moitruongplus Thành phố dự kiến chi hơn 200 tỷ đồng để trả chi phí nhà đầu tư đã bỏ ra làm cầu Tân Kỳ - Tân Quý, sau khi dừng hợp đồng BOT để chuyển qua vốn ngân sách.
UBND TP.HCM vừa có văn bản gửi Thường trực HĐND TP về quá trình thực hiện dự án xây dựng cầu mới Tân Kỳ - Tân Quý.
Dự án xây mới cầu Tân Kỳ - Tân Quý được xây dựng để thay cầu cũ bắc qua kênh Tham Lương - Bến Cát, được bổ sung vào dự án BOT cải tạo nâng cấp quốc lộ 1 đoạn An Sương - An Lạc theo phụ lục hợp đồng được ký với nhà đầu tư là Công ty cổ phần Đầu tư phát triển hạ tầng - IDICO vào năm 2018.
Công trình được khởi công quý I/2018, dự kiến hoàn thành trong quý IV/2018 với tổng mức đầu tư 312 tỷ đồng. Trong đó, xây cầu dài 82,9m vượt qua kênh Tham Lương, rộng 16m, lề bộ hành rộng 1,5m, cho 4 làn xe lưu thông, đường vào cầu có tổng chiều dài 224,8m. Khi hoàn thành, cây cầu giúp tăng kết nối với quốc lộ 1, giảm ùn tắc cho cửa ngõ Tây Bắc thành phố.
Thành phố dự kiến chi hơn 200 tỷ đồng để trả chi phí nhà đầu tư đã bỏ ra làm cầu Tân Kỳ - Tân Quý, sau khi dừng hợp đồng BOT để chuyển qua vốn ngân sách. (Ảnh: Internet)
Tuy nhiên, đến cuối năm 2018, dự án đã tạm dừng thi công do chưa hoàn tất công tác bồi thường giải phóng mặt bằng. Khối lượng xây lắp thực hiện hoàn thành thời điểm lúc đó đạt 70% công trình.
Đến tháng 8/2019, Kiểm toán Nhà nước đã khuyến cáo việc đầu tư BOT cầu Tân Kỳ -Tân Quý để thu phí trên quốc lộ 1 không thích hợp với lợi ích của nhà đầu tư và của người sử dụng. Đồng thời, theo Nghị quyết số 437/2017 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, dự án đường bộ đầu tư hình thức BOT chỉ áp dụng cho các tuyến đường xây mới.
Sau đó, các sở ngành TP đã rà soát, tiến hành đàm phán và chấm dứt phụ lục hợp đồng trước thời hạn với nhà đầu tư. UBND TP.HCM sau đó dừng hợp đồng BOT để chuyển qua đầu tư công, tổng vốn hơn 491 tỷ đồng và đã được HĐND thành phố thông qua.
Theo UBND TP.HCM, số tiền 491 tỷ đồng đã bao gồm phần hoàn trả cho nhà đầu tư, cùng kinh phí đầu tư các hạng mục còn lại của dự án.
Dự kiến, trong năm nay, TP sẽ hoàn tất trả cho nhà đầu tư hơn 205 tỷ đồng và 24 tỷ đồng là kinh phí dự phòng nếu thời gian thanh toán kéo dài đến hết năm 2023. Riêng kinh phí đầu tư hoàn thành các hạng mục còn lại khoảng 261 tỷ đồng.
Sau khi hoàn trả tiền cho nhà đầu tư xong, thành phố sẽ giải phóng mặt bằng toàn bộ phần còn lại để thi công hoàn thành dự án vào năm 2025. Do công trình đã được triển khai nên việc thi công được cho sẽ thuận lợi và mất ít thời gian hơn.
Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Hà Nội, ông Lê Hồng Sơn, vừa ký Công văn số 3061/UBND-NC yêu cầu khắc phục 30 công trình đã đưa vào hoạt động nhưng chưa được nghiệm thu phòng cháy, chữa cháy.
Sau loạt bài phản ảnh của Môi trường và Đô thị Việt Nam về tình trạng ô nhiễm môi trường tại cơ sở tái chế phế liệu nhựa tại 2/47/11 Phan Văn Bảy, Ấp 1, xã Hiệp Phước, huyện Nhà Bè gây ra, Chủ tịch UBND huyện Nhà Bè đã chỉ đạo buộc di dời.
Hiện nay, tại xã Thanh Hải, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương đang tồn tại rất nhiều bất cập trong việc mua và sử dụng thùng đựng rác 3 ngăn để phục vụ cho việc phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn.
Theo thống kê mới nhất cập nhật tình hình thiệt hại sau bão số 3, Quảng Ninh (23.770 tỉ đồng) và Hải Phòng (11.000 tỉ đồng) tổng thiệt hại 34.770 tỉ đồng.
Ngày 16/9, Bộ Y tế Sudan cho biết nước này đã ghi nhận hơn 9.500 ca mắc bệnh tả, trong đó có 315 ca tử vong.
Công tác khắc phục thiệt hại do bão số 3 gây ra đang được tỉnh Quảng Ninh thực hiện quyết liệt, tích cực, kịp thời, từng bước khôi phục lại sản xuất và đời sống nhân dân.