moitruongplus Phấn đấu đến năm 2025, toàn tỉnh sử dụng 100% túi ny-lon, bao bì thân thiện với môi trường tại trung tâm thương mại, siêu thị; đảm bảo thu gom, tái sử dụng, xử lý 85% lượng chất thải nhựa phát sinh; giảm thiểu 50% rác thải nhựa trên sông, kênh, rạch.

Rác thải nhựa là những sản phẩm làm bằng nhựa đã qua sử dụng hoặc không được dùng đến và bị vứt bỏ. Đó là túi nhựa, chai nhựa, ly nhựa, ống hút nhựa, đồ chơi cũ bằng nhựa… có chung đặc điểm là thời gian phân hủy rất lâu, có thể lên tới hàng trăm, hàng ngàn năm.

Trong số rác thải nhựa thải ra môi trường có khoảng 50% từ đồ nhựa dùng 1 lần và là nguồn rác gây nguy hại cực lớn cho môi trường cũng như sức khỏe. Tác hại của rác thải nhựa là rất khó phân hủy trong môi trường tự nhiên tùy theo từng loại chất nhựa; các loại động vật, khi ăn phải rác thải nhựa có thể chết, dẫn đến nguy cơ tuyệt chủng, gây mất cân bằng sinh thái.

Khi đốt, rác thải nhựa sinh ra khí dioxin gây ô nhiễm không khí, ngộ độc, ung thư… Khi chôn lấp, rác thải nhựa ngăn cản quá trình thẩm thấu nước, trao đổi khí trong đất ảnh hưởng sự phát triển của cây trồng, ô nhiễm nguồn nước. Rác thải nhựa còn gây mất mỹ quan khu du lịch và không gian sống của con người.

Ở An Giang với dân số gần 2 triệu người, theo mức bình quân cả nước, thì chúng ta đã thải ra môi trường khoảng 90 triệu kg rác trong năm 2019, trong đó 24,757 triệu kg được tái chế, một phần được thu gom, xử lý qua hệ thống nhà máy xử lý rác, mô hình xử lý rác thủ công và phần còn lại thải ra môi trường.

Thu gom rác thải ở An Giang. Ảnh: Tư liệu

Từ năm 2018, UBND tỉnh An Giang ban hành các kế hoạch, văn bản nhằm quản lý, hạn chế sử dụng và giảm thiểu rác thải nhựa trên địa bàn tỉnh.

Qua triển khai, hầu hết các sở, ban ngành, cơ quan, địa phương thay thế các sản phẩm nhựa dùng 1 lần, khó phân hủy (trong hội, họp và hoạt động hàng ngày) bằng sản phẩm dễ phân hủy, phân hủy sinh học và có thể tái chế. Bên cạnh đó, ngành chức năng lồng ghép phong trào "Chống rác thải nhựa” vào phong trào, chuỗi hoạt động hưởng ứng "Tháng hành động vì môi trường”, "Chiến dịch làm cho thế giới sạch hơn”, "Ngày môi trường thế giới”, "Ngày Chủ nhật xanh”, "Thùng rác 100 đồng”… Ngoài ra, một số doanh nghiệp, siêu thị trên địa bàn từng bước thay thế sản phẩm nhựa dùng 1 lần, túi ny-lon khó phân hủy bằng sản phẩm thân thiện với môi trường, tích cực hưởng ứng phong trào "Chống rác thải nhựa”...

Bên cạnh đó, công tác quản lý chất thải nhựa còn một số hạn chế. Tỷ lệ thu gom chất thải rắn sinh hoạt (trong đó có chất thải nhựa và túi ny-lon) chưa đạt mục tiêu đề ra. Nhận thức của người dân trong việc thu gom, phân loại, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt còn nhiều hạn chế. Thói quen sử dụng nhựa dùng 1 lần và túi ny-lon khó phân hủy còn phổ biến, do sản phẩm thân thiện với môi trường có giá thành cao...

Đại diện lãnh đạo UBND tỉnh An Giang cho biết, phấn đấu đến năm 2025, toàn tỉnh sử dụng 100% túi ny-lon, bao bì thân thiện với môi trường tại trung tâm thương mại, siêu thị; đảm bảo thu gom, tái sử dụng, xử lý 85% lượng chất thải nhựa phát sinh; giảm thiểu 50% rác thải nhựa trên sông, kênh, rạch... Bên cạnh đó, phấn đấu 100% khu du lịch, cơ sở lưu trú du lịch không sử dụng túi ny-lon khó phân hủy và sản phẩm nhựa dùng 1 lần; giảm dần mức sản xuất và sử dụng túi ny-lon khó phân hủy và sản phẩm nhựa dùng 1 lần trong sinh hoạt.

Để thực hiện mục tiêu trên, UBND tỉnh An Giang yêu cầu các ngành chức năng rà soát, sửa đổi, bổ sung, xây dựng mới quy định về giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế, xử lý chất thải nhựa phù hợp với quy định hiện hành và điều kiện thực tế của địa phương; hướng dẫn xây dựng quy chế quản lý, hương ước, quy ước nhằm huy động sự tham gia của cộng đồng trong quản lý chất thải nhựa và bảo vệ môi trường; quy định giảm thiểu sử dụng bao bì bằng chất liệu nhựa đối với dịch vụ giao hàng đồ ăn nhanh; thúc đẩy sử dụng vỏ hộp, bao bì bằng chất liệu tái sử dụng, thân thiện với môi trường.

Các ngành chức năng phải có giải pháp hạn chế việc đầu tư mới cơ sở sản xuất sản phẩm nhựa dùng 1 lần, túi ny-lon khó phân hủy phục vụ cho mục đích sinh hoạt trên địa bàn quản lý. Đồng thời, thực hiện chính sách ưu đãi đối với dự án đầu tư xây dựng cơ sở tái chế, xử lý chất thải nhựa và các dự án sản xuất sản phẩm thân thiện môi trường. Các đơn vị có liên quan xây dựng kế hoạch, lộ trình hạn chế và tiến tới không sử dụng túi ny-lon khó phân hủy tại trung tâm thương mại, siêu thị, chợ dân sinh; thực hiện đồng bộ giải pháp phân loại, thu gom, tái chế, xử lý chất thải nhựa cho đô thị và khu dân cư nông thôn; mở rộng phạm vi thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn quản lý. Bên cạnh đó, tổ chức thu gom, xử lý chất thải nhựa trôi nổi tại dòng sông, suối, kênh, rạch, bến phà, khu đất ngập nước…

Lãnh đạo UBND tỉnh còn yêu cầu bố trí kinh phí để hỗ trợ cho việc thu gom, xử lý chất thải nhựa; xây dựng và triển khai mô hình hạn chế việc sử dụng sản phẩm nhựa dùng 1 lần và túi ny-lon khó phân hủy phù hợp với đặc thù của địa phương; rà soát, thống kê để tăng cường quản lý đối với các tổ chức, cá nhân sản xuất sản phẩm nhựa dùng 1 lần, túi ny-lon khó phân hủy, thúc đẩy việc sử dụng túi ny-lon phân hủy sinh học và sản phẩm thân thiện môi trường trên địa bàn quản lý. Bên cạnh đó, huy động các thành phần kinh tế tham gia đầu tư trong lĩnh vực phân loại, thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải tại địa phương; hướng dẫn và tổ chức phân loại chất thải rắn sinh hoạt, chất thải nhựa tại nguồn cho phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương.

Song song đó, toàn tỉnh phải tập trung tuyên truyền, nâng cao năng lực, nhận thức và trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong việc sử dụng, thải bỏ chất thải nhựa; khuyến khích người tiêu dùng mang túi, bao, gói khi mua sắm; khen thưởng kịp thời cá nhân, tổ chức có thành tích tốt trong phong trào chống rác thải nhựa hoặc sáng kiến có giá trị về quản lý rác thải nhựa. Đồng thời, tăng cường kiểm tra, giám sát đơn vị thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải nhựa; giám sát và xử lý trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng tiện ích cung cấp túi ny-lon cho khách hàng. Tăng cường biện pháp về thuế bảo vệ môi trường đối với hoạt động sản xuất sản phẩm nhựa dùng 1 lần và túi ny-lon khó phân hủy trên địa bàn.


Theo Môi trường và Đô thị

Các tin khác

trểt
rẻ
rewrew
fewef

Hà Nội: Yêu cầu khắc phục 30 công trình chưa được nghiệm thu về phòng cháy, chữa cháy

Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Hà Nội, ông Lê Hồng Sơn, vừa ký Công văn số 3061/UBND-NC yêu cầu khắc phục 30 công trình đã đưa vào hoạt động nhưng chưa được nghiệm thu phòng cháy, chữa cháy.

Chủ tịch huyện Nhà Bè chỉ đạo di dời cơ sở tái chế phế liệu gây ô nhiễm

Sau loạt bài phản ảnh của Môi trường và Đô thị Việt Nam về tình trạng ô nhiễm môi trường tại cơ sở tái chế phế liệu nhựa tại 2/47/11 Phan Văn Bảy, Ấp 1, xã Hiệp Phước, huyện Nhà Bè gây ra, Chủ tịch UBND huyện Nhà Bè đã chỉ đạo buộc di dời.

Hải Dương: Xã Thanh Hải mua thùng đựng rác 1 đằng sử dụng 1 nẻo (Bài 2)

Hiện nay, tại xã Thanh Hải, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương đang tồn tại rất nhiều bất cập trong việc mua và sử dụng thùng đựng rác 3 ngăn để phục vụ cho việc phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn.

Hỗ trợ cán bộ, công nhân vệ sinh môi trường Hải Phòng bị ảnh hưởng bão số 3

Theo thống kê mới nhất cập nhật tình hình thiệt hại sau bão số 3, Quảng Ninh (23.770 tỉ đồng) và Hải Phòng (11.000 tỉ đồng) tổng thiệt hại 34.770 tỉ đồng.

Sudan: Dịch tả hoành hành khiến 315 trường hợp tử vong

Ngày 16/9, Bộ Y tế Sudan cho biết nước này đã ghi nhận hơn 9.500 ca mắc bệnh tả, trong đó có 315 ca tử vong.

Quảng Ninh từng bước khôi phục lại sản xuất và đời sống nhân dân sau bão

Công tác khắc phục thiệt hại do bão số 3 gây ra đang được tỉnh Quảng Ninh thực hiện quyết liệt, tích cực, kịp thời, từng bước khôi phục lại sản xuất và đời sống nhân dân.