moitruongplus Ngày 30/11, ông Nguyễn Thanh Liêm – Chủ tịch UBND thị xã Vĩnh Châu cho biết sẽ sớm sắp xếp cuộc trao đổi công khai giữa chính quyền, nhà đầu tư và người dân về những vấn đề liên quan đến Dự án điện gió số 2.

Đền bù mỗi người mỗi kiểu

Sau khi bài viết "Sóc Trăng: Cần minh bạch trong việc đền bù khi thực hiện dự án điện gió!" được đăng tải, PV Môi trường và Đô thị điện tử tiếp tục nhận được phản ánh của một số hộ dân xung quanh việc nhận tiền đền bù không theo một quy trình nào và mỗi người một con số khác nhau. Cho đến nay, không hiểu vì sao các hộ dân không được giữ bất cứ giấy tờ, văn bản nào có liên quan đến việc hỗ trợ cũng như thu hồi đất?!


Bà Trương Mũi Sò trao đổi với PV trong việc đền bù thu hồi đất trong Dự án điện gió số 2 – Sóc Trăng.

Theo bà Trương Mũi Sò, ngụ khóm Biển Trên, P. Vĩnh Phước, TX. Vĩnh Châu, có tổng cộng 3 trụ điện số 6, 7, 8 xây dựng trên phần đất mà bà đang làm vuông tôm. Bà cho biết: "Trụ lớn lấy hơn 224m2, nguyên khu này này gần 2 công đến nay không thể canh tác. Trụ nhỏ khi lấy nói 64m2 nhưng thực tế là 100m2, không cho chủ đất miếng giấy nào cả. Trụ điện ở đâu thì vuông đó không thể canh tác được nữa, chỉ làm nước trữ. Lúc đó, chính đích thân ông chủ tịch phường Trần Văn Tảng nói cứ cho họ kéo đi rồi họ cho bao thơ, nhưng không có bao thơ nào cả…”. Được biết, hộ bà Sò được đền bù 2 trụ nhỏ mỗi trụ 25 triệu, trụ lớn 55 triệu. Như vậy, tổng đền bù cho hộ bà Sò là 105 triệu.

Hộ bà Phạm Thị Hợi, khóm Biển Trên, P. Vĩnh Phước cũng có 1 trụ thu hồi đất là 64m2, cũng chỉ được đền bù 25 triệu đồng và 2,5 triệu đồng tiền hỗ trợ đường dây đi qua. Riêng hộ bà Dương Hùi Xinh (cũng ngụ khóm Biển Trên), có một trụ điện kéo qua được đền bù 200 triệu. Tại sao lại có sự khác nhau như vậy?

Theo ông Trần Văn Tảng – Chủ tịch UBND phường Vĩnh Phước, nguyên nhân các hộ nhận đền bù, hỗ trợ không giống nhau là do người dân "thích” làm việc với chủ đầu tư hơn. Phía UBND phường Vĩnh Phước đã mời làm việc nhiều lần nhưng họ không chịu lên. Còn việc mỗi hộ chỉ nhận được 2,5 triệu (chênh lệch 2,5 triệu so với con số 5 triệu đồng khi ông trả lời với báo chí lần trước) thì ông trả lời: "Vậy sao, mỗi hộ chỉ nhận được 2,5 triệu hả?”. Như vậy, phát biểu của ông Tảng và phản ánh của các hộ dân về chuyện số tiền hỗ trợ kéo dây là không đồng nhất!


Chủ tịch UBND phường Vĩnh Phước Trần Văn Tảng trả lời báo chí về việc giá cả đền bù cho các hộ dân.

Hai biên bản "song sinh”!?

Về việc bà Xinh khẳng định với báo chí là chỉ đồng ý cho thuê chứ không cho thu hồi đất để làm trụ điện VT4, ông Đào Công Chương – Trưởng phòng TNMT thị xã Vĩnh Châu, khẳng định ngành chức năng đã làm đúng trình tự và có các biên bản thỏa thuận giữa gia đình bà Xinh và phía đơn vị thi công là Công ty CP Xây dựng công trình A.E.

Khi PV hỏi về trình tự thủ tục thì ông Chương cung cấp một biên bản thỏa thuận thu hồi đất, trong đó ghi rõ việc bà Xinh đồng ý cho đơn vị thi công xây móng và lắp trụ với diện tích 100m2 và đã nhận đủ 200 triệu đồng chi phí hỗ trợ cho việc thu hồi đất vĩnh viễn. Biên bản được lập vào lúc 10h và kết thúc lúc 11h ngày 09/01/2022.

Tuy nhiên, bà Xinh khẳng định bà không hề ký biên bản chấp thuận thu hồi đất vĩnh viễn. Cung cấp cho báo chí, bà Xinh chỉ có ký biên bản được cho là "song sinh” với biên bản trên. Biên bản này cũng có thời gian và địa điểm trùng khớp với văn bản phía phòng TNMT thị xã Vĩnh Châu cung cấp, nhưng nội dung hoàn toàn khác, nghĩa là chỉ chấp thuận cho xây dựng theo kiểu cho thuê đất có thời hạn. Chữ ký của bà Xinh trên hai văn bản cũng không giống nhau. Như vậy, có hay không việc "lập lờ đánh lận con đen” ở đây?


Biên bản do ông Đào Công Chương cung cấp (trên) và biên bản do bà Dương Hùi Xinh cung cấp.

Thêm một vấn đề mà người dân cần làm sáng tỏ, đó là đơn vị thi công có thẩm quyền thu hồi đất hay không? Nếu không, thì các biên bản trên không có giá trị pháp lý trong việc thu hồi đất của người dân. Và vai trò, trách nhiệm của UBND thị xã Vĩnh Châu trong việc thu hồi đất để "tạo điều kiện” cho đơn vị thi công hoàn thành kịp tiến độ có đúng trình tự thủ tục thu hồi đất của một dự án với quy mô gần 1.500 tỷ đồng?

Trước những vấn đề còn khúc mắc trên, ông Nguyễn Thanh Liêm – Chủ tịch UBND thị xã Vĩnh Châu, cho biết sẽ sớm sắp xếp cuộc trao đổi công khai giữa chính quyền, nhà đầu tư và người dân để có tiếng nói chung trong sự việc trên, ai chưa đúng phải chịu trách nhiệm.

Dự án Nhà máy điện gió số 2 Sóc Trăng do Công ty TNHH Điện gió Sóc Trăng làm chủ đầu tư với quy mô 30MW. Đất sử dụng là đất thuê có thời hạn 5 ha, diện tích đất và mặt nước tạm thời (hoàn trả mặt bằng sau khi thi công) là 4,1 ha. Tổng vốn đầu tư ban đầu là 1.150 tỷ đồng, sau tăng thành hơn 1.481.tỷ đồng, trong đó vốn của Công ty góp thực hiện là 51%, vốn vay ngân hàng 49%. Thời gian hoạt động dự án 50 năm, kể từ ngày được cấp quyết định chủ trương đầu tư.

Về tiến độ dự án, nhà đầu tư ký quỹ thực hiện từ tháng 10/2019, khởi công xây dựng tháng 12/2019, thi công cơ sở hạ tầng tháng 6/2020 và đưa vào vận hành chính thức từ tháng 10/2020. Tuy nhiên, đến ngày 05/7/2021, UBND tỉnh Sóc Trăng ra Quyết định số 1638/QĐ – UBND điều chỉnh tiến độ thực hiện dự án đến tháng 10/2021 phải hoàn thành.

Theo Môi trường và Đô thị

Các tin khác

trểt
rẻ
rewrew
fewef

Hà Nội: Yêu cầu khắc phục 30 công trình chưa được nghiệm thu về phòng cháy, chữa cháy

Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Hà Nội, ông Lê Hồng Sơn, vừa ký Công văn số 3061/UBND-NC yêu cầu khắc phục 30 công trình đã đưa vào hoạt động nhưng chưa được nghiệm thu phòng cháy, chữa cháy.

Chủ tịch huyện Nhà Bè chỉ đạo di dời cơ sở tái chế phế liệu gây ô nhiễm

Sau loạt bài phản ảnh của Môi trường và Đô thị Việt Nam về tình trạng ô nhiễm môi trường tại cơ sở tái chế phế liệu nhựa tại 2/47/11 Phan Văn Bảy, Ấp 1, xã Hiệp Phước, huyện Nhà Bè gây ra, Chủ tịch UBND huyện Nhà Bè đã chỉ đạo buộc di dời.

Hải Dương: Xã Thanh Hải mua thùng đựng rác 1 đằng sử dụng 1 nẻo (Bài 2)

Hiện nay, tại xã Thanh Hải, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương đang tồn tại rất nhiều bất cập trong việc mua và sử dụng thùng đựng rác 3 ngăn để phục vụ cho việc phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn.

Hỗ trợ cán bộ, công nhân vệ sinh môi trường Hải Phòng bị ảnh hưởng bão số 3

Theo thống kê mới nhất cập nhật tình hình thiệt hại sau bão số 3, Quảng Ninh (23.770 tỉ đồng) và Hải Phòng (11.000 tỉ đồng) tổng thiệt hại 34.770 tỉ đồng.

Sudan: Dịch tả hoành hành khiến 315 trường hợp tử vong

Ngày 16/9, Bộ Y tế Sudan cho biết nước này đã ghi nhận hơn 9.500 ca mắc bệnh tả, trong đó có 315 ca tử vong.

Quảng Ninh từng bước khôi phục lại sản xuất và đời sống nhân dân sau bão

Công tác khắc phục thiệt hại do bão số 3 gây ra đang được tỉnh Quảng Ninh thực hiện quyết liệt, tích cực, kịp thời, từng bước khôi phục lại sản xuất và đời sống nhân dân.