moitruongplus Hàng nghìn mét vuông đất nông nghiệp tại thôn Kim Ngưu, xã Tân Tiến, huyện Văn Giang (Hưng Yên) đang được san lấp mặt bằng bởi vật liệu không đạt chuẩn, điều này có nguy cơ đe dọa môi trường khu vực...

Ảnh hưởng đến môi trường nếu vật liệu san nền không đạt chuẩn

Thời gian gần đây, phóng viên (PV) Môi trường và Đô thị Việt Nam nhận thông tin phản ánh về việc các cá nhân, tổ chức thực hiện san lấp đất nông nghiệp tại thôn Kim Ngưu, xã Tân Tiến, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên thiếu tuân thủ quy định của pháp luật gây ảnh hưởng đến môi trường.

Tiếp nhận thông tin phản ánh, PV đã có ghi nhận thực tế tại địa phương. Theo đó, hàng nghìn mét vuông đất nông nghiệp đang được san lấp mặt bằng. Điều đáng nói ở đây là vật liệu dùng để san lấp có nhiều dấu hiệu không đạt chuẩn, không phải là đất hay cát san lấp, do vậy có nhiều nguy cơ đe dọa, xâm hại môi trường khu vực.


Hiện trạng khu vực.

Tiếp đó, điểm san lấp nằm giáp với hành lang an toàn giao thông đường tỉnh lộ 379 làm ảnh hưởng đến hành lang giao thông, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông.

Chị N. T. M (người dân địa phương) bức xúc chia sẻ với PV mỗi khi chứng kiến những chiếc xe ra vào khu vực san lấp: Đây là đất nông nghiệp người dân vẫn canh tác nay được tiến hành san lấp mà không biết nhằm mục đích gì. Mỗi lần xe ra vào san lấp đều rất bụi bặm và ảnh hưởng đến an toàn giao thông trên tuyến đường này.

Trước thực trạng đang diễn ra, PV Môi trường và Đô thị Việt Nam đã phản ánh đến ông Hoàng Trọng Phận – Chủ tịch UBND xã Tân Tiến. Trao đổi với PV, ông Phận thông tin: Theo quy định, việc san lấp phải thực hiện bằng đất hoặc cát, UBND xã Tân Tiến cũng đã nắm được thực trạng này và nhiều lần ngăn chặn nhưng sự việc vẫn tiếp diễn. Xã đã có báo cáo lên huyện về việc này.

Kế hoạch 93a của UBND tỉnh có bị thách thức: Trách nhiệm thuộc về ai?

Trả lời PV Môi trường và Đô thị Việt Nam, PGS.TS. Bùi Thị An (Nguyên Đại biểu Quốc hội, Viện trưởng Viện Tài nguyên Môi trường và Phát triển Cộng đồng) nêu rõ 3 vấn đề mà chính quyền địa phương cùng các cơ quan chuyên môn cần giải quyết nhanh gọn để bảo vệ môi trường, như sau:

Thứ nhất: Cần xác định được việc san lấp mặt bằng như vậy có được phép hay không?

Thứ hai: Chính quyền địa phương cùng các cơ quan chuyên môn cần xác định ngay vật liệu san lấp là vật liệu gì có đạt chuẩn không, nếu không phải là đất hay cát san lấp thì là vật liệu gì, có nguy cơ gây hại cho môi trường hay không vì không loại trừ có chứa lẫn rác thải xây dựng hay rác thải nguy hại….


PGS.TS. Bùi Thị An (Nguyên Đại biểu Quốc hội, Viện trưởng Viện Tài nguyên Môi trường và Phát triển Cộng đồng).

Thứ ba: Sau khi xác định được, nếu có vi phạm và gây ảnh hưởng đến môi trường thì sẽ tiến hành các biện pháp khắc phục xử lý giảm thiểu ô nhiễm môi trường và xem xét trách nhiệm của chính quyền địa phương trong quản lý đất đai, xác định đối tượng gây ra hành vi vi phạm để xử lý theo đúng quy định của pháp luật.

Năm 2017, UBND tỉnh Hưng Yên ban hành triển khai kế hoạch 93A về xử lý giải tỏa các công trình xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp, vi phạm hành lang bảo vệ công trình giao thông, thủy lợi. Đến nay, việc triển khai kế hoạch đang được tất cả các địa phương trong tỉnh quyết tâm triển khai thực hiện và đạt được những kết quả đáng kể. 

Để nâng cao hiệu quả công tác quản lý đất đai, nhiều địa phương trong tỉnh đã kiên quyết xử lý vi phạm đất đai, gắn trách nhiệm người đứng đầu trong thực hiện Chỉ thị số 02 và Kế hoạch 93a.

Với quyết tâm không để phát sinh vi phạm mới; xử lý nghiêm, dứt điểm các vi phạm trên đất nông nghiệp, hành lang bảo vệ công trình giao thông và thủy lợi; thời gian qua, cấp uỷ Đảng tại nhiều huyện trong tỉnh đã có những giải pháp trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo. Trong đó, Ban thường vụ huyện uỷ chỉ đạo UBND huyện ra quyết định tạm dừng điều hành một số nhiệm vụ đối với Chủ tịch UBND xã để tập trung quyết liệt xử lý vi phạm trên đất nông nghiệp như huyện Văn Lâm, huyện Ân Thi…

Theo Môi trường và Đô thị

Các tin khác

trểt
rẻ
rewrew
fewef

Hà Nội: Yêu cầu khắc phục 30 công trình chưa được nghiệm thu về phòng cháy, chữa cháy

Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Hà Nội, ông Lê Hồng Sơn, vừa ký Công văn số 3061/UBND-NC yêu cầu khắc phục 30 công trình đã đưa vào hoạt động nhưng chưa được nghiệm thu phòng cháy, chữa cháy.

Chủ tịch huyện Nhà Bè chỉ đạo di dời cơ sở tái chế phế liệu gây ô nhiễm

Sau loạt bài phản ảnh của Môi trường và Đô thị Việt Nam về tình trạng ô nhiễm môi trường tại cơ sở tái chế phế liệu nhựa tại 2/47/11 Phan Văn Bảy, Ấp 1, xã Hiệp Phước, huyện Nhà Bè gây ra, Chủ tịch UBND huyện Nhà Bè đã chỉ đạo buộc di dời.

Hải Dương: Xã Thanh Hải mua thùng đựng rác 1 đằng sử dụng 1 nẻo (Bài 2)

Hiện nay, tại xã Thanh Hải, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương đang tồn tại rất nhiều bất cập trong việc mua và sử dụng thùng đựng rác 3 ngăn để phục vụ cho việc phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn.

Hỗ trợ cán bộ, công nhân vệ sinh môi trường Hải Phòng bị ảnh hưởng bão số 3

Theo thống kê mới nhất cập nhật tình hình thiệt hại sau bão số 3, Quảng Ninh (23.770 tỉ đồng) và Hải Phòng (11.000 tỉ đồng) tổng thiệt hại 34.770 tỉ đồng.

Sudan: Dịch tả hoành hành khiến 315 trường hợp tử vong

Ngày 16/9, Bộ Y tế Sudan cho biết nước này đã ghi nhận hơn 9.500 ca mắc bệnh tả, trong đó có 315 ca tử vong.

Quảng Ninh từng bước khôi phục lại sản xuất và đời sống nhân dân sau bão

Công tác khắc phục thiệt hại do bão số 3 gây ra đang được tỉnh Quảng Ninh thực hiện quyết liệt, tích cực, kịp thời, từng bước khôi phục lại sản xuất và đời sống nhân dân.