moitruongplus UBND tỉnh Hải Dương phát hiện khu vực bãi thải xỉ Nhà máy nhiệt điện BOT Hải Dương xây dựng khi chưa được cấp phép.
Tạp chí Kinh tế Môi trường đã có bài phản ánh về tình trạng hoạt động sản xuất gây ô nhiễm môi trường tại khu vực Nhà máy nhiệt điện BOT Hải Dương.
Theo báo cáo của Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) tỉnh Hải Dương, trong quá trình triển khai thực hiện khu bãi thải xỉ thuộc dự án Nhà máy nhiệt điện BOT Hải Dương, chủ đầu tư là Công ty TNHH Điện lực Jaks Hải Dương còn một số tồn tại, vi phạm trong lĩnh vực đất đai, môi trường, khoáng sản.
Cụ thể, diện tích bãi thải xỉ chưa được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn điều chỉnh ra khỏi hành lang thoát lũ khu vực nên công trình chưa có giấy phép xây dựng.
Đường băng chuyền xỉ thải của Nhà máy nhiệt điện BOT Hải Dương ảnh hưởng đến đời sống, sinh hoạt của các hộ dân.(Ảnh: Huy Tưởng)
Do sức ép tiến độ nên trong quá trình thi công, vận hành bãi thải xỉ có một số vi phạm như làm mất các mốc ranh giới được bàn giao trên thực địa, thi công vượt độ cao cho phép, thu hồi một phần đất phát sinh từ hoạt động thi công nhưng không đăng ký.
Vận chuyển một phần đất thu hồi ra ngoài khi chưa được UBND tỉnh cho phép. Quá trình vận hành nhà máy làm phát sinh một số vấn đề môi trường khiến người dân có ý kiến...
Liên quan đến vụ việc này, UBND tỉnh Hải Dương đã ra quyết định số 2445 về việc thành lập tổ công tác để khảo sát, đánh giá lại việc xây dựng, vận hành đường băng chuyền xỉ thải của Nhà máy nhiệt điện BOT Hải Dương.
Tổ công tác do ông Lưu Văn Bản, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh trực tiếp làm tổ trưởng. Ông Hoàng Văn Thực, Giám đốc Sở TN&MT làm tổ phó.
Thành viên tổ công tác là Giám đốc các Sở: Xây dựng, Công thương, Kế hoạch và Đầu tư, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài chính; Chủ tịch UBND thị xã Kinh Môn và Phó Chánh Văn phòng UBND tỉnh.
Nhiệm vụ của tổ công tác là đánh giá tác động, ảnh hưởng của việc xây dựng, vận hành đường băng chuyền xỉ thải của Nhà máy nhiệt điện BOT Hải Dương đến đời sống, sinh hoạt của các hộ dân.
Làm rõ trách nhiệm của chủ đầu tư, chính quyền trong việc tái định cư cho các hộ dân, tạo điều kiện thuận lợi cho chủ đầu tư vận hành dự án hiệu quả. Quan tâm, tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện thuận lợi cho các hộ dân bị ảnh hưởng.
Tổ công tác còn có nhiệm vụ hỗ trợ cho chủ đầu tư thực hiện các thủ tục pháp lý cần thiết có liên quan đến các Bộ, ngành Trung ương và Chính phủ. Chấn chỉnh công tác quản lý tài nguyên, đất đai, khoáng sản cùng việc xây dựng, quản lý bãi xỉ thải của Nhà máy nhiệt điện BOT.
Theo Kinh tế môi trường
Theo Quyết định số 214, ngày 25/2/2022 của KTNN, cuộc kiểm toán chuyên đề công tác quản lý nhà nước về TNKS lần này sẽ được tiến hành tại Bộ Tài nguyên và Môi trường và 11 tỉnh.
Theo phản ánh của người dân, thời gian gần đây, một số chủ lò gạch lợi dụng vào ban đêm ngang nhiên khai thác đất trái phép tại khu vực thôn 5, xã Vụ Bổn, huyện Krông Pắk đưa đất về các lò gạch làm gạch, bất chấp quy định pháp luật.
Bộ Chính trị vừa mới ban hành Nghị quyết 10-NQ/TW định hướng về chiến lược địa chất, khoáng sản và công nghiệp khai khoáng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Trong các ngày 22 - 23/2/2022 tại khu vực sông Lô đoạn giáp danh giữa xã An Đạo ( Phù Ninh, Phú Thọ)và xã Đôn Nhân (huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc) xuất hiện một số tàu hút, tàu cuốc khai thác cát trái phép vào ban đêm.
Từ nguồn tin riêng của Môi trường và Đô thị Việt Nam điện tử về việc, giữa đèo Bảo Lộc (Lâm Đồng) tồn tại tình trạng khai thác đá. Tại đây, một số người đã dùng xe múc, xe ủi… để mở đường, làm nhà, đấu nối điện để thực hiện việc khai thác đá.
UBND tỉnh Bắc Giang vừa có Công văn yêu cầu các Sở, ngành, cơ quan, đơn vị và UBND các huyện, thành phố và các tổ chức, cá nhân tăng cường kiểm tra, xử lý và thực hiện nghĩa vụ tài chính đối với hoạt động khai thác khoáng sản.