moitruongplusHiện nay mặt đê tả sông Thương đoạn qua địa bàn xã Hương Gián, huyện Yên Dũng đang bị cày nát, ô nhiễm nặng nề, nhiều đoạn bị nứt, vỡ, sạt lở bờ bãi sông. Nguyên nhân chủ yếu là do hoạt động của đoàn xe tải chở vật liệu và các bến bãi hoạt động không phép
Trên chỉ đạo quyết liệt
Theo báo cáo mới đây của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) về công tác quản lý, bảo vệ các các trụ, barie, biển cấm lắp đặt trên đê của các địa phương có phần buông lỏng.
Đến nay đã có 21/61 vị trí barie bị hư hỏng (chiếm 34,5%), đa số là can thiệp làm cong, tháo bỏ thanh ngang hoặc tháo cả thanh ngang và bị phá 01 trụ đứng, làm mất tác dụng ngăn chặn xe quá khổ, quá tải trọng cho phép đi trên đê, gây hư hỏng mặt đê, khó khăn đi lại của nhân dân.
Hiện nay trên các tuyến đê trên địa bàn tỉnh đã xuất hiện nhiều đoạn bị nứt, vỡ do xe quá tải đi qua. Ngoài ra còn hiện tượng khai thác cát, sỏi lòng sông trái phép, sai phép, không đúng vị trí, tọa độ... gây sạt lở bờ, bãi sông.
Bất chấp biển cấm hoạt động theo khung giờ, đoàn xe tải cỡ lớn chở đất đá, bê tông vẫn "đại náo” ĐT293 vào khung giờ cấm.
Căn cứ nội dung báo cáo trên, ngày 11/2/2022, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang Lê Ô Pích ký Văn bản số 528/UBND-KTN về việc tăng cường công tác quản lý đê điều và xử lý tình trạng xe quá tải trọng đi trên các tuyến đê. Nội dung văn bản chỉ đạo đã yêu cầu các sở, ngành và các địa phương thực hiện các nội dung sau:
Thành lập tổ công tác thường xuyên kiểm tra, xử lý xe quá tải vận chuyển vật liệu trên các tuyến đê và các bến bãi để xe quá tải hoạt động; đầu tư phương tiện như cân tải trọng, camera giám sát hoạt động vận chuyển vật liệu của các bến bãi để có bằng chứng phạt nguội đối với các chủ xe vi phạm. Kiên quyết ngăn chặn và xử lý xe quá tải trọng tham gia giao thông trên đê; truy tìm, xử lý nghiêm theo qui định của pháp luật các hành vi phá hoại các barie, biển cấm.
Bất chấp chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang, đoàn xe tải trọng lớn vẫn ngày đêm "băm nát” mặt đê tả sông Thương, đoạn qua địa bàn xã Hương Gián, huyện Yên Dũng
Về phía Công an tỉnh Bắc Giang, phối hợp với ngành chức năng và chính quyền địa phương, chỉ đạo lực lượng Công an cơ sở kiểm tra, phát hiện và ngăn chặn, xử lý các xe có tải trọng vượt quá tải trọng được phép đi trên đoạn đê trùng với đường giao thông, các vị trí ra vào bến bãi vật liệu có đường giao thông đấu nối, cắt giao với đê, không đảm bảo vệ sinh môi trường, ảnh hưởng đến an toàn đê điều.
Sở TNMT chủ trì, phối hợp UBND các huyện kiểm tra, xử lý vi phạm trong công quy hoạch các bến, bãi, khai thác khoáng sản lòng sông, bãi sông theo thẩm quyền. Đặc biệt kiểm tra chặt chẽ các vị trí được cấp phép khai thác nhưng khai thác sai phép, vượt quá chiều sâu cho phép, không đúng vị trí, tọa độ... gây sạt lở bờ, bãi sông.
Sở GTVT chỉ đạo Thanh tra giao thông tập trung lực lượng phối hợp với CSGT tuần tra, kiểm tra, ngăn chặn, xác minh và xử lý vi phạm xe có tải trọng vượt quá tải trọng được phép đi trên các đoạn đê trùng với đường giao thông và các vị trí ra, vào bến bãi vật liệu có đường giao thông đấu nối, giao cắt với đê theo quy định.
Sở NN&PTNT, chỉ đạo các đơn vị quản lý đê trên địa bàn tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát phát hiện những vị trí bến bãi thường xuyên sử dụng xe quá tải hoạt động vận chuyển vật liệu trên các tuyến đê; phối hợp với chính quyền địa phương để ngăn chặn, xử lý xe quá tải trọng đi trên đê và các vi phạm Luật Đề điều, Luật phòng chống thiên tai.
Điểm nối lên đường đê tả sông Thương không được cắm biển hạn chế tải trọng, là một trong những nguyên nhân đoàn xe tải trọng lớn ngênh ngang hoạt động, xâm hại đến sự an toàn của tuyến đê này?
Dưới thiếu quyết
Những tưởng sau chỉ đạo trên của Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang thì những tuyến đê nói chung của tỉnh Bắc Giang và đoạn đê tả sông Thương thuộc địa bàn huyện Yên Dũng sẽ được quan tâm bảo vệ, nhưng việc đê sông Thương tiếp tục ‘kêu cứu’ thì dư luận rất băn khoăn về hiệu quả thực hiện chỉ đạo trên.
Việc các cơ quan chức năng được giao nhiệm vụ nêu trên đã chưa thực sự quan tâm khi tổ chức thực hiện, đã khiến tuyến đê tả sông Thương càng trở nên ‘đáng thương’ khi ngày đêm vẫn phải oằn mình chống chọi lại đoàn xe tải cỡ lớn hoành hành, và những bến cảng hoạt động trái phép vẫn ngang nhiên hoạt động bất chấp dư luận, bất tuân chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang.
Cơ quan chức năng tỉnh Bắc Giang và chính quyền huyện Yên Dũng cần có biện pháp ngăn chặn, xử lý dứt điểm những tồn tại, sai phạm tại các bến bãi hoạt động không phép để bảo vệ an toàn cho tuyến đê tả sông Thương.
Để cập nhật thông tin, hình ảnh về thực trạng trên, ngày 10/12/2022, theo ghi nhận của PV cho thấy các bến bãi và đoàn xe có dấu hiệu quá tải, cơi nới thành thùng, chở đất cát vẫn hoạt động rầm rộ.
Bà Trịnh Thu C. người dân sống gần khu vực tuyến đê tả sông Thương bức xúc nói: Để bảo vệ an toàn cho tuyến đê này, các cơ quan chức năng như Công an tỉnh, Sở GTVT, Sở TNMT, Sở NNPT&NT tỉnh Bắc Giang chỉ cần làm đúng trách nhiệm, triển khai thực hiện đầy đủ nội dung chỉ đạo trên của Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang, thì những hành vi vi phạm về môi trường – giao thông quanh khu vực này sẽ được kiểm soát, giữ vững ổn định trật tự xã hội tại địa phương, qua đó người dân tin tưởng vào vai trò thực thi công vụ của các cơ quan này.
Ngoài ra, bà C. tiếp tục đặt câu hỏi: Liệu có ‘góc khuất’ nào đang gián tiếp cản trở các cơ quan chức năng thực hiện nội dung chỉ đạo như đã nêu trên của Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang?
Câu hỏi trên chúng tôi cũng xin được gửi đến lãnh đạo UBND tỉnh Bắc Giang, cùng lãnh đạo các sở, ngành được giao nhiệm vụ tại Văn bản số 528/UBND-KTN đã nêu để tìm câu trả lời.
Ô nhiễm, bụi bẩn kinh hoàng trên tuyến đê tả sông Thương đoạn qua địa bàn xã Hương Gián, huyện Yên Dũng do hoạt động vận tải của đoàn xe tải trọng lớn chở vật liệu gây ra
Trước đó, Môi trường và Đô thị Việt Nam đã đăng tải 02 bài viết "Bắc Giang: Ô nhiễm, nguy hiểm rình rập tại vị trí giao cắt trên đường tỉnh 293” (https://www.moitruongvadothi.vn/bac-giang-o-nhiem-nguy-hiem-rinh-rap-tai-vi-tri-giao-cat-tren-duong-tinh-293-a116197.html và bài "Bắc Giang: Nhiều vi phạm về giao thông - môi trường tại huyện Yên Dũng, trách nhiệm thuộc về ai ? (https://www.moitruongvadothi.vn/bac-giang-nhieu-vi-pham-ve-giao-thong-moi-truong-tai-huyen-yen-dung-trach-nhiem-thuoc-ve-ai-a116760.html) nội dung phản ánh tại điểm giao cắt giữa đường tỉnh 293 (ĐT293) với đường nhánh dẫn vào khu vực hoạt động sản xuất của một Nhà máy sản xuất bê tông và cấu kiện bê tông đức sẵn, và các bến cảng, bãi tập kết VLXD nằm dưới khu vực chân đê tả sông Thương xuất hiện đoàn xe tải nối đuôi nhau "phóng” bạt mạng từ ĐT293 rồi rẽ vào khu vực trên (thuộc thôn Lạc Gián, xã Hương Gián, huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang) để chở đất đá, cát, than, bê tông đi tiêu thụ, gây ATGT, ô nhiễm môi trường.
Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Hà Nội, ông Lê Hồng Sơn, vừa ký Công văn số 3061/UBND-NC yêu cầu khắc phục 30 công trình đã đưa vào hoạt động nhưng chưa được nghiệm thu phòng cháy, chữa cháy.
Sau loạt bài phản ảnh của Môi trường và Đô thị Việt Nam về tình trạng ô nhiễm môi trường tại cơ sở tái chế phế liệu nhựa tại 2/47/11 Phan Văn Bảy, Ấp 1, xã Hiệp Phước, huyện Nhà Bè gây ra, Chủ tịch UBND huyện Nhà Bè đã chỉ đạo buộc di dời.
Hiện nay, tại xã Thanh Hải, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương đang tồn tại rất nhiều bất cập trong việc mua và sử dụng thùng đựng rác 3 ngăn để phục vụ cho việc phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn.
Theo thống kê mới nhất cập nhật tình hình thiệt hại sau bão số 3, Quảng Ninh (23.770 tỉ đồng) và Hải Phòng (11.000 tỉ đồng) tổng thiệt hại 34.770 tỉ đồng.
Công tác khắc phục thiệt hại do bão số 3 gây ra đang được tỉnh Quảng Ninh thực hiện quyết liệt, tích cực, kịp thời, từng bước khôi phục lại sản xuất và đời sống nhân dân.