moitruongplus Tiếp nối sự thành công 7 kỳ lễ hội trước đó, tối 26/11, Lễ hội Hoa Tam giác mạch lần thứ VIII, năm 2022 với nhiều hoạt động trải nghiệm thú vị.
Tối 26/11, tại huyện Đồng Văn, UBND tỉnh tổ chức khai mạc Lễ hội Hoa Tam giác mạch lần thứ VIII, năm 2022.
Tiếp nối sự thành công 7 kỳ lễ hội trước đó, Lễ hội Hoa Tam giác mạch lần thứ VIII, năm 2022 với nhiều hoạt động trải nghiệm thú vị sẽ là sự kiện nhằm tôn vinh những giá trị văn hóa truyền thống và các sản phẩm du lịch đặc sắc riêng có của Hà Giang.
Trong đó, có một số hoạt động tiêu biểu đã diễn ra từ tháng 10 đến hết tháng 12 tại 4 huyện Cao nguyên đá như: Giải đua xe tinh thần đá; trải nghiệm dệt vải lanh truyền thống; Không gian giới thiệu, quảng bá sản phẩm OCOP tại thành phố Hà Giang; Chợ đêm truyền thống tại huyện Yên Minh;...
Phát biểu khai mạc Lễ hội, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Sơn nhấn mạnh: Hà Giang là vùng đất có lịch sử lâu đời, giàu truyền thống văn hoá, gắn liền với những chặng đường lịch sử của đất nước, có vị trí địa lý trọng yếu, là phên dậu của Tổ quốc.
Phát huy truyền thống yêu nước, yêu quê hương, ý chí khát vọng vươn lên với tinh thần "sống trên đá, thoát nghèo trên đá và tiến tới làm giàu trên đá”, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc tỉnh Hà Giang đã và đang đoàn kết một lòng, ra sức thi đua phát triển KT-XH, quyết tâm thực hiện thắng lợi nghị quyết đại hội Đảng các cấp, xây dựng Hà Giang ngày càng giàu đẹp, văn minh.
Lễ hội Hoa Tam giác mạch đã trở thành thương hiệu văn hóa du lịch đặc trưng của tỉnh, được đông đảo người dân, du khách trong nước và quốc tế đón đợi, yêu mến.
Chương trình nghệ thuật với chủ đề "Sức sống Cao nguyên đá”.
Lễ hội Hoa Tam giác mạch lần thứ VIII là sự kiện đặc biệt nhằm tôn vinh loài hoa Tam giác mạch biểu trưng cho Hà Giang, là dịp để tôn vinh, bảo tồn và phát huy những giá trị truyền thống đặc sắc của đồng bào các dân tộc; quảng bá, giới thiệu vẻ đẹp thiên nhiên, giá trị văn hóa, lịch sử và những tiềm năng du lịch của Hà Giang nói riêng và vùng Việt Bắc nói chung tới đông đảo người dân, du khách trong nước và bạn bè quốc tế.
Đồng thời, Lễ hội còn là cơ hội để tăng cường tình đoàn kết, chia sẻ những thành tựu đạt được, lan tỏa niềm tin, khát vọng về tương lai tươi sáng của quê hương, đất nước.
Tại lễ khai mạc có Chương trình nghệ thuật với chủ đề "Sức sống Cao nguyên đá”. Chương trình nghệ thuật gồm 3 trường đoạn: "Vũ điệu Hoa trên đá”; "Sắc màu Cao nguyên” và "Hà Giang đón bạn chốn sương mây”.
Với mỗi ca khúc, điệu múa, tiếng khèn và các phần trình diễn trang phục dân tộc được thể hiện trong từng trường đoạn nhằm giải thích được sự ra đời, phát triển của Cao nguyên đá Đồng Văn; đồng thời tái hiện rõ nét bức tranh thiên nhiên kỳ vĩ, thấy được sức sống mãnh liệt cùng những giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc nơi đây.
Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Hà Nội, ông Lê Hồng Sơn, vừa ký Công văn số 3061/UBND-NC yêu cầu khắc phục 30 công trình đã đưa vào hoạt động nhưng chưa được nghiệm thu phòng cháy, chữa cháy.
Sau loạt bài phản ảnh của Môi trường và Đô thị Việt Nam về tình trạng ô nhiễm môi trường tại cơ sở tái chế phế liệu nhựa tại 2/47/11 Phan Văn Bảy, Ấp 1, xã Hiệp Phước, huyện Nhà Bè gây ra, Chủ tịch UBND huyện Nhà Bè đã chỉ đạo buộc di dời.
Hiện nay, tại xã Thanh Hải, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương đang tồn tại rất nhiều bất cập trong việc mua và sử dụng thùng đựng rác 3 ngăn để phục vụ cho việc phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn.
Theo thống kê mới nhất cập nhật tình hình thiệt hại sau bão số 3, Quảng Ninh (23.770 tỉ đồng) và Hải Phòng (11.000 tỉ đồng) tổng thiệt hại 34.770 tỉ đồng.
Ngày 16/9, Bộ Y tế Sudan cho biết nước này đã ghi nhận hơn 9.500 ca mắc bệnh tả, trong đó có 315 ca tử vong.
Công tác khắc phục thiệt hại do bão số 3 gây ra đang được tỉnh Quảng Ninh thực hiện quyết liệt, tích cực, kịp thời, từng bước khôi phục lại sản xuất và đời sống nhân dân.