moitruongplus Thời tiết chuyển lạnh, những quán ngô, khoai nướng vỉa hè đặc sản của Hà Nội lại đông khách. Thế nhưng càng đông khách, các quán ngô, khoai nướng không những càng lấn chiếm diện tích vỉa hè mà còn gây ô nhiễm không khí nghiêm trọng.
Bầu không khí tràn ngập trong khói
Tối ngày 14/12, nhiệt độ tại thành phố Hà Nội hạ thấp, nhiều bạn trẻ đổ xô ra Hồ Tây ăn ngô, khoai nướng và sưởi ấm. Chính những hàng ngô khoai nướng trên vỉa hè này đang trở thành một phần nguyên nhân làm nghiêm trọng thêm tình trạng ô nhiễm không khí trên địa bàn Hà Nội những ngày gần đây.
Những quán ngô, khoai nướng luôn đông khách những ngày thời tiết chuyển lạnh (ảnh: Đức Minh)
Thực tế, vì nhu cầu đốt lửa để sưởi ấm, hàng loạt các hàng quán ngô, khoai nướng không những đốt than để nướng ngô khoai mà còn đốt cả củi để sưởi ấm cho khách hàng, chính vì vậy không chỉ một quán mà đến hơn mười quán đốt lửa gây khói mù mịt trên cùng một con phố.
Các quán lúc nào cũng trong tình trạng đông khách từ chiều đến tối, họ cùng cứ mặc kệ mà lấn chiếm vỉa hè làm chỗ ngồi cho khách, đặt lợi nhuận lên hàng đầu mà không cần quan tâm những ảnh hưởng đến mọi người xung quanh
Chị Hoa, sống trên địa bàn quận Tây Hồ cho biết : "Mỗi ngày tôi đi làm về tới đoạn đường này là khoảng 6, 7h tối, các vỉa hè đông nghịt người ngồi ăn ngô khoai nướng, chủ quán thì đốt củi, đốt than khói bụi mù mịt, tôi đi qua lần nào cũng bị cay mắt, chẳng nhìn thấy đường, đường vắng thì không sao, những ngày xe cỗ đông đúc thì thật sự nguy hiểm”
Khói mù mịt từ các quán ngô, khoai nướng vỉa hè gây ô nhiễm không khí (ảnh: Đức Minh)
Người dân quen cảnh "sống chung với khói”
Theo con số thống kê trên IQAir, khu vực Hồ Tây luôn luôn là khu vực có mức độ bụi mịn và ô nhiễm không khí cao nhất ở Hà Nội, cảnh báo ô nhiễm nghiêm trọng và rất có hại cho sức khỏe mọi người.
Những hang ngô, khoai nướng này đang trở thành một trong những nguyên nhân chính đóng góp cho tình trạng ô nhiễm không khí trên địa bàn thành phố càng trở nên nghiêm trọng.
Theo anh An – một cư dân sống trong khu vực gần sát Hồ Tây cho hay: "Nhà tôi có cháu nhỏ, nhà lại ngay gần mặt đường, cứ đến mùa nướng ngô, khoai, đốt củi, là khói lại bay nghi ngút vào cửa sổ tầng 2, tầng 3. Mà đây lại là không gian chính sinh hoạt của gia đình, các cháu cứ hít phải khói này là khó thở và ho rất nhiều, tôi thực sự lo lắng cho tình trạng sức khỏe của gia đình nếu cứ tiếp tục phải sống như thế này.”
Khu vực Tây Hồ có mức độ ô nhiễm không khí ở mức báo động (nguồn: IQAir)
Bất chấp lợi nhuận mà làm ngơ
Tuy gây nhiễm không khí và ảnh hưởng đến những người xung quanh cũng như những người đi đường nhưng các hang quán vẫn ngang nhiên hoạt động, tiếp tục đốt củi và than và xả khói ra đường.
Anh Thắng, một chủ quán bán hàng trên con phố ven Hồ Tây: "Vì không phải mùa nào chúng tôi cũng đốt lửa như thế này, người dân cũng vô cùng thích thú với món ăn đặc sản này của mùa đông, nên đã có rất nhiều hàng mọc lên như nấm gần đây, chứ bình thường cũng không có nhiều khói tới vậy ở đoạn đường này.”
Khói bụi dày đặc làm ảnh hưởng đến không khí nghiêm trọng (ảnh: Đức Minh)
Chưa bàn tới tình trạng xả khói mịt mù đường xá, riêng việc bán hàng rong, lấn chiếm vỉa hè để dùng làm chỗ kinh doanh đã bị Công an, chính quyền địa phương chú ý và nhiều lần nhắc nhở, xử phạt, nhưng đâu vẫn hoàn đó, cứ thấy xe tuần tra của Công an phường là họ lại cất đồ và đối phó như thể chưa từng buôn bán tại đây. Chính quyền địa phương khu vực quận Tây Hồ cũng ra sức ngăn chặn những hình thức bán hàng vừa lấn chiếm vỉa hè, vừa gây ô nhiễm môi trường như trên.
Phòng còn hơn tránh
Bên cạnh việc các cơ quan chức năng, chính quyền địa phương cần sự quyết liệt hơn nữa trong xử phạt và dăn đe những chủ hàng ngô, khoai nướng nơi đây. Cần có sự tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức của người dân hơn nữa trong việc bảo vệ bầu không khí, hạn chế đốt lửa, đốt than để sưởi ấm, kinh doanh.
Bởi vì điều này không chỉ gây ra tình trạng ô nhiệm không khí nghiêm trọng, tổn hại đến sức khỏe con người mà còn là nguy cơ tiềm ẩn cho hỏa hoạn trong mùa hanh khô ở Hà Nội.
Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Hà Nội, ông Lê Hồng Sơn, vừa ký Công văn số 3061/UBND-NC yêu cầu khắc phục 30 công trình đã đưa vào hoạt động nhưng chưa được nghiệm thu phòng cháy, chữa cháy.
Sau loạt bài phản ảnh của Môi trường và Đô thị Việt Nam về tình trạng ô nhiễm môi trường tại cơ sở tái chế phế liệu nhựa tại 2/47/11 Phan Văn Bảy, Ấp 1, xã Hiệp Phước, huyện Nhà Bè gây ra, Chủ tịch UBND huyện Nhà Bè đã chỉ đạo buộc di dời.
Hiện nay, tại xã Thanh Hải, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương đang tồn tại rất nhiều bất cập trong việc mua và sử dụng thùng đựng rác 3 ngăn để phục vụ cho việc phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn.
Theo thống kê mới nhất cập nhật tình hình thiệt hại sau bão số 3, Quảng Ninh (23.770 tỉ đồng) và Hải Phòng (11.000 tỉ đồng) tổng thiệt hại 34.770 tỉ đồng.
Ngày 16/9, Bộ Y tế Sudan cho biết nước này đã ghi nhận hơn 9.500 ca mắc bệnh tả, trong đó có 315 ca tử vong.
Công tác khắc phục thiệt hại do bão số 3 gây ra đang được tỉnh Quảng Ninh thực hiện quyết liệt, tích cực, kịp thời, từng bước khôi phục lại sản xuất và đời sống nhân dân.