moitruongplus Mặc dù đã có quyết định đóng cửa, cơ sở vật chất đã xuống cấp, thế nhưng chợ cũ Pơng Drang vẫn hoạt động lấn chiếm lòng, lề đường, gây mất trật tự đô thị. Trong khi chợ mới Pơng Drang được xây dựng khang trang cách chợ cũ không xa thì gần như bỏ không.

Chợ cũ Pơng Drang có địa chỉ tại thôn Tân Lập 6, xã Pơng Drang (Krông Buk – Đắk Lắk) là nơi kinh doanh của hơn 500 hộ tiểu thương, với khoảng 300 hộ cố định và 200 hộ không cố định. Dù đã có quyết định đóng cửa để di dời sang chợ mới nhưng tình trạng buôn bán tràn lan, lấn chiếm lòng, lề đường, vỉa hè, hành lang an toàn giao thông vẫn diễn ra hàng ngày, không chỉ mất mỹ quan đô thị, gây ô nhiễm môi trường mà còn ảnh hưởng không nhỏ đến an toàn giao thông.

Theo quan sát của phóng viên, hầu hết cơ sở vật chất tại đây đều bị xuống cấp. Hệ thống thoát nước hư hại, mái che bị vỡ, thấm dột được sửa chữa chắp vá, vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm cũng như công tác phòng cháy chữa cháy không đảm bảo, chất lượng khu xử lý nước thải cũng không còn phù hợp với hoạt động của chợ.


Chợ cũ Pơng Drang tại thôn Tân Lập 6, xã Pơng Drang

Thực tế cho thấy, vào đầu giờ sáng hay vào cuối buổi chiều, tại khu vực chợ cũ có lượng xe đông đúc, hàng hóa ngổn ngang, cùng với việc người mua dừng, đỗ xe bừa bãi hai bên đường khiến giao thông trở nên khó khăn, gây ùn tắc giao thông, các hộ kinh doanh lấn chiếm lòng lề đường, vỉa hè giành cho người đi bộ, tiềm ẩn nguy cơ gây tai nạn giao thông và gây ô nhiễm môi trường. Chỉ sau mỗi trận mưa nhỏ, những tuyến đường này cũng đã trở nên nhem nhuốc, bẩn thỉu, rất mất mỹ quan đô thị.

Những mặt hàng của chợ cũ chủ yếu là thịt, cá, hoa quả, rau xanh, đồ gia dụng, quần áo… Các tiểu thương tiến hành căng bạt, dựng lều, đóng sạp hoặc bán luôn trên mặt đất trông rất nhếch nhác. Việc thu gom, xử lý rác, nước thải tiện đâu người dân đổ ở đó rất bừa bãi gây ô nhiễm môi trường.


Hầu hết cơ sở vật chất tại đây đều bị xuống cấp

Liên quan đến vấn đề này, ngày 29/4/2022 Văn phòng HĐND-UBND huyện Krông Búk đã có thông báo số 17/TB-VP Kết luận của ông Phan Hoàng Lâm – Phó Chủ tịch UBND huyện tại cuộc họp xử lý các trường hợp lấn chiếm lòng, lề đường để kinh doanh, buôn bán tại khu vực chợ Pơng Drang (chợ cũ) và thôn 13, xã Pơng Drang.

Tại thông báo có nêu: Yêu cầu Chủ tịch xã Pơng Drang thực hiện nghiêm các ý kiến chỉ đạo của UBND huyện về xử lý các trường hợp lấn chiếm lòng, lề đường để kinh doanh, buôn bán tại khu vực chợ cũ, thôn Tân Lập 6, các hộ kinh doanh tự phát dọc theo 2 bên đường quốc lộ 14, tỉnh lộ 688, đường DN8 và thôn 13; xây dựng kế hoạch cụ thể, chi tiết để thực hiện kiểm tra xử lý các trường hợp lấn chiếm hành lang an toàn giao thông để buôn bán tại khu vực chợ cũ, thôn Tân Lập 6, các hộ kinh doanh tự phát dọc theo 2 bên tuyến đường QL 14, tỉnh lộ 688, đường DN8 và thôn 13 thời gian triển khai vào ngày 5/5/2022.


Chợ cũ Pơng Drang sau mỗi trận mưa nhỏ trông nhem nhuốc

Giao Phòng kinh tế và Hạ tầng chủ trì, phối hợp với đơn vị liên quan tham mưu thành lập đoàn liên nghành để kiểm tra, hỗ trợ UBND xã Pơng Drang xử lý các trường hợp lấn chiếm hành lang an toàn giao thông để buôn bán tại khu vực chợ cũ thôn Tân Lập 6, các hộ kinh doanh tự phát dọc theo hai bên đường Quốc lộ14, tỉnh lộ 688, đường DN8 và thôn 13; xây dựng kế hoạch kiểm tra của Đoàn đảm bảo sát với tình hình thực tế.

Thời gian tham mưu thành lập Đoàn liên ngành trước ngày 30/4/2022; Giao Phòng Tài chính – Kế hoạch tiếp tục phối hợp, hướng dẫn UBND xã Pơng Drang trong việc xử lý các hộ kinh doanh không đúng giấy phép kinh doanh được cấp theo đúng quy định. Tham mưu UBND huyện bố trí kinh phí cho UBND xã Pơng Drang thực hiện xử lý các trường hợp lấn chiếm hành lang an toàn giao thông để buôn bán trên địa bàn xã; Giao Công an huyện theo dõi, nắm tình hình nhằm phát hiện, xác minh và xử lý các đối tượng quá khích cố tình kích động chống đối việc kiểm tra, xử lý các trường hợp lấn chiếm hành lang an toàn giao thông để buôn bán tại khu vực chợ cũ, thôn Tân Lập 6, các hộ kinh doanh tự phát dọc theo hai bên đường Quốc lộ 14, tỉnh lộ 688, đường DN8 và thôn 13.

Giao phòng Tài nguyên và Môi trường tiếp tục tham mưu UBND huyện sớm hoàn thiện phương án sử dụng đất, bổ sung vào danh mục các dự án phải thu hồi đất năm 2022 đảm bảo đúng trình tự, thủ tục theo quy định; đồng thời xây dựng phương án bồi thường, hỗ trợ đối với các hộ tiểu thương đang kinh doanh, buôn bán tại khu vực chợ cũ theo quy định của pháp luật; Giao Phòng Văn hóa – Thông tin phối họp với UBND xã Pơng Drang tiếp tục truyên truyền sâu, rộng đến các hộ tiểu thương và Nhân dân trong việc đóng cửa chợ cũ và di dời về chợ Pơng Drang mới đảm bảo đúng quy hoạch cũng như phục vụ nhân dân tốt hơn.




Tình trạng buôn bán tràn lan, lấn chiếm lòng, lề đường, vỉa hè, hành lang an toàn giao thông diễn ra hàng ngày

Chỉ đạo của UBND huyện là thế, vậy mà đến nay, chợ cũ Pơng Drang và các hộ kinh doanh tự phát vẫn tồn tại, mặc nhiên lấn chiếm vỉa hè, lòng lề đường, gây ách tắc giao thông, mất mỹ quan, ô nhiễm môi trường, không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của các tiểu thương tại các chợ nằm trong quy hoạch.

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng chợ cũ vẫn hoạt động và tồn tại là do sự thiếu quyết liệt của cơ quan chức năng. Một phần do thói quen tùy tiện mua bán của người dân, tâm lý xuề xòa, dễ dãi muốn mua nhanh, bán gọn. Cách vị trí chợ cũ không xa là chợ mới Pơng Drang thuộc thôn 12 được đầu tư khang trang, bài bản, mức thuê các gian bán hàng khá thấp nhưng người dân vì thói quen lại không chịu di dời vào buôn bán.

Để chấn chỉnh công tác quản lý hoạt động chợ trên địa bàn đúng quy định, giải quyết triệt để tình trạng chợ cũ gây mất trật tự đô thị, ô nhiễm môi trường, đề nghị chính quyền xã Pơng Drang, huyện Krông Búc rà soát, xây dựng kế hoạch xóa bỏ dứt điểm chợ cũ. Kiểm tra, có biện pháp xử lý những người vi phạm nhằm bảo đảm trật tự giao thông, vệ sinh môi trường và mỹ quan khu vực.

Theo Môi trường và Đô thị

Các tin khác

trểt
rẻ
rewrew
fewef

Hà Nội: Yêu cầu khắc phục 30 công trình chưa được nghiệm thu về phòng cháy, chữa cháy

Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Hà Nội, ông Lê Hồng Sơn, vừa ký Công văn số 3061/UBND-NC yêu cầu khắc phục 30 công trình đã đưa vào hoạt động nhưng chưa được nghiệm thu phòng cháy, chữa cháy.

Chủ tịch huyện Nhà Bè chỉ đạo di dời cơ sở tái chế phế liệu gây ô nhiễm

Sau loạt bài phản ảnh của Môi trường và Đô thị Việt Nam về tình trạng ô nhiễm môi trường tại cơ sở tái chế phế liệu nhựa tại 2/47/11 Phan Văn Bảy, Ấp 1, xã Hiệp Phước, huyện Nhà Bè gây ra, Chủ tịch UBND huyện Nhà Bè đã chỉ đạo buộc di dời.

Hải Dương: Xã Thanh Hải mua thùng đựng rác 1 đằng sử dụng 1 nẻo (Bài 2)

Hiện nay, tại xã Thanh Hải, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương đang tồn tại rất nhiều bất cập trong việc mua và sử dụng thùng đựng rác 3 ngăn để phục vụ cho việc phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn.

Hỗ trợ cán bộ, công nhân vệ sinh môi trường Hải Phòng bị ảnh hưởng bão số 3

Theo thống kê mới nhất cập nhật tình hình thiệt hại sau bão số 3, Quảng Ninh (23.770 tỉ đồng) và Hải Phòng (11.000 tỉ đồng) tổng thiệt hại 34.770 tỉ đồng.

Sudan: Dịch tả hoành hành khiến 315 trường hợp tử vong

Ngày 16/9, Bộ Y tế Sudan cho biết nước này đã ghi nhận hơn 9.500 ca mắc bệnh tả, trong đó có 315 ca tử vong.

Quảng Ninh từng bước khôi phục lại sản xuất và đời sống nhân dân sau bão

Công tác khắc phục thiệt hại do bão số 3 gây ra đang được tỉnh Quảng Ninh thực hiện quyết liệt, tích cực, kịp thời, từng bước khôi phục lại sản xuất và đời sống nhân dân.