moitruongplus Nhiều năm qua, hàng chục hộ dân ở khóm 3, phường Tân Xuyên, Tp. Cà Mau rất khốn khổ bởi nguồn nước bị ô nhiễm nặng. Thủ phạm được cho là do Nhà máy xử lý rác gần đó gây ra.

Nước bốc mùi hôi thúi

Trên tay cầm cái lờ không có nổi một con cá, ông Hồ Tùng Anh (khóm 3, phường Tân Xuyên) bức xúc: "Dưới sông này còn tôm cá gì đâu, nước ròng đen thui, hôi thúi. Quanh năm suốt tháng nó như vậy. Không nuôi được con gì cả!”.

Theo ông Anh, gia đình ông cùng nhiều hộ dân nơi đây nuôi vuông đều dựa vào nguồn nước từ kênh Thống Nhất, nhưng nguồn nước ô nhiễm như vậy thì không ai dám bơm. Nguyên nhân là do nhà máy xử lý rác gây ra.

Còn hộ ông Tư Phong (khóm 3, phường Tân Xuyên) cho biết có đất nuôi vuông cặp kênh Thống Nhất cũng bị ảnh hưởng nặng. Hơn 10 công đất sau nhiều lần cố gắng canh tác không thành, ngày càng lỗ nên nay cũng bỏ hoang nhiều năm qua.

Chia sẻ với PV, hầu hết các hộ dân xung quanh Nhà máy xử lý rác Tp. Cà Mau đều tỏ ra ngao ngán vì nước kênh đặc quánh, bốc mùi, ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt cũng như việc nuôi trồng thủy sản của người dân.


Nước kênh Thống Nhất đen kịt đã nhiều năm qua.



Ông Hồ Tùng Anh chán ngán với chiếc lờ không có một con cá nào vì nước sông đen kịt do ảnh hưởng bởi nguồn nước từ Nhà máy rác thải ra.

Gia đình ông Nguyễn Văn Hợp (khóm 3, P. Tân Xuyên) cho biết: "Ở đây, mỗi khi mưa càng lớn thì nước xả ra càng mạnh, nước đen thui không làm ăn gì được. Nguyên con kênh Thống Nhất và kênh Thủy Lợi bị ảnh hưởng rất nặng”.

Ông Nguyễn Thành Dũng, một hộ dân khác, bức xúc không kém: "Mưa lớn chừng nào thì nước chảy ra hung chừng ấy. Tháng rồi nước sông chảy ra cá chết đen kịt. Hồi đó họ xây cái vành đai thông trực tiếp ra sông luôn. Cứ tầm 7, 8 giờ tối là chúng tôi phải đóng kín cửa lại, vì mùi hôi bốc lên chịu không nổi. Thử nghĩ xem, cá dưới kênh còn chết, thì vuông nào chịu nổi!”.


Ông Nguyễn Văn Hợp cho rằng cứ mùa mưa đến thì người dân lại khổ vì Nhà máy xử lý rác bên cạnh.

Theo ghi nhận thực tế của PV, các con kênh xung quanh Nhà máy xử lý rác Tp. Cà Mau như kênh Thầy Phó, Mộ Ông, Thống Nhất và Thủy Lợi… đều có một màu đen kịt, có chỗ nâu đỏ, nước bốc mùi, thỉnh thoảng có vài vệt cá chết. Nhiều vuông nuôi đã "treo” không canh tác nữa, một diện tích đất lớn đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Cần xử lý triệt để

Trước đó, năm 2019, báo chí đã phản ánh về việc ô nhiễm tại các con kênh nói trên. Qua kiểm tra tại khu vực Nhà máy rác và khu vực do Công ty TNHH MTV Môi trường Đô thị Cà Mau quản lý, Sở Xây dựng Cà Mau cho rằng nguồn nước gây ô nhiễm chính là do bờ bao ngăn từ mương lục bình (do Công ty TNHH MTV Môi trường Đô thị Cà Mau quản lý) giáp với Nhà máy rác Tp. Cà Mau bị phá vỡ. Do đó, nước ô nhiễm từ đây chảy vào các ao lân cận của Công ty, rồi thấm ra kênh thoát nước chung của các hộ dân và chảy ra kênh Thống Nhất. Tuy nhiên, không hiểu sao đến nay nước từ rác thải vẫn tràn ra các kênh xung quanh.


Một vuông nuôi đã bỏ hoang vì ảnh hưởng nguồn nước từ Nhà máy xử lý rác thải.

"Nước thải suốt, rất tổn hại cho dân ở đây, chúng tôi cũng đã phản ánh rất nhiều năm. Giờ cứ đi thử coi, các hàng rào đều trống hốc, không có hàng rào nào trữ nước được. Họ nói không xả, nhưng sự thật là xả bất chấp. Chúng tôi đề nghị phải xử lý vấn đề này thật triệt để, nghiêm minh!”, ông Tùng Anh bức xúc.


Nhà máy xử lý rác Tp. Cà Mau được cho là thủ phạm khiến các con kênh xung quanh hôi thối, đen kịt.

Trao đổi với PV về vụ việc, ông Đinh Văn Lĩnh – Chủ tịch UBND phường Tân Xuyên cho biết: "Tại vì khu vực đó rỉ nước ra, anh em có kiểm tra thường xuyên và có phối hợp với Phòng Tài nguyên Môi trường, Tp. Cà Mau làm việc, đề nghị công ty phụ trách Nhà máy rác xử lý!”. Ông Lĩnh cũng khẳng định có nhận được đơn phản ánh tình hình ô nhiễm của người dân và đã cho người xuống xử lý. Tuy nhiên, để giải quyết vấn đề một cách lâu dài và triệt để thì trách nhiệm thuộc về Sở Tài nguyên Môi trường, Sở Xây dựng.

Như vậy, vì sao sự việc đã xảy ra trong suốt nhiều năm qua lại không được xử lý triệt để? Tạo sao chính quyền, ngành chức năng địa phương vẫn chưa thực sự quan tâm đến tiếng kêu cứu của người dân? Môi trường và Đô thị điện tử sẽ tiếp tục thông tin đến bạn đọc sau khi làm việc với các đơn vị, ngành chức năng có liên quan.

Theo Môi trường và Đô thị

Các tin khác

trểt
rẻ
rewrew
fewef

Hà Nội: Yêu cầu khắc phục 30 công trình chưa được nghiệm thu về phòng cháy, chữa cháy

Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Hà Nội, ông Lê Hồng Sơn, vừa ký Công văn số 3061/UBND-NC yêu cầu khắc phục 30 công trình đã đưa vào hoạt động nhưng chưa được nghiệm thu phòng cháy, chữa cháy.

Chủ tịch huyện Nhà Bè chỉ đạo di dời cơ sở tái chế phế liệu gây ô nhiễm

Sau loạt bài phản ảnh của Môi trường và Đô thị Việt Nam về tình trạng ô nhiễm môi trường tại cơ sở tái chế phế liệu nhựa tại 2/47/11 Phan Văn Bảy, Ấp 1, xã Hiệp Phước, huyện Nhà Bè gây ra, Chủ tịch UBND huyện Nhà Bè đã chỉ đạo buộc di dời.

Hải Dương: Xã Thanh Hải mua thùng đựng rác 1 đằng sử dụng 1 nẻo (Bài 2)

Hiện nay, tại xã Thanh Hải, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương đang tồn tại rất nhiều bất cập trong việc mua và sử dụng thùng đựng rác 3 ngăn để phục vụ cho việc phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn.

Hỗ trợ cán bộ, công nhân vệ sinh môi trường Hải Phòng bị ảnh hưởng bão số 3

Theo thống kê mới nhất cập nhật tình hình thiệt hại sau bão số 3, Quảng Ninh (23.770 tỉ đồng) và Hải Phòng (11.000 tỉ đồng) tổng thiệt hại 34.770 tỉ đồng.

Sudan: Dịch tả hoành hành khiến 315 trường hợp tử vong

Ngày 16/9, Bộ Y tế Sudan cho biết nước này đã ghi nhận hơn 9.500 ca mắc bệnh tả, trong đó có 315 ca tử vong.

Quảng Ninh từng bước khôi phục lại sản xuất và đời sống nhân dân sau bão

Công tác khắc phục thiệt hại do bão số 3 gây ra đang được tỉnh Quảng Ninh thực hiện quyết liệt, tích cực, kịp thời, từng bước khôi phục lại sản xuất và đời sống nhân dân.