moitruongplus Dịch Covid-19 đang làm nhiều doanh nghiệp phải "gồng mình" bằng mọi cách để bảo đảm an toàn, sức khỏe cho công nhân nhằm duy trì hoạt động trước các diễn biến khó lường của đại dịch Covid-19.
Lan rộng đến trên 40 doanh nghiệp trong và ngoài khu công nghiệp, nhà trọ tại Bình Dương. Dịch Covid-19 đang làm nhiều doanh nghiệp phải "gồng mình" bằng mọi cách để bảo đảm an toàn, sức khỏe cho công nhân nhằm duy trì hoạt động trước các diễn biến khó lường của đại dịch Covid-19.
Có Vacine tiêm đủ cho công nhân, doanh nghiệp mới có thể an tâm sản xuất
Chủ tịch Công đoàn Khu công nghiệp VSIPI Đặng Thị Kim Chi đã rơi nước mắt khi nói về công tác bảo đảm an toàn cho ngươi lao động trước dịch Covid-19 "1 giờ trôi qua mà điện thoại không reo, không có thông tin ca nhiễm trong công nhân lao động, là 1 giờ vui mừng, hạnh phúc của anh chị em chúng tôi”!
Tất cả các xe ra vô cổng được kiểm tra thân nhiệt
Chuẩn bị đến thăm, kiểm tra hoạt động của Tổ An toàn Covid-19 trong một doanh nghiệp trên địa bàn quản lý, Chủ tịch Đặng Thị Kim Chi cho biết: "Công đoàn cơ sở là thành viên trụ cột trong Tổ An toàn Covid-19 tại doanh nghiệp. Vì vậy Công đoàn Khu Công nghiệp vừa phải có trách nhiệm hướng dẫn thành lập, tổ chức hoạt động Tổ An toàn Covid-19 vừa kiểm tra hiệu quả hoạt động của tổ. Trước tình hình dịch bệnh như thế này, muốn đến doanh nghiệp dù để thăm hỏi, động viên cũng là chuyện không dễ. Để công tác phòng, chống dịch hiệu quả đoàn đi rất ít người, vừa kiểm tra hoạt động của tổ vừa hướng dẫn, động viên nhau làm tốt nhiệm vụ bảo đảm an toàn phòng, chống dịch và duy trì sản xuất".
Hình ảnh khiến bà Chi không cầm được nước mắt, là khi đến doanh nghiệp, nhà trọ để hướng dẫn lập danh sách nhận tiền hỗ trợ từ Công đoàn các khu công nghiệp tỉnh cho người lao động F0 được hỗ trợ 3 triệu đồng; F1 được hỗ trợ 1,5 triệu đồng... Thay vì công nhân vui vẻ ghi tên nhận tiền hỗ trợ như những lần được hỗ trợ trước, lần này hầu hết những người trong danh sách đã lắc đầu từ chối với lý do "Chúng em cần vaccine để được khỏe mạnh đi làm”. Bà Chi kể lại câu chuyện trong nước mắt nghẹn ngào.
Một lãnh đạo doanh nghiệp đóng trên địa bàn TP Dĩ An tỉnh Bình Dương (xin được miễn nêu tên) phản ánh: "Doanh nghiệp tôi có 300 lao động. Nhưng hơn một nửa nhà ở Đồng Nai và TP Hồ Chí Minh. Kể từ ngày 6/7, người từ ngoài tỉnh vào Dĩ An phải có kết quả xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 nên doanh nghiệp phải mời cơ sở y tế đủ điều kiện về công ty để xét nghiệm, tầm soát Covid-19. Giá trung bình là 300.000 đồng/lần test nhanh. Nhân cho 300 người đã hết 90 triệu đồng, nhưng chỉ sử dụng được có 3 ngày thì thật là tốn kém mà chưa chắc đã an toàn vì người lao động sau giờ làm phải về nhà, sinh hoạt gia đình".
Một số người đã mạnh dạn cho biết: "Dịch bệnh đang diễn biến phức tạp, ở ngoài, đi lại sẽ nguy hiểm cho sức khỏe. Vào ở lại tập trung trong công ty chừng 15 ngày, được đài thọ hết các loại chi phí, được đóng góp vào công ty lúc khó khăn, nên anh em công nhân rất sẵn sàng”.
Giám đốc Công ty TNHH Điện tử Foster Trần Hưng Đạo thông tin: "Ngoài chỗ ở có máy lạnh được bố trí tại khu vực không sản xuất với đầy đủ chăn màn, vật chất, thuốc khử trùng... công ty còn lo cơm ăn 3 bữa miễn phí. Chi phí ăn mỗi ngày sẽ cao hơn bình thường. Ngoài việc trả đủ lương, công ty còn hỗ trợ mỗi công nhân viên 100.000 đồng/ngày. Công đoàn cũng chuẩn bị các hoạt động thể thao giải trí cho người lao động rèn luyện sức khỏe và đảm bảo tuân thủ quy định 5K của Bộ Y tế".
Trước khi vào lưu trú tại công ty để duy trì sản xuất, toàn bộ công nhân Công ty TNHH Điện tử Foster Việt Nam đã thực hiện lấy mẫu xét nghiệm sàng lọc Covid-19 nhằm bảo đảm an toàn theo quy định phòng, chống dịch bệnh. Toàn bộ chi phí xét nghiệm được công ty tài trợ.
Gắn "camara hồng ngoại” phát hiện Covid-19
Công ty TNHH Timberland Việt Nam (phường Khánh Bình, TX Tân Uyên) có gần 10.000 công nhân đang làm việc, nên việc đo thân nhiệt, sàng lọc tại cổng mỗi ngày là rất phức tạp. Vừa mất thời gian, vừa tiềm ẩn nguy cơ lây nhiễm chéo Covid-19 do có nhiều người cùng tập trung tại khu vực cổng.
Tất bật làm đồ dùng để công nhân nghỉ tại công ty
Tổng Giám đốc Công ty TNHH Timeberland Việt Nam Cheng Jiafu cho biết: "Ngay lúc khó khăn tưởng chừng bế tắc, chúng tôi được ông Lê Văn Hiệp là Chủ tịch Hiệp hội Nhà vệ sinh Việt Nam kết nối với nhóm nghiên cứu Khoa Y trường Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh và Công ty STVG (là doanh nghiệp hàng đẩu về ứng dụng trí tuệ nhân tạo AI và công nghệ IoT Nhật Bản) lắp đặt ngay Hệ thống Camera hồng ngoại nhận diện khuôn mặt, cảm ứng tầm soát nhiệt/từng người với độ chính xác rất cao (+- 0.3 độ C). Khi hệ thống phát hiện người có nhiệt độ cao hơn bình thường đi vào khu vực quản lý, camera tự động gửi hình ảnh cho bảo vệ tại khu vực quản lý, đồng thời thông báo bằng tin nhắn tất cả thông tin hình ảnh đến những người có trách nhiệm được cài đặt trong hệ thống. Ngoài việc quản lý thông tin cá nhân, tầm soát, phát hiện và phòng chống Covid-19 hệ thống còn giúp nâng cao năng lực quản trị, dự báo khác và hoạt động hàng ngày tại công ty".
Phó Tổng Giám đốc Công ty Phan Thị Cẩm Tú TNHH Timeberland Việt Nam nhận xét: nhờ hệ thống này mà công ty lấy lại thăng bằng, ổn định trong quản lý, hoạt động vì tiết giảm được nhân sự, tiết kiệm thời gian, phòng tránh tập trung đông người... Từ khi lắp đặt đến nay, hệ thống đã phân loại, phát hiện được nhiều trường hợp thân nhiệt cao hơn bình thường. Lập tức bộ phận bảo vệ mời người đó vào trong nghỉ ngơi và đo lại thì ổn định do đi ngoài trời nắng nóng. Cũng có mấy trường hợp sau khi nghỉ ngơi, đo lại mà nhiệt độ không giảm, công ty đã mời cán bộ y tế phường đến kiểm tra theo đúng quy định phòng, chống dịch Covid-19. Sau khi kiểm tra, xét nghiệm đều cho kết quả âm tính. Nguyên nhân sốt được cơ quan y tế giải thích là do trước đó người lao động bị đau răng!"
Theo Bình An/MTĐT
Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Hà Nội, ông Lê Hồng Sơn, vừa ký Công văn số 3061/UBND-NC yêu cầu khắc phục 30 công trình đã đưa vào hoạt động nhưng chưa được nghiệm thu phòng cháy, chữa cháy.
Sau loạt bài phản ảnh của Môi trường và Đô thị Việt Nam về tình trạng ô nhiễm môi trường tại cơ sở tái chế phế liệu nhựa tại 2/47/11 Phan Văn Bảy, Ấp 1, xã Hiệp Phước, huyện Nhà Bè gây ra, Chủ tịch UBND huyện Nhà Bè đã chỉ đạo buộc di dời.
Hiện nay, tại xã Thanh Hải, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương đang tồn tại rất nhiều bất cập trong việc mua và sử dụng thùng đựng rác 3 ngăn để phục vụ cho việc phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn.
Theo thống kê mới nhất cập nhật tình hình thiệt hại sau bão số 3, Quảng Ninh (23.770 tỉ đồng) và Hải Phòng (11.000 tỉ đồng) tổng thiệt hại 34.770 tỉ đồng.
Ngày 16/9, Bộ Y tế Sudan cho biết nước này đã ghi nhận hơn 9.500 ca mắc bệnh tả, trong đó có 315 ca tử vong.
Công tác khắc phục thiệt hại do bão số 3 gây ra đang được tỉnh Quảng Ninh thực hiện quyết liệt, tích cực, kịp thời, từng bước khôi phục lại sản xuất và đời sống nhân dân.