moitruongplus Thế giới đang phải đối mặt với đại dịch Covid-19, nhiều quốc gia trên thế giới phải thực hiện giãn cách xã hội, đây cũng là cơ hội cho các dịch vụ giao đồ ăn phát triển mạnh, kéo theo đó là hệ lụy về việc gia tăng rác thải nhựa.

Đại dịch COVID-19 khiến không ít người thay đổi thói quen, tăng sử dụng những dịch vụ đặt đồ ăn qua mạng để giảm việc phải tiếp xúc nơi đông người.

Trung bình, mỗi người gọi đồ ăn trực tuyến sẽ đều sử dụng và vứt đi 1 chiếc hộp nhựa, 1 chiếc túi nylon, 1 đôi đũa dùng một lần, 1 chiếc thìa nhựa. Còn với những món ăn như phở, mì thì sẽ còn cần nhiều túi nhựa nhỏ hơn.


Việc đặt đồ ăn qua các ứng dụng để tránh tiếp xúc đông người rất phổ biến trong thời kỳ diễn ra đại dịch Covid. Ảnh: ST

Theo số liệu từ Bộ Môi trường Hàn Quốc, khi đơn đặt hàng giao thực phẩm tăng 78% so với năm trước đó, lượng rác thải nhựa đã tăng 19%. Rác từ vật liệu đóng gói đồ ăn, bao gồm xốp hoặc các sản phẩm từ xốp nhựa khác, tăng 14% so với cùng kỳ năm trước.

Theo một cuộc khảo sát do Green Korea thực hiện, cứ bốn người thì có đến ba người cảm thấy "tội lỗi” hoặc "khó chịu” khi vứt loại rác thải này.

Nhóm môi trường Green Korea ước tính, khoảng 2,7 triệu đơn đặt hàng được thực hiện trên các ứng dụng giao đồ ăn mỗi ngày, tương đương với ít nhất 8,3 triệu hộp nhựa đã được dùng để đựng. Nhóm này cho biết, nhiều loại hộp trong số đó không thể tái chế.

Vào tháng Tư vừa qua, nhóm đã tổ chức một cuộc biểu tình bên ngoài trụ sở của Woowa Brothers, nhà điều hành ứng dụng giao đồ ăn Baemin hàng đầu của xứ Hàn, nhằm kêu gọi nền tảng này hành động nhằm hạn chế lượng rác thải nhựa ngày càng tăng.

Cuối cùng, các ứng dụng giao hàng lớn của Hàn Quốc như Baemin, Yogiyo và Coupang Eats đã đưa ra quyết định không sử dụng đồ dùng một lần bắt đầu từ tháng Sáu, trừ khi khách hàng yêu cầu.

Baemin bắt đầu bán các thùng chứa thân thiện với môi trường cho các chủ nhà hàng. Một đại diện của Baemin cho biết: "Chúng tôi đã cùng nhau phát triển các thùng chứa với một công ty khởi nghiệp của Hàn Quốc. Các thùng này sử dụng ít hơn 50% nhựa và được chế tạo bằng các vật liệu thân thiện với môi trường”.

Các nhà đầu tư cũng tìm cách khuyến khích hoạt động có trách nhiệm với xã hội. Người khổng lồ bán lẻ Shinsegae đã công bố kế hoạch áp dụng các hộp đựng bột bã mía thân thiện với môi trường cho các sản phẩm thực phẩm tươi sống được bán tại các cửa hàng E-mart.

Trong bối cảnh đó, tỉnh Gyeonggi đang thúc đẩy dùng các thùng chứa có thể tái sử dụng cho ngành dịch vụ giao hàng. Với khoảng 140 nhà hàng hiện đang tham gia thử nghiệm, chính quyền tỉnh sẽ cung cấp dịch vụ thu gom và rửa thùng chứa để khuyến khích hành động thân thiện với môi trường trên.

Good Pulp, công ty chuyên sản xuất hộp giấy thân thiện với môi trường cho biết, có những lựa chọn thay thế khác như hộp đựng thức ăn bằng giấy và "hầu hết khách hàng của chúng tôi là những người có ý thức về môi trường, họ sẵn lòng thay thế nắp nhựa và cốc PET bằng các sản phẩm làm từ giấy”.

Nhà hoạt động của nhóm Green Korea Heo Seung-eun dự đoán, các nhà khai thác ứng dụng giao hàng sẽ còn phải đi một chặng đường dài để giảm thiểu việc sử dụng nhựa do đại dịch Covid-19.

Theo Môi trường và Đô thị

Các tin khác

trểt
rẻ
rewrew
fewef

Hà Nội: Yêu cầu khắc phục 30 công trình chưa được nghiệm thu về phòng cháy, chữa cháy

Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Hà Nội, ông Lê Hồng Sơn, vừa ký Công văn số 3061/UBND-NC yêu cầu khắc phục 30 công trình đã đưa vào hoạt động nhưng chưa được nghiệm thu phòng cháy, chữa cháy.

Chủ tịch huyện Nhà Bè chỉ đạo di dời cơ sở tái chế phế liệu gây ô nhiễm

Sau loạt bài phản ảnh của Môi trường và Đô thị Việt Nam về tình trạng ô nhiễm môi trường tại cơ sở tái chế phế liệu nhựa tại 2/47/11 Phan Văn Bảy, Ấp 1, xã Hiệp Phước, huyện Nhà Bè gây ra, Chủ tịch UBND huyện Nhà Bè đã chỉ đạo buộc di dời.

Hải Dương: Xã Thanh Hải mua thùng đựng rác 1 đằng sử dụng 1 nẻo (Bài 2)

Hiện nay, tại xã Thanh Hải, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương đang tồn tại rất nhiều bất cập trong việc mua và sử dụng thùng đựng rác 3 ngăn để phục vụ cho việc phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn.

Hỗ trợ cán bộ, công nhân vệ sinh môi trường Hải Phòng bị ảnh hưởng bão số 3

Theo thống kê mới nhất cập nhật tình hình thiệt hại sau bão số 3, Quảng Ninh (23.770 tỉ đồng) và Hải Phòng (11.000 tỉ đồng) tổng thiệt hại 34.770 tỉ đồng.

Sudan: Dịch tả hoành hành khiến 315 trường hợp tử vong

Ngày 16/9, Bộ Y tế Sudan cho biết nước này đã ghi nhận hơn 9.500 ca mắc bệnh tả, trong đó có 315 ca tử vong.

Quảng Ninh từng bước khôi phục lại sản xuất và đời sống nhân dân sau bão

Công tác khắc phục thiệt hại do bão số 3 gây ra đang được tỉnh Quảng Ninh thực hiện quyết liệt, tích cực, kịp thời, từng bước khôi phục lại sản xuất và đời sống nhân dân.