moitruongplus Trước những bức xúc của người dân khóm 3, P. Tân Xuyên về nguồn nước bị ô nhiễm, các đơn vị liên quan và ngành chức năng đã có phản hồi.
Nguyên nhân gây ô nhiễm
Trao đổi với PV Môi trường và Đô thị điện tử, ông Lê Minh Cảnh - Phó Giám đốc Nhà máy xử lý rác TP. Cà Mau cho rằng: "Việc người dân nói nước ô nhiễm do phía công ty gây ra là chưa chính xác. Nhà máy đã làm bờ tường bao xung quanh, nước bảo lưu và xử lý bên trong, không chảy ra ngoài. Hàng năm, vào mùa mưa, chúng tôi đều thường xuyên đi kiểm tra bờ rào, có đem phương tiện cuốn bờ bao và thông báo đến các hộ dân giáp ranh với phía Nhà máy đến giám sát việc thực hiện”.
Theo ông Cảnh, việc đắp bờ bao định kỳ như trên là để tránh tình trạng rò rỉ nước ra bên ngoài, ảnh hưởng đến việc sinh hoạt và nuôi trồng của người dân. Trước đó mấy năm, Công ty sơ suất để bể bờ bao, nhưng đã sớm khắc phục và từ đó đến nay chưa nghe thêm phản ánh nào.
Khi PV hỏi về nguồn nước có mùi, màu đen xung quanh các kênh Mộ Ông, Thống Nhất…, thì ông Cảnh khẳng định không phải là do Nhà máy, mà có thể xuất phát từ bãi rác bên cạnh.
Theo đó, trong quá trình mấy tháng gần đây, Nhà máy rác ngưng tiếp nhận rác thải để bảo trì máy móc. Nhiệm vụ xử lý lượng rác thu gom về đây đều thuộc Công ty Cổ phần Môi trường Đô thị Cà Mau. Tuy nhiên, ghi nhận thực tế của PV, phần lớn lượng rác đem về đây đều được đốt lộ thiên, rác thì để tràn lan từ ngoài đầu đường giáp Quốc lộ 63 vào đến khu xử lý. Một cảnh tượng nhếch nhác, xử lý không theo một quy chuẩn nào!
Rác bỏ tràn lan dọc theo lối đi vào Nhà máy.
Trao đổi về vụ việc, ông Trịnh Văn Lên - Giám đốc Sở TNMT tỉnh Cà Mau, cho biết: "Sau khi nghe phản ánh, Sở tiến hành thành lập đoàn kiểm tra, ngay thời điểm kiểm tra thì không phát hiện thấy nước rò rỉ trong khuôn viên Nhà máy chảy ra ngoài. Nhưng mà điều đó không có nghĩa là nào giờ không chảy ra. Nói cho khách quan là thế, vì có khi là do mưa lớn và phía Nhà máy chưa có đường nước thoát ra nên ao xử lý bị tràn. Tuy nhiên, ao này có quy trình xử lý nước rất là đảm bảo”.
Công ty CP Môi trường Đô thị Cà Mau xử lý rác bằng cách đốt lộ thiên.
Theo ông Lên, mới đây, Đoàn đi kiểm tra, trước mắt xác định rõ bãi rác kế bên Nhà máy rác là nguyên nhân gây ô nhiễm. Vừa qua, phía nhà máy dừng hoạt động để bảo trì định kỳ hơn 3 tháng nên Ủy ban mới giao cho Công ty Cổ phần Môi trường Đô thị Cà Mau sử dụng bãi rác để tập kết và cũng yêu cầu không được đổ tràn lan, chống thấm và chống tràn. Nhưng có thể là do lượng rác lớn, quá khả năng xử lý. Tuy nhiên, qua trao đổi với PV, đại diện phía Công ty này phủ nhận trách nhiệm câu chuyện nước ô nhiễm.
Ngoài ra, theo Sở TNMT, nguồn nước bị ảnh hưởng từ việc có một diện tích đất trống khoảng vài ha chưa giao cho ai quản lý. Sau đó, do có sự bất nhất giữa các hộ dân nên đã phá bỏ bờ chắn, khiến nước tràn ra. Về vấn đề này, trách nhiệm thuộc về UBND phường Tân Xuyên.
Mong mỏi đường thoát nước
Theo Phó Giám đốc Nhà máy xử lý rác TP. Cà Mau, nhiều năm qua, phía Công ty TNHH Xây dựng - Thương mại - Du lịch Công Lý (đơn vị chủ quản của nhà máy) đã có nhiều văn bản đề nghị có con đường thoát nước để đảm bảo việc vận hành nhà máy được tốt hơn, tránh tình trạng dồn ứ nước bên trong.
Mới đây, Sở TNMT đã có văn bản báo cáo số 511/BC-STNMT ngày 4/11/2022 gửi UBND tỉnh Cà Mau về việc rà soát khu đất Công Lý xin giao xây dựng đường thoát nước cho Nhà máy xử lý rác thải Tp. Cà Mau. Qua đó, đề xuất giao đất có diện tích khoảng 4.150m2 nằm tiếp giáp hàng rào Nhà máy chạy dài đến kênh Thống Nhất.
Sở TNMT tỉnh Cà Mau và Nhà máy xử lý rác TP. Cà Mau cho rằng trách nhiệm nước ô nhiễm phần lớn là do Công ty CP Môi trường Đô thị Cà Mau.
"Riêng với Nhà máy xử lý rác TP. Cà Mau, hàng năm luôn có nhiều đợt kiểm tra liên ngành gồm Sở TNMT, Sở Xây dựng, Sở Khoa học Công nghệ, Công an tỉnh theo sự chỉ đạo của UBND tỉnh. Nhiệm vụ trên được thực hiện định kỳ và đột xuất không chỉ ở nhà máy này, mà còn ở tất cả các cơ sở đã được Sở TNMT phê duyệt, nhằm đảm bảo việc hoạt động an toàn, hiệu quả”, ông Trịnh Văn Lên - Giám đốc Sở TNMT tỉnh Cà Mau, khẳng định.
Năm 2021, theo quy hoạch toàn bộ khu đất trên thì ngoài diện tích đất Nhà máy xử lý rác Tp. Cà Mau còn lại khoảng 27ha. Hiện tại, UBND tỉnh Cà Mau giao cho Công ty CP Môi trường Đô thị Cà Mau thuê hơn 3,8ha; UBND Tp. Cà Mau hơn 5,8ha; dự kiến làm Nhà máy xử lý nước thải 7 ha; còn khu đất gần 6 ha chưa giao cho đơn vị nào quản lý.
Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Hà Nội, ông Lê Hồng Sơn, vừa ký Công văn số 3061/UBND-NC yêu cầu khắc phục 30 công trình đã đưa vào hoạt động nhưng chưa được nghiệm thu phòng cháy, chữa cháy.
Sau loạt bài phản ảnh của Môi trường và Đô thị Việt Nam về tình trạng ô nhiễm môi trường tại cơ sở tái chế phế liệu nhựa tại 2/47/11 Phan Văn Bảy, Ấp 1, xã Hiệp Phước, huyện Nhà Bè gây ra, Chủ tịch UBND huyện Nhà Bè đã chỉ đạo buộc di dời.
Hiện nay, tại xã Thanh Hải, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương đang tồn tại rất nhiều bất cập trong việc mua và sử dụng thùng đựng rác 3 ngăn để phục vụ cho việc phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn.
Theo thống kê mới nhất cập nhật tình hình thiệt hại sau bão số 3, Quảng Ninh (23.770 tỉ đồng) và Hải Phòng (11.000 tỉ đồng) tổng thiệt hại 34.770 tỉ đồng.
Ngày 16/9, Bộ Y tế Sudan cho biết nước này đã ghi nhận hơn 9.500 ca mắc bệnh tả, trong đó có 315 ca tử vong.
Công tác khắc phục thiệt hại do bão số 3 gây ra đang được tỉnh Quảng Ninh thực hiện quyết liệt, tích cực, kịp thời, từng bước khôi phục lại sản xuất và đời sống nhân dân.