moitruongplus Sau 2 lần trì hoãn vì ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 8 được tổ chức vào năm 2023.
Nội dung phong phú, thiết thực
Theo thông lệ, Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột được tổ chức vào dịp kỷ niệm Ngày chiến thắng Buôn Ma Thuột (10/3) giải phóng tỉnh Đắk Lắk, mở màn cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Bên cạnh ý nghĩa chính trị, Lễ hội còn nhằm đến các mục tiêu: Quảng bá thương hiệu Cà phê Buôn Ma Thuột, tôn vinh người trồng, chế biến, kinh doanh cà phê, giới thiệu nét đặc sắc về văn hoá cà phê, xây dựng hình ảnh về một Đắk Lắk năng động, thân thiện, nhiều tiềm năng… nhằm thu hút các nhà đầu tư, khách du lịch trong và ngoài nước đến với Đắk Lắk.
Lễ hội Cà phê lần này có chủ đề: "Buôn Ma Thuột - Điểm đến của cà phê thế giới”. Lễ hội có những nội dung truyền thống như: Lễ khai mạc và Lễ bế mạc (được truyền hình trực tiếp trên sóng truyền hình quốc gia). Các hoạt động triển lãm, hội thảo, giao lưu văn hoá gồm Hội chợ triển lãm chuyên ngành cà phê; Hội thảo phát triển cà phê, Hội nghị kết nối giao thương quốc tế về xuất nhập khẩu cà phê; Triển lãm ảnh nghệ thuật về chủ đề "Văn hoá cà phê Việt Nam” và triển lãm Lịch sử cà phê thế giới; Ngày hội trình diễn cây Nêu và giao lưu văn hoá, thể thao và du lịch các dân tộc Việt Nam; biểu diễn vở ca kịch "Khát vọng Dam Săn”; Triển lãm trưng bày, Hội thi sinh vật cảnh. Các hoạt động quảng bá, tôn vinh gồm Lễ hội đường phố, Hội thi Nhà nông đua tài, Thi pha chế cà phê đặc sản, Lễ hội ánh sáng, Ngày hội cà phê miễn phí, Hội thi chế tác các sản phẩm mỹ nghệ từ cây cà phê, Cuộc thi Video clip giới thiệu về cà phê Buôn Ma Thuột.
Rực rỡ sắc màu Lễ hội đường phố
Giao lưu văn hoá cộng đồng trong Ngày hội trình diễn cây Nêu
Đặc biệt, một hoạt động góp phần quảng bá du lịch địa phương là Hành trình du lịch, gồm Hội Voi Buôn Đôn, Hội Đua thuyền độc mộc huyện Lắk với nhiều sinh hoạt văn hoá truyền thống độc đáo của đồng bào dân tộc bản địa; và các tour du lịch: trải nghiệm về quy trình sản xuất cà phê; du lịch sinh thái, văn hoá, lịch sử; du lịch mạo hiểm…
Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam năm 2017 H’Hen Niê, đồng thời là top 5 Hoa hậu Hoàn vũ Thế giới năm 2018 làm Đại sứ truyền thông cho Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 7 năm 2019 tiếp tục là Đại sứ truyền thông cho Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần này.
Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam H' Hen Niê làm Đại sứ truyền thông của Lễ hội Cà phê Buôn Ma THuột lần thứ 7 năm 2019
Đến gần hơn với "Kinh đô cà phê"
Tỉnh Đắk Lắk được mệnh danh là "Thủ phủ” Cà phê của Việt Nam, với diện tích lớn nhất cả nước (khoảng 210.000 ha, chiếm hơn 30%), sản lượng hàng năm đạt bình quân 520.000 tấn nhân. Hiện nay cà phê Đắk Lắk đã xuất khẩu đến hàng trăm quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, góp phần đưa Việt Nam trở thành quốc gia xuất khẩu cà phê đứng thứ hai (sau Bra-zin) và là nước đứng đầu thế giới về sản xuất cà phê Robusta.
Cà phê Đắk Lắk có lịch sử hơn 100 năm, và thương hiệu Cà phê Buôn Ma Thuột nổi tiếng thế giới từ rất sớm. Tại Nghị quyết số 103/NQ-CP ngày 09/7/2020 của Chính phủ về Chương trình Hành động thực hiện Kết luận số 67/KL/TW, ngày 16/12/2019 của Bộ Chính trị chỉ đạo xây dựng, phát triển TP. Buôn Ma Thuột trở thành đô thị trung tâm vùng Tây Nguyên, Chính phủ có giao UBND TP. Buôn Ma Thuột xây dựng Đề án phát triển thương hiệu thành phố Buôn Ma Thuột trở thành "thành phố cà phê của thế giới”. Thực hiện Đề án này, trong tháng 5 vừa qua, UBND TP. Buôn Ma Thuột đã tổ chức Hội thảo khoa học "Phát triển thương hiệu thành phố Buôn Ma Thuột trở thành "Thành phố cà phê của thế giới”, phát triển du lịch theo hướng sinh thái, khai thác các giá trị văn hóa địa phương gắn với di tích quốc gia”. Tại Hội thảo, nhiều ý kiến cho rằng, Đắk Lắk nói chung và TP. Buôn Ma Thuột nói riêng hội tụ đầy đủ tiềm năng về kinh tế, văn hóa và du lịch để phát triển theo định hướng xây dựng thương hiệu "Thành phố cà phê”.
Đoàn nghệ thuật truyền thống tỉnh Attapư (Lào) tham gia Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 6 năm 2017
Đặc biệt, một diễn giả đến từ Cộng hoà Pháp với tham luận "Buôn Ma Thuột – kinh đô của cà phê” đã cho biết: Trên thế giới có những đô thị được gọi là "kinh đô cà phê của thế giới” nhưng không thuộc những nước sản xuất cà phê lớn nhất thế giới, thậm chí cũng không hề liên quan gì đến sản xuất cà phê. Trong khi đó TP. Buôn Ma Thuột của Việt Nam là vùng sản xuất cà phê với thương hiệu đã được bảo hộ tại nhiều quốc gia, đây là một trong những điều kiện quan trọng mà nhiều nơi không có được để trở thành "kinh đô của cà phê”.
Như vậy, với tiềm năng, thế mạnh của địa phương, cùng với những thuận lợi của vị thế cà phê Đắk Lắk, cà phê Việt Nam, Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột sẽ là chất xúc tác làm cho thương hiệu Cà phê Buôn Ma Thuột thăng hoa, đưa Đắk Lắk đến gần hơn với thế giới để Buôn Ma Thuột sớm trở thành "kinh đô cà phê”.
Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Hà Nội, ông Lê Hồng Sơn, vừa ký Công văn số 3061/UBND-NC yêu cầu khắc phục 30 công trình đã đưa vào hoạt động nhưng chưa được nghiệm thu phòng cháy, chữa cháy.
Sau loạt bài phản ảnh của Môi trường và Đô thị Việt Nam về tình trạng ô nhiễm môi trường tại cơ sở tái chế phế liệu nhựa tại 2/47/11 Phan Văn Bảy, Ấp 1, xã Hiệp Phước, huyện Nhà Bè gây ra, Chủ tịch UBND huyện Nhà Bè đã chỉ đạo buộc di dời.
Hiện nay, tại xã Thanh Hải, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương đang tồn tại rất nhiều bất cập trong việc mua và sử dụng thùng đựng rác 3 ngăn để phục vụ cho việc phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn.
Theo thống kê mới nhất cập nhật tình hình thiệt hại sau bão số 3, Quảng Ninh (23.770 tỉ đồng) và Hải Phòng (11.000 tỉ đồng) tổng thiệt hại 34.770 tỉ đồng.
Ngày 16/9, Bộ Y tế Sudan cho biết nước này đã ghi nhận hơn 9.500 ca mắc bệnh tả, trong đó có 315 ca tử vong.
Công tác khắc phục thiệt hại do bão số 3 gây ra đang được tỉnh Quảng Ninh thực hiện quyết liệt, tích cực, kịp thời, từng bước khôi phục lại sản xuất và đời sống nhân dân.