moitruongplus Từ lâu, ta đã có cụm từ Văn hóa vỉa hè. Đúng vậy, nhìn vào sự sắp xếp, trật tự của vỉa hè mà biết được trình độ văn hóa của một đô thị. Quan sát cách người ta sử dụng, ứng xử với vỉa hè mà biết dân trí của họ đến đâu.


Ảnh minh hoạ. Nguồn internet

Cách đây mấy năm, Quận 1, TP.HCM mở đầu cả nước về lập lại trật tự vỉa hè, trả lại cho người đi bộ. Sự kiện này gắn liền với tên tuổi ông Đoàn Ngọc Hải khi ấy là Phó Chủ tịch UBND quận. Ông đã thẳng tay xử lý, không khoan nhượng mọi vi phạm.

Tiếp theo là tất cả các quận huyện khác ở thành phố này rồi thủ đô Hà Nội cũng đồng loạt ra quân kiên quyết vãn hồi lại kỷ cương. Đây không chỉ là công việc trong lĩnh vực trật tự đô thị mà còn là gìn giữ, bảo tồn những giá trị văn hóa liên quan đến vỉa hè.

Từ lâu, ta đã có cụm từ Văn hóa vỉa hè. Đúng vậy, nhìn vào sự sắp xếp, trật tự của vỉa hè mà biết được trình độ văn hóa của một đô thị. Quan sát cách người ta sử dụng, ứng xử với vỉa hè mà biết dân trí của họ đến đâu.

Hãy nhìn các thành phố ở những nước văn minh trên thế giới, nhất là ở châu Âu, đều thấy hè, đường của họ không những rộng mà luôn phong quang, sạch sẽ, đặc biệt là không có bất cứ một sự chiếm dụng tùy tiện nào.

Người ta vẫn mở cửa hàng cửa hiệu, có khi cũng bán hàng trên hè phố. Nhưng có sự sắp xếp quy củ và được phép theo quy định giới hạn và chỉ sử dụng trong phạm vi đó. Không bao giờ có sự  lấn chiếm. Vậy nên tuyệt nhiên không thấy bóng dáng cảnh sát trật tự hoặc lực lượng chức năng nào đi dẹp vỉa hè như ở ta.

Ở nước ta, từ bao đời là nền kinh tế lạc hậu, buôn bán nhỏ lẻ, tự cung tự cấp là chính. Vỉa hè vốn dĩ được quan niệm là một bộ phận thuộc diện tích được sở hữu trước căn nhà của mỗi hộ để buôn bán, kinh doanh.

Vậy nên mới có tình trạng giả sử ai đó để xe hoặc bất cứ đồ dùng nào công kềnh ở trước nhà người ta thì lập tức bị xua đuổi, mặc dù họ có thể chẳng dùng diện tích đó vào việc gì. Sở dĩ có hiện tượng này vì người ta quan niệm vỉa hè là của họ, ai dùng thì phải được họ đồng ý.

Cũng mới có chuyện khi ngành giao thông đi cắm những tấm biển báo dừng, đỗ xe buýt, đã không ít người ra ngăn cản, không cho cắm vì ngay trước nhà họ mặc dù đó là vỉa hè. Chỉ khi chính quyền phường đến can thiệp, họ mới chịu nhân nhượng.

Từ khi đất nước ta chuyển đổi nền kinh tế từ bao cấp sang thị trường thì vỉa hè lại càng phát huy tác dụng. Có một thời, tất cả đều lao ra vỉa hè để làm kinh tế. Ai cũng chiếu thẳng nhà mình ra mà chiếm dụng, phân chia danh giới vỉa hè. Sự lộn xộn, sự mất đường của người đi bộ còn đi liền với sự tranh chấp, mạnh ai nấy được của nhiều người ích kỷ, chỉ biết mình mà bất chấp mọi thứ xung quanh.


Vỉa hè một đoạn phố Đặng Văn Ngữ (quận Đống Đa, Hà Nội) bị hàng quán phủ kín, không còn lối cho người đi bộ. Ảnh: Trang Thu

Đã có không ít cuộc va chạm dẫn đến gây thương tích, thậm chí án mạng phải đưa nhau ra tòa chỉ vì tranh chấp nhau một hàng gạch nơi vỉa hè. Nếu ở nông thôn, tình làng nghĩa xóm được đề cao thì ở những phố có sự tranh chấp vỉa hè như thế đã cạn hết tình làng nước.

Người ta vẫn nói từ khi nước ta có công cuộc đổi mới đã có sự phát triển đáng kể về kinh tế, đời sống vật chất của số đông người dân được nâng cao nhưng về văn hóa tì ít nhiều có sự xuống cấp. Một trong những biểu hiện đó chính là sự va chạm về vỉa hè như vừa nói.

Vậy nên, việc chính quyền hai thành phố lớn nhất cả nước kiên quyết lập lại trật tự vỉa hè đã không chỉ là giành lại diện tích an toàn cho người đi bộ mà còn có ý nghĩa cao hơn. Đó là trả lại văn hóa vỉa hè, buộc mọi người phải làm quen dần với một thứ văn hóa không phải ai cũng ý thức được.

Theo Môi trường và Đô thị

Các tin khác

trểt
rẻ
rewrew
fewef

Hà Nội: Yêu cầu khắc phục 30 công trình chưa được nghiệm thu về phòng cháy, chữa cháy

Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Hà Nội, ông Lê Hồng Sơn, vừa ký Công văn số 3061/UBND-NC yêu cầu khắc phục 30 công trình đã đưa vào hoạt động nhưng chưa được nghiệm thu phòng cháy, chữa cháy.

Chủ tịch huyện Nhà Bè chỉ đạo di dời cơ sở tái chế phế liệu gây ô nhiễm

Sau loạt bài phản ảnh của Môi trường và Đô thị Việt Nam về tình trạng ô nhiễm môi trường tại cơ sở tái chế phế liệu nhựa tại 2/47/11 Phan Văn Bảy, Ấp 1, xã Hiệp Phước, huyện Nhà Bè gây ra, Chủ tịch UBND huyện Nhà Bè đã chỉ đạo buộc di dời.

Hải Dương: Xã Thanh Hải mua thùng đựng rác 1 đằng sử dụng 1 nẻo (Bài 2)

Hiện nay, tại xã Thanh Hải, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương đang tồn tại rất nhiều bất cập trong việc mua và sử dụng thùng đựng rác 3 ngăn để phục vụ cho việc phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn.

Hỗ trợ cán bộ, công nhân vệ sinh môi trường Hải Phòng bị ảnh hưởng bão số 3

Theo thống kê mới nhất cập nhật tình hình thiệt hại sau bão số 3, Quảng Ninh (23.770 tỉ đồng) và Hải Phòng (11.000 tỉ đồng) tổng thiệt hại 34.770 tỉ đồng.

Sudan: Dịch tả hoành hành khiến 315 trường hợp tử vong

Ngày 16/9, Bộ Y tế Sudan cho biết nước này đã ghi nhận hơn 9.500 ca mắc bệnh tả, trong đó có 315 ca tử vong.

Quảng Ninh từng bước khôi phục lại sản xuất và đời sống nhân dân sau bão

Công tác khắc phục thiệt hại do bão số 3 gây ra đang được tỉnh Quảng Ninh thực hiện quyết liệt, tích cực, kịp thời, từng bước khôi phục lại sản xuất và đời sống nhân dân.