện. Tình trạng quá tải rác xảy ra khiến nhiều thùng không thể chứa hết, rác tràn cả ra ngoài. 


Sau mỗi đêm lễ hội, rác thải lại tràn lan, công nhân môi trường phải làm việc gấp đôi, gấp ba ngày thường (Ảnh: Phan Hải - Trọng Anh).

Ai cũng muốn vui thì rác dành phần ai!

Người xả rác nhiều nhưng người dọn các "bãi chiến trường" đó lại có giới hạn. Đến hẹn lại lên, sau những dịp tụ tập thì y như rằng đường phố như bị rác nuốt chửng. Người đến vui chơi, thưởng thức âm nhạc với những bộ đồ đẹp đẽ nhưng khi rời đi lại để lại những thứ không đẹp đẽ. Các anh chị em công nhân vệ sinh dù không được vui chơi nhưng lại phải oằn mình dọn dẹp các "tác phẩm" bỏ quên trên đường phố. Có khi, họ vừa quét qua thì có một số bạn trẻ lại vô tư vứt rác tiếp ngay bên cạnh… Với nhiều công nhân vệ sinh, đêm Giáng sinh vất vả gấp nhiều lần những ngày bình thường.

Ngay sau Giáng sinh sẽ là 2 màn bắn pháo hoa chào đón Tết Dương lịch và Âm lịch. Khung cảnh náo nhiệt hòa cùng những màn pháo hoa đẹp mắt khiến nhiều người thích thú, nhưng khi người xem rời đi thì chỉ còn rác nằm im lìm trên mặt đất. Ngoài việc không có thời gian nghỉ lễ Tết, các công nhân vệ sinh môi trường hàng ngày phải liên tục tiếp xúc với môi trường độc hại, bụi bặm, tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn lao động.


Công nhân Nguyễn Thị Thùy Tân đang quét rác trên đường Bà Triệu, Tp. Quảng Ngãi (Ảnh: Minh Trí).

Một công nhân vệ sinh ở khu vực phố đi bộ Nguyễn Huệ cho biết: "Vào những dịp lễ, Tết cũng như các hoạt độngnghệ thuậtthì lượng rác nhiều gấp hai, gấp ba so với bình thường,nên tôi chờ lúc người đi chơi thưa bớt thì tranh thủ dọn dần dần cho đỡ cực.Lễ Tết thìai cũng muốn được đi ở bên gia đình vui chơi, tụ họp,nhưng vì mưu sinh nên tôi mới đi dọn rác. Tôi chỉ mong tất cả mọi người đều có ý thứchơn xíulàchúngtôi vui rồi”.

Chính quyền và người dân Tp.HCM đang hướng đến xây dựng một thành phố văn minh, hiện đại, bền vững nên việc nâng cao ý thức bảo vệ môi trường sống là hết sức quan trọng và cần tác động lâu dài. Để giải quyết vấn đề ô nhiễm rác thải một cách rốt ráo đòi hỏi sự chung tay từ 2 phía. Bên cạnh việc nâng cao ý thức của người dân thì việc tăng cường nhiều thùng rác, phương tiện thu gom là biện pháp quan trọng thúc đẩy mục tiêu trên sớm được hoàn thành.


Công nhân vệ sinh môi trường quận Bình Thạnh, Tp.HCM cần mẫn thu gom rác (Ảnh: Phan Hải - Trọng Anh).

Dẫu biết rằng việc dọn dẹp rác thải là công việc của công nhân vệ sinh nhưng không thể vì thế mà chúng ta có thể vô tư vứt rác bừa bãi.

Hãy ý thức rằng, việc giữ vệ sinh chung là trách nhiệm của tất cả mọi người chứ không riêng gì ai. Có như thế, các dịp lễ hội mới thực sự là ngày vui, là dịp đáng nhớ đối với mỗi người.

Theo Môi trường và Đô thị

Các tin khác

trểt
rẻ
rewrew
fewef

Hà Nội: Yêu cầu khắc phục 30 công trình chưa được nghiệm thu về phòng cháy, chữa cháy

Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Hà Nội, ông Lê Hồng Sơn, vừa ký Công văn số 3061/UBND-NC yêu cầu khắc phục 30 công trình đã đưa vào hoạt động nhưng chưa được nghiệm thu phòng cháy, chữa cháy.

Chủ tịch huyện Nhà Bè chỉ đạo di dời cơ sở tái chế phế liệu gây ô nhiễm

Sau loạt bài phản ảnh của Môi trường và Đô thị Việt Nam về tình trạng ô nhiễm môi trường tại cơ sở tái chế phế liệu nhựa tại 2/47/11 Phan Văn Bảy, Ấp 1, xã Hiệp Phước, huyện Nhà Bè gây ra, Chủ tịch UBND huyện Nhà Bè đã chỉ đạo buộc di dời.

Hải Dương: Xã Thanh Hải mua thùng đựng rác 1 đằng sử dụng 1 nẻo (Bài 2)

Hiện nay, tại xã Thanh Hải, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương đang tồn tại rất nhiều bất cập trong việc mua và sử dụng thùng đựng rác 3 ngăn để phục vụ cho việc phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn.

Hỗ trợ cán bộ, công nhân vệ sinh môi trường Hải Phòng bị ảnh hưởng bão số 3

Theo thống kê mới nhất cập nhật tình hình thiệt hại sau bão số 3, Quảng Ninh (23.770 tỉ đồng) và Hải Phòng (11.000 tỉ đồng) tổng thiệt hại 34.770 tỉ đồng.

Sudan: Dịch tả hoành hành khiến 315 trường hợp tử vong

Ngày 16/9, Bộ Y tế Sudan cho biết nước này đã ghi nhận hơn 9.500 ca mắc bệnh tả, trong đó có 315 ca tử vong.

Quảng Ninh từng bước khôi phục lại sản xuất và đời sống nhân dân sau bão

Công tác khắc phục thiệt hại do bão số 3 gây ra đang được tỉnh Quảng Ninh thực hiện quyết liệt, tích cực, kịp thời, từng bước khôi phục lại sản xuất và đời sống nhân dân.