moitruongplus Phòng khám đa khoa Hồng Phong và phòng khám đa khoa Quốc Tế tại TP.HCM ngang nhiên khám chữa bệnh dù đã bị cơ quan chức năng đình chỉ. Sở Y tế TP.HCM đã có quyết định tiếp tục đình chỉ hoạt động hai cơ sở này thêm 24 tháng.
Phòng khám đang trong thời gian bị đình chỉ hoạt động, nhưng vẫn ngang nhiên hoạt động khám chữa bệnh trái phép.
Phòng khám đa khoa Hồng Phong và phòng khám đa khoa Quốc Tế tại TP.HCM ngang nhiên khám chữa bệnh dù đã bị cơ quan chức năng đình chỉ. Sở Y tế TP.HCM đã có quyết định tiếp tục đình chỉ hoạt động hai cơ sở này thêm 24 tháng.
Ngày 15/12, Thanh tra Sở Y tế TP.HCM đã công bố danh sách xử phạt vi phạm hành chính đối với các cá nhân, đơn vị trong lĩnh vực khám chữa bệnh từ ngày 1/12 đến ngày 8/12.
Trong danh sách xử phạt, Phòng khám đa khoa Hồng Phong (phường 3, quận 5) và Phòng khám đa khoa Quốc tế (phường Nguyễn Cư Trinh, quận 1) bị xử phạt hành chính mỗi cơ sở 100 triệu đồng. Đồng thời, hai phòng khám sẽ bị đình chỉ hoạt động trong vòng 24 tháng do cung cấp dịch vụ khám, chữa bệnh trong thời gian bị đình chỉ hoạt động.
Trước khi các quyết định này được ban hành, bà Lê Thiện Quỳnh Như, Phó chánh văn phòng Sở Y tế TP.HCM, cho biết trong năm 2022, cơ quan này đã kiểm tra Phòng khám đa khoa Quốc tế 2 lần và xử phạt vi phạm hành chính với tổng số tiền 276 triệu đồng.
Đối với Phòng khám đa khoa Hồng Phong, sở kiểm tra 4 lần, xử phạt hành chính 2 lần với tổng số tiền là 235 triệu đồng. Phòng khám có đăng ký người hành nghề là người nước ngoài.
Mới đây, Sở Y tế TP.HCM đã tiến hành kiểm tra đột xuất 12 phòng khám đa khoa từng bị xử lý vi phạm hành chính. Trong đó, 4 phòng khám đăng ký người hành nghề là người nước ngoài, gồm: Phòng khám đa khoa Âu Á tại quận 6, Phòng khám đa khoa Hoàn Cầu tại quận 5, Phòng khám đa khoa Hồng Phong tại quận 5, Phòng khám đa khoa Thăng Long tại quận 10.
Quá trình kiểm tra, đoàn kiểm tra đã ghi nhận nhiều lỗi vi phạm tái diễn ở các cơ sở này. Hiện TP Hồ Chí Minh có 65 phòng khám tư nhân có yếu tố nước ngoài (vốn nước ngoài hoặc nhân sự nước ngoài tham gia khám chữa bệnh) và 120 bác sĩ là người nước ngoài đang làm việc trong các cơ sở trên.
Trước những phản ánh của các cơ quan báo chí và truyền thông về tình trạng vi phạm pháp luật của các phòng khám, UBND TP Hồ Chí Minh cũng đã tổ chức cuộc họp nghe báo cáo những vụ việc liên quan đến các phòng khám; tham dự có lãnh đạo UBND thành phố, đại diện Sở Y tế và các cơ quan có liên quan.
Sở Y tế TP.HCM cũng công bố đường dây nóng 0989.401.155 để tiếp nhận các phản ánh riêng về tình trạng "vẽ bệnh, moi tiền" trên địa bàn.
Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Hà Nội, ông Lê Hồng Sơn, vừa ký Công văn số 3061/UBND-NC yêu cầu khắc phục 30 công trình đã đưa vào hoạt động nhưng chưa được nghiệm thu phòng cháy, chữa cháy.
Sau loạt bài phản ảnh của Môi trường và Đô thị Việt Nam về tình trạng ô nhiễm môi trường tại cơ sở tái chế phế liệu nhựa tại 2/47/11 Phan Văn Bảy, Ấp 1, xã Hiệp Phước, huyện Nhà Bè gây ra, Chủ tịch UBND huyện Nhà Bè đã chỉ đạo buộc di dời.
Hiện nay, tại xã Thanh Hải, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương đang tồn tại rất nhiều bất cập trong việc mua và sử dụng thùng đựng rác 3 ngăn để phục vụ cho việc phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn.
Theo thống kê mới nhất cập nhật tình hình thiệt hại sau bão số 3, Quảng Ninh (23.770 tỉ đồng) và Hải Phòng (11.000 tỉ đồng) tổng thiệt hại 34.770 tỉ đồng.
Ngày 16/9, Bộ Y tế Sudan cho biết nước này đã ghi nhận hơn 9.500 ca mắc bệnh tả, trong đó có 315 ca tử vong.
Công tác khắc phục thiệt hại do bão số 3 gây ra đang được tỉnh Quảng Ninh thực hiện quyết liệt, tích cực, kịp thời, từng bước khôi phục lại sản xuất và đời sống nhân dân.