moitruongplus Trạm trộn bê tông Việt Phát tại xã Minh Cường, huyện Thường Tín nằm sát khu dân cư bị người dân phản ánh hoạt động chui, gây ô nhiễm môi trường, phá nát đường dân sinh nhưng chính quyền địa phương không có biện pháp ngăn chặn, xử lý.
Theo tìm hiểu, trạm trộn bê tông Việt Phát (sau đây viết tắt là bê tông Việt Phát) tại thôn Khôn Thôn, xã Minh Cường, huyện Thường Tín được xây dựng trên diện tích lên đến hàng nghìn m2, nằm ngay giữa khu dân cư đông đúc. Trạm trộn này đang bị người dân phản ánh hoạt động không phép, gây ảnh hưởng lớn đến môi trường sống của người dân địa phương, và hàng ngày đoàn xe bồn chở bê tông đi tiêu thụ đã phá nát đường dân sinh, làm hạ tầng giao thông trong khu vực bị xuống cấp.
Trạm trộn bê tông Việt Phát bị người dân phản ánh hoạt động "chui”, gây ô nhiễm môi trường.
Ông T.V.K - một người dân sống cạnh trạm trộn, cho biết trạm bê tông Việt Phát nằm ngay sát khu dân cư nên hằng ngày các phương tiện máy móc hoạt động tại đây gây tiếng ồn rất lớn, ảnh hưởng đến cuộc sống người dân xung quanh. Nước thải thì họ xả thẳng ra khu vực ao ngay cạnh trạm trộn nên nhân dân rất lo lắng nguồn nước sinh hoạt sẽ bị ô nhiễm, và ngay trước cổng trạm trộn lúc nào cũng trong tình trạng nước thải lênh láng. Chúng tôi đã có ý kiến với trạm trộn nhưng rồi đâu lại vào đấy.
Còn theo ông N.V.H, vì trạm trộn này nằm giáp ranh giữa xã Minh Cường, huyện Thường Tín và xã Nam Phong, huyện Phú Xuyên nên việc gây ô nhiễm môi trường và nguy cơ mất an toàn giao thông cho người dân của cả 2 huyện từ đoàn xe tải, xe bồn chở bê tông chạy rầm rầm suốt ngày.
Để tìm hiểu thông tin, PV Môi trường và Đô thị Việt Nam đã có nhiều ngày ghi nhận thực tế quá trình hoạt động của bê tông Việt Phát. Theo đó, trạm trộn này xây dựng một trạm biến áp riêng. Bên cạnh trạm biến áp là 4 téc trộn bê tông màu vàng với công suất là 180m3/h.
Nước thải không được đưa vào bể chứa để xử lý theo quy định, thì doanh nghiệp cho xả trực tiếp ra môi trường tại khu vực ao ngay sát trạm trộn.
Thời điểm PV ghi nhận, có hàng chục xe bồn đang xếp hàng chờ "ăn hàng” đi tiêu thụ và nhiều xe sau khi giao hàng xong quay về trạm. Ngay khi các xe bồn về trạm, lập tức công nhân tiến hành rửa xe bằng vòi phun, tuy nhiên, lượng nước thải sau khi rửa lại được cho chảy thẳng ra một cái ao ngay gần đó thay vì đưa vào khu vực bể chứa nước thải để xử lý theo quy định. Khắp mặt bằng phía trong trạm, lượng nước thải lênh láng trông vô cùng nhếch nhác, ô nhiễm.
Xung quanh khu vực trạm trộn là hệ thống đường dân sinh xuất hiện nhiều ổ voi chằng chịt, tạo nên cảnh lầy lội bởi những vũng nước bẩn tồn đọng trông rất phản cảm, gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông, cũng như các em học sinh đi học.
Do là tuyến đường dân sinh nhỏ hẹp nên mỗi khi đoàn xe bồn, xe tải ra khỏi trạm là choán gần hết bề ngang của con đường khiến cho người tham gia giao thông phải đứng dạt hẳn vào sát lề đường để tránh đoàn xe "ưu tiên” này.
Để có thông tin khách quan về hoạt động của trạm bê tông Việt Phát, PV đã có cuộc trao đổi qua điện thoại với ông Trịnh Hồng Sơn - Chủ tịch UBND xã Minh Cường. Theo ông Sơn, trạm trộn bê tông Việt Phát đã tồn tại ở đây nhiều năm nay. Tôi mới được giao nhiệm vụ tại xã nên cũng không nắm sâu được về thủ tục, giấy tờ của trạm này.
Trả lời về công tác kiểm tra, giám sát của chính quyền địa phương đối với hoạt động của trạm bê tông này. Ông Sơn cho biết, tôi có hỏi anh em cán bộ trước thì chỗ trạm trộn này có vi phạm và đã lập biên bản, ngăn chặn và đình chỉ rồi, còn từ ngày đấy đến giờ cũng không có gì cả (không có kiểm tra, xử lý hoạt động của trạm trộn – PV).
Những chiếc xe tải, xe bồn thường xuyên lưu thông trên đường dân sinh
Trao đổi thông tin về hồ sơ pháp lý về đất đai, môi trường của trạm bê tông Việt Phát, người đứng đầu chính quyền xã Minh Cường nói: Xã không nắm được bất kỳ thông tin nào về các thủ tục, giấy tờ trên, vì phía đơn vị họ không gửi lên?!
Về vấn đề doanh nghiệp xả nước thải trực tiếp ra khu vực ao bên cạnh gây ô nhiễm môi trường, ông Sơn nói: Dù mới về nhận công tác nhưng tôi cũng đã nắm được thông tin này và đang cho anh em kiểm tra, xử lý theo thẩm quyền của UBND xã.
Trước những dấu hiệu sai phạm đã và đang tồn tại nhiều năm ở trạm bê tông Việt Phát nêu trên, đã gây hệ luỵ lớn về môi trường, làm mất an toàn cho người và phương tiện tham gia giao thông qua khu vực này, thiết nghĩ, chính quyền địa phương, các cơ quan chức năng của huyện Thường Tín sớm vào cuộc kiểm tra, xác minh, làm rõ và xử lý nghiêm các hoạt động của trạm trộn bê tông Việt Phát để người dân an tâm sinh sống.
Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Hà Nội, ông Lê Hồng Sơn, vừa ký Công văn số 3061/UBND-NC yêu cầu khắc phục 30 công trình đã đưa vào hoạt động nhưng chưa được nghiệm thu phòng cháy, chữa cháy.
Sau loạt bài phản ảnh của Môi trường và Đô thị Việt Nam về tình trạng ô nhiễm môi trường tại cơ sở tái chế phế liệu nhựa tại 2/47/11 Phan Văn Bảy, Ấp 1, xã Hiệp Phước, huyện Nhà Bè gây ra, Chủ tịch UBND huyện Nhà Bè đã chỉ đạo buộc di dời.
Hiện nay, tại xã Thanh Hải, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương đang tồn tại rất nhiều bất cập trong việc mua và sử dụng thùng đựng rác 3 ngăn để phục vụ cho việc phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn.
Theo thống kê mới nhất cập nhật tình hình thiệt hại sau bão số 3, Quảng Ninh (23.770 tỉ đồng) và Hải Phòng (11.000 tỉ đồng) tổng thiệt hại 34.770 tỉ đồng.
Ngày 16/9, Bộ Y tế Sudan cho biết nước này đã ghi nhận hơn 9.500 ca mắc bệnh tả, trong đó có 315 ca tử vong.
Công tác khắc phục thiệt hại do bão số 3 gây ra đang được tỉnh Quảng Ninh thực hiện quyết liệt, tích cực, kịp thời, từng bước khôi phục lại sản xuất và đời sống nhân dân.