moitruongplus Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Thái Bình còn tồn tại hệ thống dây điện, dây cáp, cột điện bị đứt gãy, không sử dụng nhưng không được thu hồi, gây mất mỹ quan đô thị, ảnh hưởng đến môi trường và an toàn của người dân.
Ngày 31/12/2019, Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành Thông tư 20/2019/TT-BTTTT quy định Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về lắp đặt mạng cáp ngoại vi viễn thông (QCVN 33.2019/BTTTT). Trên cơ sở đó, UBND tỉnh Thái Bình, Sở Thông tin và Truyền thông (TTTT) và UBND các huyện, thành phố đã liên tục ban hành các văn bản chỉ đạo cùng kế hoạch việc thanh thải, thu gom cáp viễn thông trên địa bàn tỉnh.
Được biết, hàng năm UBND các huyện, thành phố, cùng phòng quản lý nhà nước về chuyên ngành viễn thông của Sở TTTT và các doanh nghiệp có hạ tầng viễn thông trên địa bàn vẫn tổ chức tổng kết, triển khai nhiệm vụ thu gom cáp, chỉnh trang đô thị,…
Tuy nhiên, thực tế cho thấy, cảnh "rác trời" chằng chịt, ngang dọc, đan chéo vẫn xuất hiện, tái diễn khắp nơi (kể cả các tuyến phố đã được tập trung chỉnh trang, thu gom, thanh thải) cáp, các thiết bị phụ trợ như hộp đấu nối, bộ chia tín hiệu, cột điện, tủ cáp,... không sử dụng, không tuân thủ các quy định đã gây ảnh hưởng đến mỹ quan đô thị, gây nguy hiểm cho người và phương tiện tham gia giao thông.
Theo ghi nhận của PV, tại đường Bùi Sỹ Tiêm (Thị trấn Đông Hưng), phố Nguyễn Du (Thị trấn Quỳnh Côi); đường Lý Bôn, Lê Quý Đôn, Phan Bá Vành, Quang Trung, Trần Thái Tông của thành phố Thái Bình, hệ thống dây điện, cáp viễn thông chằng chéo rối như tơ vò, ảnh hưởng đến mỹ quan đô thị cũng như an toàn của người dân sống xung quanh. Thậm chí có rất nhiều đoạn dây điện, dây cáp, cột điện bị đứt gãy, không sử dụng nhưng không thu hồi.
Khu vực ngã ba Lê Đại Hành, Lý Bôn (thành phố Thái Bình): Dây chi chít, đan chéo vào nhau như "mạng nhện”, trở thành nơi treo biển quảng cáo rao vặt, che nắng cho phương tiện của khách ra vào cửa hàng.
Nhiều đường dây người dân dùng ống nhựa, vải cuốn xung quanh. Có bó dây võng xuống rất thấp, cách đầu người vài chục cm. Khi đi qua khu vực này, nhiều người dù đi xe máy hay đi bộ luôn phải cúi thấp đầu tránh.
Đường dây điện còn đi qua cả cây xăng, không đảm bảo an toàn PCCC. Ngay tại văn phòng giao dịch của doanh nghiệp viễn thông các loại cáp cũng ngổn ngang, lấn chiếm vỉa hè của người đi bộ.
Hạ tầng viễn thông chằng chịt như "mạng nhện”
Để đảm bảo cảnh quan môi trường, đô thị và an toàn giao thông cho nhân dân, an toàn cháy nổ trên địa bàn, thiết nghĩ chính quyền các cấp của tỉnh Thái Bình, Sở Thông tin và Truyền thông cùng các ban, ngành liên quan của tỉnh cần vào cuộc đưa ra các giải pháp đồng bộ để giải quyết triệt để thực trạng nêu trên.
Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Hà Nội, ông Lê Hồng Sơn, vừa ký Công văn số 3061/UBND-NC yêu cầu khắc phục 30 công trình đã đưa vào hoạt động nhưng chưa được nghiệm thu phòng cháy, chữa cháy.
Sau loạt bài phản ảnh của Môi trường và Đô thị Việt Nam về tình trạng ô nhiễm môi trường tại cơ sở tái chế phế liệu nhựa tại 2/47/11 Phan Văn Bảy, Ấp 1, xã Hiệp Phước, huyện Nhà Bè gây ra, Chủ tịch UBND huyện Nhà Bè đã chỉ đạo buộc di dời.
Hiện nay, tại xã Thanh Hải, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương đang tồn tại rất nhiều bất cập trong việc mua và sử dụng thùng đựng rác 3 ngăn để phục vụ cho việc phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn.
Theo thống kê mới nhất cập nhật tình hình thiệt hại sau bão số 3, Quảng Ninh (23.770 tỉ đồng) và Hải Phòng (11.000 tỉ đồng) tổng thiệt hại 34.770 tỉ đồng.
Ngày 16/9, Bộ Y tế Sudan cho biết nước này đã ghi nhận hơn 9.500 ca mắc bệnh tả, trong đó có 315 ca tử vong.
Công tác khắc phục thiệt hại do bão số 3 gây ra đang được tỉnh Quảng Ninh thực hiện quyết liệt, tích cực, kịp thời, từng bước khôi phục lại sản xuất và đời sống nhân dân.