moitruongplus Mới đây, HĐND TP Hà Nội thông qua nghị quyết phiên chất vấn và trả lời chất vấn kỳ họp 10, trong đó có việc ban hành giá dịch vụ thoát nước và xử lý nước thải.
Ảnh minh họa
Giá dịch vụ thoát nước đề xuất tăng dần theo lộ trình 5 năm và thu thông qua giá nước sạch. Cụ thể, năm thứ nhất thu bằng 10% giá nước, năm thứ 5 thu khoảng 35%. Mức giá thành phố đưa ra thấp hơn các tỉnh thành đang thực hiện, cụ thể Đà Nẵng 15%; Nha Trang 30-40%; Bắc Ninh 25-38% và Hải Phòng 20%.
Với giá nước sinh hoạt của Hà Nội hiện là 5.973 đồng/m3, hộ gia đình sử dụng nước sinh hoạt dưới 10 m3 (chiếm 50% tổng hộ gia đình) phải trả theo phương án đề xuất gần 6.000 đồng/tháng (10%) đến hơn 21.000 đồng/tháng (35%). Tuy nhiên, thành phố đang được rà soát tăng giá nước sạch do nhiều doanh nghiệp cung cấp nước cho rằng mức giá áp dụng từ 1/10/2015 đến nay quá thấp.
Những trường hợp phải nộp tiền dịch vụ thoát nước gồm hộ gia đình, hộ kinh doanh, doanh nghiệp, cơ quan hành chính... tại 12 quận Hoàn Kiếm, Ba Đình, Đống Đa, Hai Bà Trưng, Thanh Xuân, Tây Hồ, Hoàng Mai, Cầu Giấy, Nam Từ Liêm, Bắc Từ Liêm, Long Biên, Hà Đông và 9 phường của thị xã Sơn Tây. Hộ nghèo, hộ cận nghèo được hỗ trợ một phần hoặc miễn nộp giá dịch vụ thoát nước và xử lý nước thải.
Hiện thành phố thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt (10% giá bán một m3 nước sạch chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng). Khi thu giá dịch vụ thoát nước, 12 quận và 9 phường của thị xã Sơn Tây sẽ không phải nộp loại phí trên, địa bàn còn lại tiếp tục nộp phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt.
Theo Sở Xây dựng Hà Nội, việc xây dựng đề án giá dịch vụ thoát nước và xử lý nước thải được thực hiện theo Nghị định 80/2014. Văn bản này quy định chuyển phí thoát nước thành giá dịch vụ thoát nước và xử lý nước thải (gọi tắt là giá dịch vụ thoát nước), từng bước hướng tới mục tiêu thu sẽ phải đủ bù chi, giảm áp lực cho ngân sách, đồng thời tăng ý thức người dân thông qua việc đóng góp và duy trì công trình thoát nước.
Đề án thu giá dịch vụ thoát nước của Hà Nội đã được lấy ý kiến Bộ Xây dựng và báo cáo tập thể UBND thành phố ba lần; lấy ý kiến những người chịu tác động của chính sách hai lần. Hiện cơ quan chuyên môn đã hoàn thành tất cả hồ sơ, trình thành phố để xem xét quyết định.
Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Hà Nội, ông Lê Hồng Sơn, vừa ký Công văn số 3061/UBND-NC yêu cầu khắc phục 30 công trình đã đưa vào hoạt động nhưng chưa được nghiệm thu phòng cháy, chữa cháy.
Sau loạt bài phản ảnh của Môi trường và Đô thị Việt Nam về tình trạng ô nhiễm môi trường tại cơ sở tái chế phế liệu nhựa tại 2/47/11 Phan Văn Bảy, Ấp 1, xã Hiệp Phước, huyện Nhà Bè gây ra, Chủ tịch UBND huyện Nhà Bè đã chỉ đạo buộc di dời.
Hiện nay, tại xã Thanh Hải, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương đang tồn tại rất nhiều bất cập trong việc mua và sử dụng thùng đựng rác 3 ngăn để phục vụ cho việc phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn.
Theo thống kê mới nhất cập nhật tình hình thiệt hại sau bão số 3, Quảng Ninh (23.770 tỉ đồng) và Hải Phòng (11.000 tỉ đồng) tổng thiệt hại 34.770 tỉ đồng.
Ngày 16/9, Bộ Y tế Sudan cho biết nước này đã ghi nhận hơn 9.500 ca mắc bệnh tả, trong đó có 315 ca tử vong.
Công tác khắc phục thiệt hại do bão số 3 gây ra đang được tỉnh Quảng Ninh thực hiện quyết liệt, tích cực, kịp thời, từng bước khôi phục lại sản xuất và đời sống nhân dân.