moitruongplus Hàng loạt gói thầu có giá trị hàng chục tỷ đồng nhưng tiết kiệm ngân sách vô cùng ít ỏi, bên cạnh đó là tình trạng một số thiết bị có dấu hiệu đội giá so với sản phẩm có cùng xuất xứ, thông số kỹ thuật được bán trên thị trường.
Nghi vấn đội giá thiết bị ở gói thầu nhiều tỷ đồng
Theo tài liệu của PV thể hiện, ngày 12/7/2021 ông Nguyễn Viết Hiển - Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Thái Bình ký quyết định số 494/QĐ-SGD&ĐT, lựa chọn nhà thầu gói thầu: "Mua sắm thiết bị dạy học tối thiểu lớp 1”. Đơn vị được phê duyệt trúng thầu là liên danh Công ty TNHH thiết bị giáo dục và đồ chơi Tràng An (địa chỉ quận Ba Đình, Hà Nội) và CTCP TMDV Hoàng Phúc và CTCP vật tư thiết bị Phương Nam với giá 15.138.369.000 đồng, (giá gói thầu 15.370.017.000 đồng). Đây là gói thầu tổ chức qua mạng nhưng sau đấu thầu, tỷ lệ tiết kiệm ngân sách không đáng kể.
Quyết định lựa chọn nhà thầu do ông Nguyễn Viết Hiển - Giám đốc Sở giáo dục và đào tạo tỉnh Thái Bình ký
Đáng nói hơn, một số thiết bị trong gói thầu trên có dấu hiệu đội giá so với sản phẩm cùng xuất xứ, thông số kỹ thuật được bán trên thị trường. Đơn cử như Keyboard (đàn phím điện tử) CT-X5000 xuất xứ Trung Quốc được Giáo dục và Đào tạo Thái Bình duyệt mua với giá 13.352.000 đồng/chiếc. Trong khi đó, trên thị trường sản phẩm trên chỉ có giá dưới 10 triệu đồng/chiếc (đã bao gồm VAT, phí vận chuyển, lắp đặt…).
Thiết bị Keyboard (đàn phím điện tử) CT-X5000 xuất xứ Trung Quốc được Giáo dục và Đào tạo Thái Bình duyệt mua với giá 13.352.000 đồng/chiếc trong khi đó, trên thị trường sản phẩm này có giá dưới 10 triệu đồng/chiếc
Tương tự, Loa cầm tay R-M15A, xuất xứ Trung Quốc được Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Thái Bình duyệt mua với giá 2.680.000 đồng/cái. Dù vậy theo khảo sát sản phẩm có cùng thông số kỹ thuật, xuất xứ đang rao bán với giá thấp hơn rất nhiều chỉ 1.300.000 đồng/cái (đã bao gồm VAT, phí vận chuyển, lắp đặt…).
Loa cầm tay R-M15A, xuất xứ Trung Quốc được Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Thái Bình duyệt mua với giá 2.680.000 đồng/cáitrong khi trên thị trường gián sản phẩm này chỉ bằng 1/2, tức 1.300.000 đồng/cái.
Với việc mua 134 cái loa loại trên thì số tiền chênh lệch phải chi ra do mua thiết bị giá cao hơn thị trường lên tới hàng trăm triệu đồng, chỉ tính riêng ở thiết bị này.
Hàng loạt gói thầu tiết kiệm siêu thấp
Theo khảo sát của PV, không ít gói thầu với giá trị hàng chục tỷ đồng do Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Thái Bình làm chủ đầu tư đều có mức tiết kiệm ngân sách siêu thấp dù đấu thầu rộng rãi.
Đơn cử như tháng 9/2019 tại gói thầu: "Mua sắm trang thiết bị, cải tạo và nâng cấp hệ thống thư viện trường học thuộc ngành giáo dục và đào tạo tỉnh Thái Bình năm 2019”, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Thái Bình phê duyệt trúng thầu cho liên danh Công ty cổ phần Văn hóa và giáo dục Tân Việt - Công ty cổ phần đầu tư công nghệ và xây dựng VNG - Công ty TNHH công nghệ cao Minh Nghĩa với giá 13.024.016.000 đồng theo quyết định số 347/QĐ-SGDĐT ngày 16/9/2019 (giá gói thầu 13.038.608.000 đồng).
Điều dễ nhận thấy, dù đây là gói thầu được tổ chức đấu thầu rộng rãi nhưng con số tiết kiệm cho ngân sách nhà nước lại vô cùng ít ỏi, chỉ 14 triệu đồng cho gói thầu có trị giá hơn 13 tỷ đồng.
Cũng trong năm 2019 tại gói thầu: "Mua sắm bổ sung trang thiết bị cho 14 trường trung học phổ thông thuộc ngành giáo dục và đào tạo Thái Bình”, liên danh Công ty TNHH thương mại và kỹ thuật Viễn Đông - Công ty cổ phần đầu tư P và T được Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Thái Bình phê duyệt trúng thầu với giá 10.321.500.000 đồng theo quyết định số 372/QĐ- SGDĐT ngày 30/9/2019 (giá gói thầu 10.347.456.000 đồng).
Vẫn là gói thầu được tổ chức đấu thầu rộng rãi nhưng con số tiết kiệm cho ngân sách nhà nước cũng ở mức vô cùng hạn hẹp, chỉ 26 triệu đồng ở gói thầu có trị giá hơn 10,3 tỷ đồng.
Tiếp đó tháng 10/2019 Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Thái Bình phê duyệt trúng thầu tiếp tục phê duyệt trúng gói thầu: "Mua sắm trang thiết bị phòng học ngoại ngữ, bổ sung máy vi tính cho các trường phổ thông năm 2019” cho Công ty cổ phần HPEC Việt Nam - Công ty TNHH máy tính Toàn Cầu Q và A với giá 12.698.868.000 đồng theo quyết định số 404/QĐ-SGDĐT ngày 24/10/2019 (giá gói thầu 12.719.676.000 đồng).
Tiếp tục là gói thầu được tổ chức đấu thầu rộng rãi nhưng sau đấu thầu, cũng chỉ tiết kiệm được cho ngân sách nhà nước số tiền rất thấp, cụ thể là khoảng 21 triệu đồng ở gói thầu gần 13 tỷ đồng.
Gần đây tại gói thầu: "Mua sắm bổ sung máy tính, thiết bị dạy học ngoại ngữ cho các trường phổ thông” Công ty cổ phần H-PEC Việt Nam được phê duyệt trúng thầu với giá 17.229.530.000 đồng theo quyết định số 361/QĐ-SGDĐT ngày 31/5/2021 do ông Nguyễn Viết Hiển, giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Thái Bình ký. Giá gói thầu 17.318.322.000 đồng.
Vẫn điệp khúc trúng thầu sát giá ở gói thầu được tổ chức đấu thầu rộng rãi, con số tiết kiệm được cho ngân sách nhà nước ở gói thầu có giá trị hơn 17,2 tỷ đồng này, chưa đến 90 triệu đồng, tỷ lệ quá thấp.
Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Hà Nội, ông Lê Hồng Sơn, vừa ký Công văn số 3061/UBND-NC yêu cầu khắc phục 30 công trình đã đưa vào hoạt động nhưng chưa được nghiệm thu phòng cháy, chữa cháy.
Sau loạt bài phản ảnh của Môi trường và Đô thị Việt Nam về tình trạng ô nhiễm môi trường tại cơ sở tái chế phế liệu nhựa tại 2/47/11 Phan Văn Bảy, Ấp 1, xã Hiệp Phước, huyện Nhà Bè gây ra, Chủ tịch UBND huyện Nhà Bè đã chỉ đạo buộc di dời.
Hiện nay, tại xã Thanh Hải, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương đang tồn tại rất nhiều bất cập trong việc mua và sử dụng thùng đựng rác 3 ngăn để phục vụ cho việc phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn.
Theo thống kê mới nhất cập nhật tình hình thiệt hại sau bão số 3, Quảng Ninh (23.770 tỉ đồng) và Hải Phòng (11.000 tỉ đồng) tổng thiệt hại 34.770 tỉ đồng.
Ngày 16/9, Bộ Y tế Sudan cho biết nước này đã ghi nhận hơn 9.500 ca mắc bệnh tả, trong đó có 315 ca tử vong.
Công tác khắc phục thiệt hại do bão số 3 gây ra đang được tỉnh Quảng Ninh thực hiện quyết liệt, tích cực, kịp thời, từng bước khôi phục lại sản xuất và đời sống nhân dân.