moitruongplus Qua rà soát tổng hợp, toàn tỉnh Bình Thuận có khoảng 45 tuyến đường (2 tuyến quốc lộ, 10 tuyến đường tỉnh lộ và khoảng 32 tuyến đường do huyện, xã quản lý) bị hư hỏng.
Theo thống kê, toàn tỉnh Bình Thuận có khoảng 45 tuyến đường (2 tuyến Quốc lộ, 10 tuyến đường tỉnh lộ và khoảng 32 tuyến đường do huyện, xã quản lý) bị hư hỏng bởi các hoạt động thi công đường cao tốc. Trong đó, nhiều tuyến đường bị hư hỏng nặng, ảnh hưởng đến việc đi lại của nhân dân.
Thực tế hiện nay, các nhà thầu thi công chậm sửa chữa khắc phục. Chỉ có một số tuyến đường trên địa bàn xã Vĩnh Hảo, huyện Tuy Phong đã được các nhà thầu thi công sửa chữa đảm bảo giao thông.
UBND tỉnh Bình Thuận cũng đã có Công văn đề nghị Bộ Giao thông vận tải bổ sung chi phí sửa chữa, hoàn trả các tuyến đường địa phương phục vụ thi công dự án.
Tỉnh Bình Thuận có khoảng 45 tuyến đường (2 tuyến quốc lộ, 10 tuyến đường tỉnh lộ và khoảng 32 tuyến đường do huyện, xã quản lý) bị hư hỏng. (Ảnh: Internet)
Tuy nhiên, trên thực tế hiện nay, nhiều tuyến đường được sử dụng để phục vụ thi công cao tốc trên địa bàn tỉnh Bình Thuận đã bị hư hỏng, nhưng nhà thầu chậm khắc phục gây bức xúc cho người dân trong khu vực vì ảnh hưởng đến việc đi lại và cuộc sống của họ.
Hiện, mới chỉ có một số tuyến đường trên địa bàn xã Vĩnh Hảo, huyện Tuy Phong (Bình Thuận) đã được các nhà thầu thi công dự án đoạn Cam Lâm-Vinh Hảo sửa chữa; một số tuyến đường được các nhà thầu thuộc đoạn Vĩnh Hảo-Phan Thiết, Phan Thiết-Dầu Giây sửa chữa, khắc phục tạm bằng cấp phối đá dăm nhưng chưa hoàn trả lại như kết cấu ban đầu (đường quốc lộ 1A-Phan Sơn, đường tỉnh 711, đường quốc lộ 1A-Tà Mon).
Các tuyến đường còn lại chưa được các nhà thầu quan tâm sửa chữa khắc phục.
Để khắc phục thực trạng này, mới đây, trong chuyến đi kiểm tra thi công cao tốc bắc-nam tại 2 dự án thành phần Vĩnh Hảo-Phan Thiết và Phan Thiết-Dầu Giây của Bộ trưởng Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng, đại diện lãnh đạo Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận đã đề nghị Bộ Giao thông vận tải chỉ đạo các Ban Quản lý dự án và yêu cầu các nhà thầu phải kịp thời sửa chữa các hư hỏng phát sinh trong quá trình sử dụng đường địa phương. Kết thúc quá trình sử dụng phải hoàn trả lại nguyên trạng như ban đầu hoặc tốt hơn.
Cùng với đó, Sở Giao thông vận tải Bình Thuận chỉ đạo lực lượng Thanh tra giao thông tăng cường công tác tuần tra, kiểm tra để kịp thời phát hiện, xử lý vi phạm về tải trọng của các phương tiện vận chuyển vật liệu xây dựng thi công cao tốc bắc-nam trên các tuyến đường do Sở Giao thông vận tải quản lý và các tuyến đường huyện.
Tuyến đường bộ cao tốc Bắc – Nam phía Đông giai đoạn 2017 - 2020 qua địa bàn tỉnh Bình Thuận có tổng chiều dài hơn 160 km, gồm 3 dự án thành phần: Đoạn Cam Lâm – Vĩnh Hảo (dài 12 km), đoạn Vĩnh Hảo - Phan Thiết (dài 100,8 km) và đoạn Phan Thiết - Dầu Giây (dài 47,5 km).
Dự án qua địa bàn của 5 huyện, gồm: Tuy Phong, Bắc Bình, Hàm Thuận Bắc, Hàm Thuận Nam và Hàm Tân.
Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Hà Nội, ông Lê Hồng Sơn, vừa ký Công văn số 3061/UBND-NC yêu cầu khắc phục 30 công trình đã đưa vào hoạt động nhưng chưa được nghiệm thu phòng cháy, chữa cháy.
Sau loạt bài phản ảnh của Môi trường và Đô thị Việt Nam về tình trạng ô nhiễm môi trường tại cơ sở tái chế phế liệu nhựa tại 2/47/11 Phan Văn Bảy, Ấp 1, xã Hiệp Phước, huyện Nhà Bè gây ra, Chủ tịch UBND huyện Nhà Bè đã chỉ đạo buộc di dời.
Hiện nay, tại xã Thanh Hải, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương đang tồn tại rất nhiều bất cập trong việc mua và sử dụng thùng đựng rác 3 ngăn để phục vụ cho việc phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn.
Theo thống kê mới nhất cập nhật tình hình thiệt hại sau bão số 3, Quảng Ninh (23.770 tỉ đồng) và Hải Phòng (11.000 tỉ đồng) tổng thiệt hại 34.770 tỉ đồng.
Ngày 16/9, Bộ Y tế Sudan cho biết nước này đã ghi nhận hơn 9.500 ca mắc bệnh tả, trong đó có 315 ca tử vong.
Công tác khắc phục thiệt hại do bão số 3 gây ra đang được tỉnh Quảng Ninh thực hiện quyết liệt, tích cực, kịp thời, từng bước khôi phục lại sản xuất và đời sống nhân dân.