moitruongplus Đến năm 2030, giảm dần và tiến tới không còn diện tích nhà kính tại khu vực nội ô, nội thị, khu dân cư trên địa bàn TP Đà Lạt

Theo thông tin từ UBND tỉnh Lâm Đồng, cơ quan này đã nhận  được đề án Quản lý nhà kính, thúc đẩy sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao thích ứng với biến đổi khí hậu trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng, do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng.

UBND tỉnh Lâm Đồng sẽ rà soát, giải tỏa 100% nhà kính xây dựng trái phép trên đất lâm nghiệp, hành lang bảo vệ an toàn lưới điện cao áp, khu vực di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh, hành lang bảo vệ công trình thủy lợi và nguồn nước, khu vực công trình an ninh, quốc phòng...

Tại Lâm Đồng, mô hình nhà kính, nhà lưới trồng rau, hoa, củ, quả xuất hiện ở nhiều địa phương. Thống kê cho thấy tỉnh hiện có 4.476,2 ha diện tích nhà kính (tăng 133 ha so với năm 2020).


Quan điểm của tỉnh Lâm Đồng là kiên quyết giải tỏa toàn bộ diện tích nhà lưới, nhà kính dựng trên đất quy hoạch lâm nghiệp

Diện tích nhà kính chủ yếu được sử dụng để sản xuất hoa với 2.435,5 ha (chiếm 54,4%), sản xuất rau 1.818,1 ha (chiếm 41,7%) và sử dụng trồng cây khác 222,6 ha (chiếm 3,9%). Những mô hình này góp phần cải thiện đời sốngkinh tế của nhiều hộ gia đình, cá nhân, thúc đẩy phát triển doanh nghiệp tại địa phương. Tuy nhiên việc phát triển nhà kính, nhà lưới đã bị mất kiểm soát dẫn đến để lại nhiều hệ lụy về đất đai, quy hoạch.

Một số địa phương còn được ghi nhận thực hiện chưa nghiêm, chưa quyết liệt với các mô hình xây dựng nhà kính, nhà lưới. Nên tình trạng xây dựng các công trình này có diễn biến phức tạp, thậm chí làm trên đất lâm nghiệp, ảnh hưởng khôg nhỏ đến công tác quản lý đất lâm nghiệp và phát triển rừng, ảnh hưởng đến cảnh quan, môi trường chung.

Đặc biệt là dọc các tuyến đường dẫn vào TP. Đà Lạt như tuyến đường cao tốc Liên Khương - Prenn, đèo Pren, đèo Mimoza, tuyến đường 723 (Quốc lộ 27C).

Trước khuyến cáo của 2 Bộ Tài nguyên & Môi trường và Bộ Kế hoạch & Đầu tư, tỉnh Lâm Đồng đã tiếp thu và đưa ra những giải pháp trên. Mục tiêu đến năm 2025, giảm 20% diện tích nhà kính sản xuất nông nghiệp tại các vùng nội ô, nội thị trên địa bàn TP Đà Lạt và các huyện lân cận so với thực trạng của năm 2022.

Đến năm 2030, giảm dần và tiến tới không còn diện tích nhà kính tại khu vực nội ô, nội thị, khu dân cư trên địa bàn TP Đà Lạt so với hiện trạng năm 2022. Giải tỏa 100% nhà kính xây dựng trái phép trên đất lâm nghiệp, hành lang bảo vệ an toàn lưới điện cao áp, khu vực di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh, hành lang bảo vệ công trình thủy lợi và nguồn nước, khu vực công trình an ninh, quốc phòng...

Kinh phí thực hiện đề án là hơn 178 tỉ đồng, trong đó từ ngân sách nhà nước hơn 3,5 tỉ đồng (chiếm 2,0%), kinh phí huy động của tổ chức, cá nhân hơn 172,6 tỉ đồng (chiếm 96,5%).

UBND tỉnh Lâm Đồng khẳng định rằng, tinh thần chỉ đạo chung và xuyên suốt của lãnh đạo Tỉnh ủy, UBND tỉnh thời gian qua là kiên quyết và phải thực hiện cho bằng được việc xử lý tình trạng lấn chiếm đất lâm nghiệp. Tuy nhiên, đến nay, vẫn chưa thể thực hiện dứt điểm và triệt để, nhất là ở những địa phương có diện tích vi phạm lớn.

Thống kế của UBND tỉnh Lâm Đồng: Tình trạng xây dựng nhà lưới, nhà kính trên đất quy hoạch lâm nghiệp những năm qua diễn biến phức tạp trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng, chủ yếu tập trung tại các khu vực như huyện Lạc Dương, Đức Trọng, Lâm Hà cùng 2 thành phố Đà Lạt và Bảo Lộc. Theo thống kê, toàn tỉnh có hơn 227,4 ha, gồm 210,1 ha nhà kính và 17,3 ha nhà lưới trên diện tích đất quy hoạch lâm nghiệp, với 649 hộ đang sử dụng. Trong số này, nhiều nhất là TP Đà Lạt với hơn 184,8 ha của 475 hộ đang sử dụng; thứ hai là huyện Lạc Dương với trên 21,4 ha của 106 hộ; Đơn Dương với trên 16,2 ha của 44 hộ; còn lại các huyện Đam Rông, Di Linh, Đức Trọng chỉ có từ 0,6-3,3 ha.

Theo Môi trường và Đô thị

Các tin khác

trểt
rẻ
rewrew
fewef

Hà Nội: Yêu cầu khắc phục 30 công trình chưa được nghiệm thu về phòng cháy, chữa cháy

Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Hà Nội, ông Lê Hồng Sơn, vừa ký Công văn số 3061/UBND-NC yêu cầu khắc phục 30 công trình đã đưa vào hoạt động nhưng chưa được nghiệm thu phòng cháy, chữa cháy.

Chủ tịch huyện Nhà Bè chỉ đạo di dời cơ sở tái chế phế liệu gây ô nhiễm

Sau loạt bài phản ảnh của Môi trường và Đô thị Việt Nam về tình trạng ô nhiễm môi trường tại cơ sở tái chế phế liệu nhựa tại 2/47/11 Phan Văn Bảy, Ấp 1, xã Hiệp Phước, huyện Nhà Bè gây ra, Chủ tịch UBND huyện Nhà Bè đã chỉ đạo buộc di dời.

Hải Dương: Xã Thanh Hải mua thùng đựng rác 1 đằng sử dụng 1 nẻo (Bài 2)

Hiện nay, tại xã Thanh Hải, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương đang tồn tại rất nhiều bất cập trong việc mua và sử dụng thùng đựng rác 3 ngăn để phục vụ cho việc phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn.

Hỗ trợ cán bộ, công nhân vệ sinh môi trường Hải Phòng bị ảnh hưởng bão số 3

Theo thống kê mới nhất cập nhật tình hình thiệt hại sau bão số 3, Quảng Ninh (23.770 tỉ đồng) và Hải Phòng (11.000 tỉ đồng) tổng thiệt hại 34.770 tỉ đồng.

Sudan: Dịch tả hoành hành khiến 315 trường hợp tử vong

Ngày 16/9, Bộ Y tế Sudan cho biết nước này đã ghi nhận hơn 9.500 ca mắc bệnh tả, trong đó có 315 ca tử vong.

Quảng Ninh từng bước khôi phục lại sản xuất và đời sống nhân dân sau bão

Công tác khắc phục thiệt hại do bão số 3 gây ra đang được tỉnh Quảng Ninh thực hiện quyết liệt, tích cực, kịp thời, từng bước khôi phục lại sản xuất và đời sống nhân dân.