moitruongplus Thực trạng đang diễn ra tại lò đốt rác thải tại xã Hòa Lộc, huyện Hậu Lộc. Được đầu tư 5,2 tỷ đồng mới đưa vào sử dụng được 4 năm, nay đã dừng hoạt động suốt nhiều tháng qua, xuống cấp, rác thải ùn ứ gây ô nhiệm môi trường.
Nhận được phản ánh, PV đã có mặt tại xã ven biển Hòa Lộc, huyện Hậu Lộc (Thanh Hóa) để tìm hiểu sự việc mà người dân phản ánh về thực trạng ô nhiễm môi trường từ việc lò đốt rác thải sinh hoạt của xã gây ra.
Theo quan sát của phóng viên Môi trường và Đô thị Việt Nam, khu lò đốt rác có diện tích rộng khoảng 3.000m2 này không còn hoạt động, không có nhân viên, bảo vệ làm việc, nằm hoang phế giữa cánh đồng. Đi sâu vào bên trong khu lò đốt tại khu vực bể lắng, rác thải ngập ngụa, chất thành đống, bốc mùi hôi thối. Một số hạng mục như lò đốt rác bị hoen rỉ, xuống cấp, mái che mục nát, hệ thống tường rào bị sập đổ khiến rác thải tràn ra đồng ruộng của người dân.
Quang cảnh lò đốt rác thải đang dừng hoạt động tại xã Hòa Lộc, huyện Hậu Lộc (Thanh Hóa).
Một số người dân chia sẻ: "Khi xã xây dựng lò đốt rác thải người dân rất phấn khởi. Tuy nhiên không biết lý do gì mấy tháng nay tự nhiên không thấy hoạt động lại nữa. Khối lượng rác thải trong khu xử lý bị tồn động lại rất nhiều, mỗi khi trời trở gió, mùi hôi thối bay vào khu dân cư khiến chúng tôi không thể chịu được”.
Đưa sự việc trao đổi qua điện thoại với ông Trịnh Xuân Hán - Chủ tịch UBND xã Hòa Lộc cho biết: "Việc người dân phản ánh về việc lò đốt rác thải dừng hoạt động là đúng sự thật. Lò đốt này nằm ở thôn 1, 2, xử lý rác cho 2 xã Hòa Lộc và Xuân Lộc. Trong đó xã Hòa Lộc có 3.400 hộ dân với 12.650 nhân khẩu. Lò đã dừng hoạt động từ tháng 8 và nguyên nhân dừng hoạt động vài tháng qua là do lò đốt bị xuống cấp trầm trọng”.
Khu lò đốt đã bị xuống cấp trầm trọng nên không thể hoạt động được.
Ông Hán cũng thừa nhận việc dừng hoạt động khiến lượng rác thải tồn đọng tại khu xử lý ngày một nhiều, ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân trên địa bàn. Để khắc phục tình trạng trên xã Hòa Lộc đã ký hợp đồng với một Công ty môi trường trên địa bàn huyện Hậu Lộc tiến hành vận chuyển số lượng rác cũ còn tồn đọng và tiếp tục thu gom số rác thải phát sinh mới.
"Lò đốt rác được xây dựng từ năm 2018, UBND xã Hòa Lộc làm chủ đầu tư, với tổng số khoảng 5,2 tỷ đồng từ nguồn ngân sách của địa phương. Theo thiết kế, công trình lò đốt rác này đảm bảo việc xử lý rác thải cho 2 xã Hòa Lộc và Xuân Lộc, huyện Hậu Lộc, công suất hoạt động khoảng 7 tấn rác/ngày đêm. Tuy nhiên, laượng rác thải thu gom trong nhân dân một ngày lên tới 12-13 tấn rác/ ngày vượt so với công suất thiết kế của lò đốt” ông Hán cho biết thêm.
Lượng rác thải tồn đọng quá nhiều tại khu lò đốt rác thải tai xã Hòa Lộc gây ô nhiễm môi trường.
Thiết nghĩ, các cơ quan ban ngành huyện Hậu Lộc, Thanh Hóa cần sớm vào cuộc để có cách tháo dỡ xử lý lượng rác thải tồn đọng tại xã Hòa Lộc. Không làm ảnh hưởng tới môi trường, đem lại cuộc sống trong lành cho người dân nơi đây./.
Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Hà Nội, ông Lê Hồng Sơn, vừa ký Công văn số 3061/UBND-NC yêu cầu khắc phục 30 công trình đã đưa vào hoạt động nhưng chưa được nghiệm thu phòng cháy, chữa cháy.
Sau loạt bài phản ảnh của Môi trường và Đô thị Việt Nam về tình trạng ô nhiễm môi trường tại cơ sở tái chế phế liệu nhựa tại 2/47/11 Phan Văn Bảy, Ấp 1, xã Hiệp Phước, huyện Nhà Bè gây ra, Chủ tịch UBND huyện Nhà Bè đã chỉ đạo buộc di dời.
Hiện nay, tại xã Thanh Hải, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương đang tồn tại rất nhiều bất cập trong việc mua và sử dụng thùng đựng rác 3 ngăn để phục vụ cho việc phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn.
Theo thống kê mới nhất cập nhật tình hình thiệt hại sau bão số 3, Quảng Ninh (23.770 tỉ đồng) và Hải Phòng (11.000 tỉ đồng) tổng thiệt hại 34.770 tỉ đồng.
Ngày 16/9, Bộ Y tế Sudan cho biết nước này đã ghi nhận hơn 9.500 ca mắc bệnh tả, trong đó có 315 ca tử vong.
Công tác khắc phục thiệt hại do bão số 3 gây ra đang được tỉnh Quảng Ninh thực hiện quyết liệt, tích cực, kịp thời, từng bước khôi phục lại sản xuất và đời sống nhân dân.